Nguyên nhân chướng hơi dạ cỏ ở dê

15/06/2020 10:58 am | Lượt xem: 2,928

Để chăn nuôi đạt hiệu quả cao, mang lợi nhuận lớn, bà con  cần phải nắm bắt kiến thức khoa học kỹ thuật, các kiến thức cơ bản lẫn nâng cao về đặc tính của con dê, làm sao cho con dê luôn trong tình trạng khỏe mạnh, ăn tạp... chính vì vậy bà con chưa nắm được kỹ thuật nuôi dê thì nên xem bài viết này thật kỹ nhé. Tiếp tục với Serie bài viết kỹ thuật nuôi dê, hôm nay sẽ chia sẽ về vấn đề bệnh chướng hơi dạ cỏ ở dê thường gặp. Chắc chắn là bà con cần biết thông tin hữu ích này để  biết mà xủ lý tình huống trong suốt quá trình chăn nuôi dê

bệnh chướng hơi dạ cỏ

Hướng dẫn chi tiết cách trị bệnh chướng hơi dạ cỏ

Nguyên nhân của bênh chướng hơi dạ cỏ

Nguyên nhân của bệnh chướng hơi dạ cỏ do chủ yếu nguồn thức ăn gây ra trong đó là nguồn thức ăn gây hôi mốc nhiều nước, thức ăn dể lên mem sinh ra đầy hơi

- Ăn cây cỏ quá non hoặc quá nhiều cây họ đậu và thường những giai đoạn vào mùa khô sang mùa mưa.

- Thay đổi quá đột ngột : Đang cho dê ăn thô xanh mình lại chuyển sang tinh bột hoàn toàn

Những lưu ý cần thiết bệnh chứng hơi dạ cỏ

- Chế độ thức ăn hợp lý theo mùa

- Tuyệt đối không cho thức ăn đã bị nấm mốc hoặc cây lá cỏ bị chua

- Khi vào mùa mưa, không nên chăn thả dê vì dê ăn phải cỏ ướt, cỏ non nếu dê con yếu dạ không tiêu hóa thức ăn được rất dể dẫn đến triệu chứng chướng hơi ngay

- Trong trường hợp chướng hơi dạ cỏ do thức ăn trước hết phải ngưng không cho ăn thức ăn nhiều tinh bột và nhiều protein

- Trong trường hợp thiếu thức ăn thô xanh mình phải thay đổi thức ăn từ từ, chuyển dần mỗi ngày từ một ít tinh bột rau củ quả tăng đần theo thời gian. Cuối cùng dê quen dần thì chuyển hoàn toàn được

Ngoài ra cũng có rất nhiều trường hợp không phải do thức ăn ví dụ như do dê cảm lạnh, gặp trời mưa, hoặc là có những bệnh viêm ruột, hoặc con dê còn bú sữa mẹ mà nguồn sữa mẹ bị viêm, nhiễm trùng dẫn đến dê con bú sữa mẹ nhiễm bệnh theo

Giai đoạn lâm sàn bệnh chướng hơi dạ cỏ

Biểu hiện bên ngoài :

- Mệt mỏi, bỏ ăn

- Dấu hiệu điển hình nhất là căn bụng, đặc biệt là căn phần bụng bênh trái,khi ta gõ vào bụng thì có tiếng keo vang.

- Khi bắt đầu đầy hơi con vật trở nên khó chịu hơn, không đứng được, nằm liệt, đi chệch chạc

Sau một thời gian 1 đến 2 ngày dê có thể là đi ngoài, do bộ tiêu hóa không thể tiêu hóa được thức ăn dẫn đến dê đi thức ăn sống thải ra ngoài

Giai đoạn nguy hiểm bệnh chướng hơi dạ cỏ

Giai đoạn cuối cùng rất nguy hiểm đó là dê chảy dải, mắt trừng ngược và chuyển động tròn, niêm vọng mắt và thịt tím tái , cơ thể tím tái biểu hiện cơ thể như thiếu oxy. Giai đoạn này không thể chữa được có thể chết đến 80%

Biện pháp xử lý bệnh chướng hơi dạ cỏ

Dê bị bệnh chướng hơi dạ cỏ ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp, thiếu oxy cấp tuần hoàn trong bộ phận của con dê. Chính vị vậy chúng ta phát hiện sớm và can thiệp kịp thời rất là cần thiết.

CÁCH THỨ NHẤT

- Có thể can thiệp bằng ống sung dạ cỏ chộc trực tiếp vào phần dạ cỏ để dê thoát hơi ra ngoài đồng thời xoa bốp phần dạ cỏ để cho khí thoát ra qua ống xông hơi và phần cuốn họng

- Khi đã can thiệt bằng ống xông hơi và xoa bốp tiếp tục cho uống rượu tỏi. Mỗi trang trại nên ngâm 10 cân tỏi với 2 lít rưỡu để sẵn nếu dê bị cho uống ngay. Để can thiệp kịp thời mọi người cần ngâm sẵn bình rượu tỏi này, ngâm cành lâu năm càng tốt

- Trong trường hợp dê nặng quá không đi lại được, cổ ngảnh sang một bên . Trường hợp này mọi người truyền dung dịch nước biển để cho dê tuần hoàn lưu thông oxy để tuyến máu hoạt động lại bình thường

- Truyền nước nếu mọi người biết được thì dê khỏi đến 80% nếu không biết truyền thì 50% 50%. Rất dể bị chết bệnh chướng hơi này trong vòng 2 tiếng

- Tùy theo con nhỏ hay con to nên cân đối cho liều lượng nhiều hay ít. Trước khi cho uống rượu tỏi thì đều phải đều pha rượu với nước. Một chắn rượu pha với một chai nước để cho dê dể uống và lượng rượu có nước nó sẽ giảm đều hơn trong thanh dạ cỏ giúp đẩy được hơi đi ra ngoài

- Có thể cho uống liên tục 30 phút cho uống một chai, cứ làm như vậy dê sẽ ổn đinh.

bệnh chướng hơi dạ cỏ

CÁCH THỨ HAI

- Nếu không có rượu thì cho uống coca, nước lọc....có nhiều ga, trong các loại nước có hơi gas giúp  đẩy được hơi ra ngoài....

Sau khi thực hiện 2 cách trên, nhớ tiêm kháng sinh để phòng chống nhiễm trùng trong dạ cỏ, diệt vi khuẩn lên men ngược lại nếu không tiêm thuốc vi khuẩn lên mem trong dạ cỏ thì nó tạo đầy hơi quay trở lại

Bệnh chướng hơi dạ cỏ chỉ cần làm đúng các thau tác như trên, đảm bảo 100% không gây chết được dê ngược lại nếu không can thiệp dê kịp thời dê có thể chết trong vài tiếng. Chúc các bạn thành công trong chăn nuôi

Nếu bà con có bất cứ thắc mắc gì về bệnh chướng hơi dạ cỏ, giá dê giống. Bà con có thể liên hệ ngay với chúng tôi nhé.

Ở nước ta, bệnh chướng hơi dạ cỏ hay xảy ra vào mùa đông và mùa xuân. Đây là bệnh phổ biến ở loài nhai lại như: như trâu, bò, dê cừu…

1. Nguyên nhân

   Bệnh xảy ra do gia súc ăn nhiều thức ăn dễ lên men, sinh ra nhiều hơi tích trong dạ cỏ, làm cho thể tích dạ cỏ tăng lên quá mức bình thường chèn ép các khí quan trong xoang bụng, làm giảm khả năng giải độc của gan. Đồng thời làm giảm thể tích xoang ngực, cản trở hoạt động của tim, phổi làm cho con vật khó thở và thường bị chết nhanh do ngạt thở.

   Bệnh thường xuất hiện sau khi ăn 2 – 3 giờ và tiến triển rất nhanh.

– Do gia súc ăn nhiều thức ăn dễ lên men sinh hơi:

+ Thức ăn xanh chứa nhiều nước như: cỏ non, thân cây đỗ, dây khoai lang, thân cây ngô non…

+ Thức ăn có nhiều nhựa (saponin) như: lá cây râm bụt…

+ Thức ăn đang lên men dở như: cây, cỏ, rơm mục, bã bia, bã sắn…

+ Gia súc ăn cơm nguội, cháo

– Do gia súc ăn phải thức ăn có chứa chất HCN: măng tre, sắn hoặc có lẫn hoá chất độc hại như hợp chất photpho hữu cơ. Hoặc do trúng độc cacbamit.

– Do gia súc làm việc quá sức hoặc thời tiết thay đổi đột ngột làm ảnh hưởng đến bộ máy tiêu hoá.

– Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: cúm, tụ huyết trùng, nhiệt thán… hoặc một số bệnh nội khoa như: bệnh liệt dạ cỏ, viêm dạ tổ ong, viêm phúc mạc, liệt thực quản, tắc thực quản hoặc do gia súc nằm liệt lâu ngày không ợ hơi được.

2. Triệu chứng

   Bệnh xuất hiện nhanh (sau khi ăn 30 phút – 1 giờ), khi bệnh mới phát con vật thường có các biểu hiện:

  Bụng bị phình to, con vật bị đau bụng, đứng nằm không yên, thường đi quanh cọc, lấy đuôi quất mạnh vào vùng bụng trái.

   Gõ vào hõm hông bên trái thấy âm trống chiếm ưu thế, âm đục, âm bùng hơi mất.

Nguyên nhân chướng hơi dạ cỏ ở dê

   Ấn tay vào vùng dạ cỏ có cảm giác căng như ấn tay vào quả bóng cao su chứa đầy hơi.

   Nghe vùng dạ cỏ thấy nhu động dạ cỏ lúc đầu tăng sau đó giảm dần rồi mất hẳn, chỉ nghe thấy tiếng nổ lép bép do thức ăn lên men.

   Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng trên càng trầm trọng hơn:

– Bụng con vật ngày càng phình to, vùng hõm hông bên trái lồi lên có khi cao hơn cả mỏm ngoài xương cánh hông.

Nguyên nhân chướng hơi dạ cỏ ở dê

– Gia súc đau bụng rõ rệt, vã mồ hôi, uể oải, hay sợ hãi, con vật ngừng ăn, ngừng nhai lại.

– Gia súc khó thở, tần số hô hấp tăng, dạng 2 chân trước ra để thở, hoặc thè lưỡi ra để thở.

– Hệ thống tuần hoàn bị rối loạn, máu ở cổ và đầu không dồn về tim được nên tĩnh mạch cổ phồng to, tim đập nhanh (140 lần/phút), mạch yếu, huyết áp giảm.

– Con vật có thể bị hôn mê rồi chết nhanh do bị ngạt và trúng độc. Lỗ mũi, hậu môn có khi có máu tươi, có hiện tượng lòi dom

   Do bệnh tiến triển rất nhanh, nên nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời con vật sẽ chết do rối loạn hô hấp và tuần hoàn: ngạt thở, trúng độc toan và xuất huyết não.

Nguyên nhân chướng hơi dạ cỏ ở dê

3. Chẩn đoán

   Cần căn cứ vào các đặc điểm và triệu chứng đặc trưng của bệnh để chẩn đoán:

– Bệnh xuất hiện và tiến triển nhanh, sau khi ăn 30 phút – 1 giờ.

 Vùng bụng trái căng phồng, gõ thấy âm trống chiếm toàn bộ vùng dạ cỏ.

Ấn tay vào vùng dạ cỏ có cảm giác căng như ấn tay vào quả bóng cao su chứa đầy khí.

Con vật bị khó thở rất nặng.

   Trong quá trình chẩn đoán cần phân biệt với bệnh bội thực dạ cỏ: bệnh tiến triển chậm (xuất hiện sau khi ăn từ 6 – 9 giờ), khi gõ vùng dạ cỏ thấy xuất hiện vùng âm đục tuyệt đối, ấn tay vào vùng dạ cỏ để lại vết lõm sau khi bỏ tay ra.

4. Điều trị

   Nguyên tắc điều trị: Để điều trị bệnh có hiệu quả cần tìm mọi cách để tháo hơi ra khỏi dạ cỏ, tẩy trừ thức ăn ra khỏi dạ cỏ, ức chế sự lên men sinh hơi thức ăn trong dạ cỏ, tìm mọi cách hục hồi và tăng cường nhu động dạ cỏ, tăng cường trợ sức, trợ lực cho con bệnh.

   Hộ lý – Chăm sóc:

– Để gia súc đứng tư thế cao đầu, mông thấp.

– Tăng cường sự thoát hơi ra khỏi dạ cỏ:

+ Dùng tay kéo lưỡi bệnh súc theo nhịp thở.

+ Moi phân hết phân ở trực tràng ra.

+ Dùng cỏ khô, rơm trà sát vào vùng dạ cỏ ngày 2-3 lần, mỗi lần 10 – 15 phút.

– Nếu lượng hơi tích lại quá nhiều trong dạ cỏ, con vật có biểu hiện ngạt thở thì phải chọc troca để thoát hơi ra. (Nếu trâu, bò bị chướng hơi ở thể sủi bọt thì khi trọc troca các bọt khí sẽ vít lỗ kim, làm cản trở thoát khí ra ngoài. Khi đó chúng ta dùng 25 – 30g ZnO hoà với 100 – 150ml nước sạch rồi bơm vào dạ cỏ để phá vỡ các khí bào cho khí thoát ra).

Nguyên nhân chướng hơi dạ cỏ ở dê

– Khi con vật ăn được thì chỉ cho ăn loại thức ăn thô xơ như rơm và cỏ. Không cho ăn các loại thức ăn dễ lên men sinh hơi: cỏ non, cám, ngô, khoai,…

   Dùng thuốc điều trị

   Tăng cường thoát hơi ra khỏi dạ cỏ:

– Bôi MgSO4 hoặc Na2SO4 vào niêm mạc miệng.
   Để thải trừ chất chứa ra khỏi dạ cỏ, có thể dùng một trong các loại thuốc sau:

– Magie sulfat hoặc natri sulfat. Liều lượng: Trâu, bò: 300 – 500 g, dê, cừu: 100 – 200 g. Cho uống ngày một lần duy nhất vào ngày đầu tiên điều trị.

– Hoặc dung dung dịch Magie sulfat 20% tiêm với liều 1ml/10kg thể trọng

   Để ức chế sự lên men sinh hơi của vi sinh vật trong dạ cỏ, dùng:

– Cho uống dung dịch rượu tỏi: tỏi 3 – 4 củ giã nhỏ + 100ml rượu + 1lít nước sạch.

– Cho uống dung dịch dấm ăn: 500ml dấm + 1lít nước sạch. Hoặc dung chanh, khế chua vắt lấy nước cho bò uống

Để phục hồi và tăng cường nhu động dạ cỏ, chúng ta có thể dùng một trong các loại thuốc sau:

– Schychnin B1 hoặc schychnin sulfat 0,1% với liều: Trâu, bò: 20 – 30 ml, dê cừu: 5 – 10 ml. Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 2 – 3 lần, ngày tiêm 1 lần.

Chú ý: Không dùng Schychnin cho gia súc đang mang thai vì dễ gây xảy thai.

Thông tin tham khảo: Tạp chí chăn nuôi