Nguyên nhân hình thành đám đông bạo loạn bình thuận

Cách đây đúng 2 năm, ngày 10/6/2018, cả nước như bàng hoàng với những gì diễn ra ở ở Bình Thuận và một số địa phương khác. Sau khi xuất hiện những lời kêu gọi biểu tình phản đối Dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt [Luật Đặc khu]và Luật An ninh mạng, một số người dân do bị kích động hoặc thiếu hiểu biết đã tham gia tuần hành, tụ tập trái phép ở nhiều nơi, gây ảnh hưởng xấu tới an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Ngày 10 và 11-6-2018, tại một số tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt là ở Bình Thuận và Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra cảnh nhiều người tụ tập trái phép, biểu tình bày tỏ thái độ không đồng tình với Dự luật đang được Quốc hội xem xét, gây ách tắc giao thông, thậm chí ở nhiều nơi trụ sở chính quyền bị đập phá, để lại hình ảnh xấu về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Điển hình là tối ngày 10-6-2018, hàng trăm người quá khích đã xô cổng, đập vỡ cửa kính vọng gác, tấn công lực lượng bảo vệ và ném bom xăng, đốt một số xe máy, ôtô bên trong trụ sở UBND tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận. Những người này tiếp tục dùng mảnh kính, đá ném làm một số cảnh sát bị thương. Trụ sở của Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng bị đập phá. Đến 22h, hàng trăm người manh động, tháo bảng hiệu, ném bom xăng gây cháy nhiều phòng làm việc, phá hoại tài sản nhà nước tại trụ sở UBND tỉnh. Nhiều người quá khích đã chia thành nhiều tốp đi từ thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong để chặn xe trên đường quốc lộ 1. Nhiều người lấy đá ném vào xe tuần tra của công an, gây hư hỏng nặng. Giao thông trên quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Bình Thuận bị tê liệt từ 17h ngày 10-6 đến 0h ngày 11-6. 

Vụ việc ở Bình Thuận nói riêng và một số địa phương khác nói chung liên quan đến biểu tình phản đối Luật An ninh mạng và Luật Đặc khu kinh tế cho thấy những nguy cơ, thách thức đối với an ninh quốc gia; nhất là những nguy cơ về cuộc cách mạng màu, cách mạng đường phố xảy ra ở Việt Nam và mặt trái của mạng xã hội. Với sự phát triển mạnh mẽ và tốc độ phổ cập Internet ở Việt Nam, số lượng người sử dụng mạng xã hội tăng nhanh chóng; tuy nhiên, ý thức cũng như nhận thức người dùng mạng xã hội ở Việt Nam không cao, dễ bị các thế lực thù địch đưa tin sai trái, lừa bịp. Trong vụ việc ở Bình Thuận, qua quá trình xác minh, lực lượng chức năng xác định nhiều đối tượng không nghề nghiệp, có tiền án, tiền sự được cho tiền để đi gây rối. Số khác như người già, người thiểu năng trí tuệ, thanh niên, sinh viên, học sinh bị xúi giục cũng tham gia biểu tình. Khi đến nơi sự việc xảy ra, do bị ảnh hưởng tâm lý đám đông, họ đã có những hành động quá khích, thậm chí phá hoại tài sản nhà nước, chống đối lực lượng công an.

Bên cạnh đó, vụ việc ở Bình Thuận cho thấy một thực tế rõ ràng rằng, các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu, ý đồ xấu với Việt Nam. Chúng luôn tìm cách lợi dụng, thổi phồng những hạn chế, yếu kém trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ của chúng ta để lôi kéo, bôi nhọ, nói xấu nhằm mục đích cao nhất là lật đổ chế độ, kích động biểu tình, bạo loạn ở trong nước.

Chính từ những vấn đề trên, đòi hỏi các cấp, chính quyền cần thường xuyên cảnh giác trước âm mưu, ý đồ của các thế lực thù địch, đồng thời, cần có biện pháp quản lý chặt chẽ mạng xã hội, tránh để các đối tượng lợi dụng vào hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, gây rối trật tự công cộng.

Con đường phía trước

//sputniknews.vn/20181101/binh-thuan-xet-xu-30-bi-cao-vi-toi-gay-roi-trat-tu-cong-cong-6477521.html

Vụ "bạo loạn" ở Bình Thuận: Xét xử 30 người vì tội "gây rối"

Vụ "bạo loạn" ở Bình Thuận: Xét xử 30 người vì tội "gây rối"

Ngày 31/10, Tòa án nhân dân thành phố Phan Thiết mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 30 bị cáo về hành vi gây rối trật tự công cộng trước trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận... 01.11.2018, Sputnik Việt Nam

2018-11-01T13:36+0700

2018-11-01T13:36+0700

2018-11-01T13:36+0700

/html/head/meta[@name='og:title']/@content

/html/head/meta[@name='og:description']/@content

//cdnn1.img.vn.sputniknews.com/img/647/71/6477135_0:526:5471:3621_1920x0_80_0_0_8ed45c9ea963bf51d42382ed9978f29d.jpg

bình thuận

phan ri

Sputnik Việt Nam

+74956456601

MIA „Rosiya Segodnya“

2018

Sputnik Việt Nam

+74956456601

MIA „Rosiya Segodnya“

tin thời sự

vn_VN

Sputnik Việt Nam

+74956456601

MIA „Rosiya Segodnya“

//cdnn1.img.vn.sputniknews.com/img/647/71/6477135_0:209:5471:3648_1920x0_80_0_0_28d2cda3b464294160fb3d98026184bb.jpg

Sputnik Việt Nam

+74956456601

MIA „Rosiya Segodnya“

việt nam, xã hội, bình thuận, phan ri

việt nam, xã hội, bình thuận, phan ri

Ngày 31/10, Tòa án nhân dân thành phố Phan Thiết mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 30 bị cáo về hành vi gây rối trật tự công cộng trước trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận vào ngày 10/6/2018, TTXVN đưa tin.

Theo cáo trạng, vào lúc 16 giờ 30 ngày 10/6/2018, có rất nhiều người dân tụ tập tại ngã 7 trước cổng chợ Phan Thiết hô hào, la hét gây mất an ninh trật tự, sau đó dòng người đi bộ từ khu vực chợ Phan Thiết qua cầu Lê Hồng Phong đến trước cổng trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận.

Đến khoảng 17 giờ 30 phút cùng ngày, khoảng 50 người tụ tập trước cổng UBND tỉnh, gây mất an ninh trật tự, cản trở giao thông.

Lực lượng Cảnh sát cơ động phối hợp Công an tỉnh triển khai phương án bảo vệ, tuyên truyền, giải thích cho người dân bình tĩnh, không được tụ tập đông người, không gây ùn tắc giao thông nhưng những người tham gia gây rối không giải tán mà càng la hét, hô hào, tụ tập đông người trước cổng UBND tỉnh Bình Thuận.

Đến 18 giờ 40 phút ngày 10/6, một số đối tượng quá khích đã kích động, xúi giục người dân hò hét, gây rối và xô đẩy cổng UBND tỉnh.

Các đối tượng quá khích đã trực tiếp xô đẩy cổng, đập phá cửa kính vọng gác UBND tỉnh, tấn công lực lượng công an, ném gạch, đá, bom xăng tự chế vào bên trong trụ sở UBND tỉnh và lực lượng công an đang làm nhiệm vụ.

Sau đó, đám đông quá khích tràn vào bên trong UBND tỉnh, đập phá trụ sở, dùng gạch, đá ném bể kính trụ sở làm việc UBND tỉnh, Sở Nội vụ.

Một số đối tượng đã dắt xe máy của cán bộ, chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ trong UBND tỉnh đem ra phía trước cổng trụ sở UBND tỉnh dùng lửa đốt.

Tiếp đó, các đối tượng kéo đến trụ sở Sở Kế hoạch và Đầu tư, xô đẩy cổng và tràn vào bên trong, đập phá tòa nhà làm việc, đốt xe ô tô trong trụ sở.

Công an tỉnh Bình Thuận đã huy động lực lượng và phối hợp với Trung đoàn Cảnh sát cơ động được tăng cường và phối hợp với lực lượng tại chỗ ngăn chặn, giải tán đám đông. Đến 24 giờ ngày 10/6/2018, lực lượng công an đã bắt giữ nhiều đối tượng gây rối, giải tán đám đông, tình hình dần ổn định. 

Lúc 1 giờ ngày 11/6, Công an tỉnh Bình Thuận tổ chức khám nghiệm hiện trường, xác định các tài sản bị thiệt hại gồm: Cháy hoàn toàn 3 xe ô tô, 17 xe mô tô, 1 máy bơm nước; hư hỏng 15 máy tính, mất 2 laptop tại trụ sở Sở Kế hoạch và Đầu tư. Các đối tượng quá khích cũng đập phá, làm hư hỏng một số tài sản khác của Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, làm bị thương nhiều cán bộ chiến sĩ.

Hành vi của các bị cáo đã phạm vào tội "Gây rối trật tự công cộng" được quy định tại khoản 2, Điều 318, Bộ luật Hình sự 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017]; đã trực tiếp xâm phạm đến an toàn công cộng, đến các quy tắc, sinh hoạt nơi công cộng, gây mất an ninh trật tự tại địa phương, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân, nên cần phải xử lý nghiêm khắc để răn đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm chung. 

Qua quá trình điều tra, các bị cáo đã thành khẩn khai báo nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s, khoản 1, Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017].

Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, các bị cáo Nguyễn Sinh, Nguyễn Văn Khánh, Chung Kim Thành, Trần Văn Công, Nguyễn Tấn Phong, Trần Thế Nghĩa, Nguyễn Toàn Trung, Tăng Thanh Thuận, Đoàn Thị Hạnh Thương đã ra đầu thú nên được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 2, Điều 52, Bộ luật Hình sự năm 2015. 

Đối với các bị cáo: Trương Gia Quốc Huy, Nguyễn Toàn Trung, Trần Trọng Tiến và Đoàn Thị Hạnh Thương có ông bà là người có công cách mạng; các bị can Nguyễn Sinh, Đoàn Thị Hạnh Thương, Trần Thị Mai Hương có hoàn cảnh gia đình khó khăn; bị can Nguyễn Thị Nhâm nuôi con nhỏ dưới 36 tháng; bị can Đinh Đình Tài tự nguyện giao nộp số tiền thu lợi bất chính để tịch thu sung công quỹ Nhà nước nên được hưởng thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. 

Các bị cáo Đồng Kim Hùng, Nguyễn Đinh Đồng, Đinh Đình Tài, Đỗ Văn Cơ, Nguyễn Hữu Thái, Đặng Ngọc Hòa và Phạm Minh Tùng tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội ngày 10/6/2018 là người trên 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi nên được áp dụng các quy định tại Chương XII, Bộ luật Hình sự 2015 về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Quốc Huệ, 3 năm 6 tháng tù. Các bị cáo Phạm Văn Chung, Trương Minh Tài, Lê Nhựt Bản, Nguyễn Quý Lai, Trần Văn Công, Tăng Thanh Thuận, mỗi bị cáo 3 năm tù.

Các bị cáo Nguyễn Tấn Thông, Trần Thế Nghĩa, Trương Gia Quốc Huy, Nguyễn Toàn Trung, Trần Minh Thiện, Nguyễn Thị Nhâm, Đỗ Văn Tài, Trần Thị Mai Hương, Trần Văn Tuấn, Trương Công Hiếu, mỗi bị cáo 2 năm 6 tháng tù.

Các bị cáo Đỗ Văn Cơ, Đồng Kim Hùng, Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Đình Đồng, mỗi bị cáo 2 năm 3 tháng tù.

Các bị cáo Phạm Minh Tùng, Đặng Ngọc Hòa, Đinh Đình Tài, Nguyễn Sinh, Đoàn Thị Hạnh Thương, Trần Trọng Tiến, Nguyễn Văn Khánh, Chung Kim Thành, Huỳnh Hữu Long, mỗi bị cáo 2 năm tù.

Tựa đề do tòa soạn đặt lại

Chủ Đề