Nhà máy xử lý nước thải hà nội

Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở sử dụng Công nghệ SBR: Giải pháp xử lý nước thải cho đô thị lớn.

Vấn đề xử lý nước thải đang là một vấn đề rất lớn tại các thành phố lớn trên thế giới. Việc vận hành một nhà máy xử lý nước thải làm sao giảm tối đa ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.

Khi chúng tôi có mặt tại Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở [quận Hoàng Mai], đây là nhà máy xử lý nước thải với công nghệ mới nhất của thế giới và là nhà máy xử lý nước thải hiện đại nhất Hà Nội hiện có.

Tại nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, khi phóng viên quay phim trực tiếp rất sạch sẽ, không có bất kỳ mùi khó chịu thường gặp ở hệ thống nước thải. Đây là yếu tố công nghệ xử lý nước thải SBR…

Dẫn đoàn phóng viên, cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cơ quan báo chí trung ương Hà Nội và một số tỉnh, thành phố tham quan nhà máy nước thải Yên Sở, Ông Nguyễn Phương Quý, Phó tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dung và thương mại Phú Điền, đơn vị vận hành và quản lý nhà máy, khiến mọi người đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Trái với suy nghĩ ban đầu của nhiều người rằng, nhà máy xử lý nước thải phải Bốc mùi, nhưng ngay lối vào khu để xe, văn phòng làm việc đều sạch sẽ đến bất ngờ. Không khí trong lành, dễ chịu.

Theo ông Quý, nhà máy được xử lý theo công nghệ SBR. Đây là công nghệ dựa trên khả năng ôxy hóa các liên kết hữu cơ không tan và hòa tan của hệ vi sinh vật, các liên kết này cũng chính là nguồn thức ăn của vi sinh vật. Hệ thống xử lý nước thải áp dụng công nghệ SBR là một công trình xử lý sử dụng bùn hoạt tính, trong đó các quá trình thổi khí, lắng và gạn nước được diễn ra một cách tuần tự. Do tính chất là hoạt động gián đoạn nên bể SBR có cấu tạo tối thiểu là 2 ngăn. 

Khi hoạt động, hệ thống xử lý nước thải này sẽ trải qua các quá trình bao gồm làm đầy nước thải; phản ứng; lắng; gạn nước thải và xả bùn hoạt tính.

Năm quá trình này hoạt động liên tục, trong đó quá trình phản ứng còn được gọi là quá trình tạo bùn hạt hiếu khí và nó phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cấp khí của hệ thống, đặc điểm của các chất hữu cơ trong nước thải đầu vào. Do đặc thù về cấu tạo cũng như khả năng xử lý mà SBR được xem là một trong những công nghệ xử lý nước thải đạt hiệu quả rất cao. Cụ thể, tại Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, nếu như nguồn nước đầu vào từ dòng nước sông Kim Ngưu hôi thối, ô nhiễm nặng, thì khi qua hệ thống SBR tại nhà máy, nguồn nước đầu ra trong xanh, đạt chất lượng, có thể giúp các sinh vật, tôm cá sinh sống và phát triển.

Theo giới chuyên môn, hệ thống SBR có ưu điểm vượt trội là tiết kiệm năng lượng, kiểm soát các sự cố dễ dàng, có thể áp dụng cho mọi công suất và đặc biệt là tiết kiệm diện tích thi công, xây dựng, khả năng xử lý nước thải với hàm lượng chất gây ô nhiễm có nồng độ cao… “Chi phí sử dụng công nghệ này chỉ bằng 10-25% chi phí của nhà máy truyền thống và diện tích cũng chỉ bằng 1/10 so với nhà máy xử lý trước kia. Hiện nay, chúng tôi đang nghiên cứu bùn tái chế để đưa trở lại sử dụng làm phân bón trong nông nghiệp…” – ông Quý nhấn mạnh. 

Rõ ràng, với những ưu thế vượt trội về diện tích sử dụng, dễ dàng trong vận hành, chi phí thấp, có khả năng xử lý triệt để nguồn nước ô nhiễm, công nghệ SBR đang hứa hẹn là lựa chọn thích hợp cho các đô thị lớn, đặc biệt khi hiện nay tại các kênh, mương, các dòng sông làm nhiệm vụ tiêu thoát nước đô thị đang bị ô nhiễm nặng nề

Hà Nội đã triển khai nhiều dự án quan trọng về bảo vệ môi trường, nổi bật là dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá có công suất 270.000m3/ngày, có khả năng xử lý khoảng 80% nước thải tại các quận Đống Đa, một phần của quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm và huyện Thanh Trì. Thành phố cũng đã giao cho Công ty Phú Điền xây dựng, mở rộng nhà máy xử lý nước thải ở Tây hồ Tây với công suất 160.000m3/ngày – đêm. Từ đây, một phần nước thải của quận Cầu Giấy, toàn bộ quận Ba Đình, Tây Hồ sẽ được thu gom, xử lý. Để bảo đảm lọc nước, thành phố đã phê duyệt dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2018-2020, nhằm bổ sung nước từ sông Hồng cho sông Nhuệ, sông Tô Lịch.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tập tin:Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá.jpgPhối cảnh nhà máy xử lý nước thải Yên Xá

Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá là một nhà máy xử lý nước thải đang xây dựng tại Thanh Trì, Hà Nội được xây dựng giúp mục đích cải tạo Sông Tô Lịch và những con sông khác trong Hà Nội.

Thông tin[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá có diện tích là 13,8 ha. Nó nằm tại Cánh Đồng Yên Xá, cạnh trục đường Nguyễn Xiển đi Xa La thuộc quận Hà Đông. Đây được xem là một trong số các dự án quan trọng và lớn nhất của Hà Nội về xử lý nước thải. Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá bao gồm 24 bể lắng thứ cấp, bể phản ứng bùn hoạt tính có tất cả là 12 bể.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, Sông Tô Lịch là một con sông ô nhiễm nặng nề tại thủ đô Hà Nội. Đầu tháng 12 năm 2021, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã nêu ra những biện pháp cải thiện Sông Tô Lịch. Trước đó, vào năm 2009, Hà Nội đã từng có ý tưởng bơm nước Sông Hồng vào Hồ Tây rồi đổ vào Sông Tô Lịch để lưu thông dòng chảy, tuy nhiên vì không khả thi nên ý tưởng này đã không được thực hiện.[2] Sau đó, vào đầu tháng 10 năm 2016, Nhà máy nước thải Yên Xá đã được khởi công xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành, bàn giao năm 2022.[3] Đến năm 2020, Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhật Việt đã gửi công văn tới Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề xuất giải pháp chuyển Sông Tô Lịch trở thành Công viên Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch. Sau đó, để chuẩn bị cho dự án này, Hà Nội đã khởi công dự án làm một hệ thống cống gom nước thải bên bờ Sông Tô Lịch và đổ hàng trăm nghìn m3 nước thải về Nhà máy nước thải Yên Xá.[4]

Tiến độ[sửa | sửa mã nguồn]

Cho đến thời điểm năm 2021, dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá thuộc gói thầu số 1 do nhà thầu xây dựng là Liên danh JFE - TSK của Nhật Bản đã hoàn thành công tác xây dựng công trình tạm và công tác cọc, hạng mục khoan kích ngầm đã hoàn thành. Về hạng mục bể lắng thứ cấp, nhà thầu đã thi công xong phần bê tông đáy của 24/24 bể và hoàn thành phần tường của 19/24 bể. Về hạng mục bể phản ứng bùn hoạt tính, nhà thầu phụ là Cienco4 đã hoàn thành công tác đổ bê tông bản đáy các bể đơn nguyên 1 và đang thi công các tường và hầm ống kỹ thuật. Tại đơn nguyên 2, họ đã hoàn thành đổ bê tông bản đáy các bể, hiện đang thi công các tường và hầm ống kỹ thuật. Tại hạng mục nhà máy xử lý nước tái sử dụng, nhà thầu đã thi công xong việc đổ bê tông tầng hầm, tầng mái và tường của tầng 1, hiện nay đang thi công cầu thang, móng máy và tầng hầm.[5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Phạm Đông [Ngày 5 tháng 1 năm 2021]. “Thông tin về nhà máy”. Hà Nội đẩy nhanh dự án Nhà máy nước thải Yên Xá, làm sạch sông Tô Lịch. Truy cập Ngày 6 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ Hiểu Lam [Ngày 7 tháng 12 năm 2021]. “Lịch sử và lý do xây dựng”. Hà Nội đã tìm ra cách “làm sống” sông Tô Lịch?. Truy cập Ngày 6 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ Ngọc Hải. “Khởi công xây dựng nhà máy”. TOÀN CẢNH NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI 16.000 TỶ ĐỒNG LỚN NHẤT MIỀN BẮC. Truy cập Ngày 6 tháng 1 năm 2021.
  4. ^ Hiểu Lam [Ngày 7 tháng 12 năm 2021]. “Lịch sử nhà máy”. Hà Nội đã tìm ra cách “làm sống” sông Tô Lịch?. Truy cập Ngày 6 tháng 1 năm 2022.
  5. ^ Ngọc Hải. “Tiến độ của nhà máy”. TOÀN CẢNH NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI 16.000 TỶ ĐỒNG LỚN NHẤT MIỀN BẮC. Truy cập Ngày 6 tháng 1 năm 2022.

Chủ Đề