Nhà thơ lớn nổi tiếng có thể gọi là gì

 Câu 1:Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu [1765], niên hiệu Cảnh Hưng, tại Thăng Long. Tổ tiên ông vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam [thuộc Hà Tây và nay thuộc Hà Nội] sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền [nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh].

Nguyễn Du thuộc về một gia đình khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan.

Đến thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm [1708-1775], đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ [Tể tướng], tước Xuân Quận Công dưới triều Lê… Ngoài là một đại thần, ông Nghiễm còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu sử học. Ông Nghiễm có cả thảy tám vợ và 21 người con trai. Người con trưởng là Nguyễn Khản [1734-1786] đỗ Tam giáp tiến sĩ, làm quan tới chức Tham Tụng, tước Toản Quận Công [con bà chính, rất mê hát xướng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm], người con thứ hai là Nguyễn Điều đỗ Hương cống, từng làm trấn thủ Sơn Tây. Nếu kể theo thứ tự này, thì Nguyễn Du đứng hàng thứ bảy, nên còn được gọi là Chiêu Bảy.

Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần [1740-1778], con gái một người thuộc hạ làm chức câu kế, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, trẻ hơn chồng 32 tuổi. Bà sinh được năm con, bốn trai và một gái.

Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản [khi ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi]].

Năm 1780, khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe [sử gọi là “kiêu binh”] không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã.

Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường [tú tài], sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà [không rõ tên] ở Thái Nguyên, không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.

Năm 1786, Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà.

Năm 1789, Nguyễn Huệ, một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến chiếm Đại Việt. Nguyễn Du cũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống [1766-1793] nhưng không kịp, đành trở về quê vợ, quê ở Quỳnh Côi ở Thái Bình, sống nhờ nhà người anh vợ là danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn [1750-?].

Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, chúa Nguyễn Ánh [1762-1819] đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ huy, bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền [Hà Tĩnh], ông sống chật vật một thời gian dài cho đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn.

Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung [nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên]. Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín [Hà Tây, nay thuộc Hà Nội].

Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau: Năm 1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.

Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ.

Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.

Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình.

Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.

Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.

Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng [1791-1840] lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột [trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ] ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9 năm 1820

Lúc đầu [1820], Nguyễn Du được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền [Hà Tĩnh].

 Tác phẩm bằng chữ Hán:

Tính đến tháng 5 năm 2008, giới chuyên môn đã sưu tập được 249 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, được chia ra như sau:

Thanh Hiên thi tập [Tập thơ của Thanh Hiên] gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.Nam trung tạp ngâm [Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam] gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.Bắc hành tạp lục [Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc] gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

 Tác phẩm bằng chữ Nôm

Đoạn trường tân thanh [Tiếng kêu mới về nỗi đan đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều], được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc.Văn chiêu hồn [tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh], hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình [1802-1812]. Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm.Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.
Còn lại thì mình chịu=]

Từ nhà thờ Đức Bà nổi tiếng Paris đến trung tâm Hồi giáo Rijeka ở Croatia, đây là những địa điểm lý tưởng để chiêm ngưỡng kiến trúc cũng như tìm hiểu lịch sử, văn hoá của châu Âu.

Nhà thờ St. Basil, Moscow, Nga: Nhà thờ St. Basil được hoàn thành từ năm 1560, thiết kế đẹp và kiến trúc độc đáo của nhà thờ vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. St. Basil nằm trong Quảng trường Đỏ ở Moscow, hiện nay nhà thờ là một viện bảo bảo tàng. Mỗi năm, chỉ có một ngày cầu nguyện duy nhất tại nhà thờ vào tháng 10. Ảnh: MarinaDa/Shutterstock.

Tu viện Mont Saint-Michel, Pháp: Tu viện nằm giữa một ngôi làng nhỏ trên hòn đảo ngoài khơi bờ biển của vùng Normandy, Pháp. Lịch sử của tu viện bắt đầu từ năm 709, khi Aubert, Giám mục của Avranches, quyết định xây dựng một nhà thờ nhỏ trên đảo. Tới thế kỷ 12, một tu viện lớn đã được xây dựng tại đây. Ngày nay, du khách có thể ghé thăm hòn đảo, leo lên khu vực cao nhất và tận hưởng khung cảnh tuyệt vời cùng kiến trúc ngoạn mục nơi đây. Ảnh: Neirfy/Shutterstock.

Nhà thờ Hallgrimskirkja, Reykjavik, Iceland: Hallgrimskirkja là một trong những kỳ quan kiến trúc độc đáo nhất tại thành phố Reykjavik của Iceland. Thiết kế của nhà thờ được Guðjón Samúelsson đưa ra vào năm 1937. Đến năm 1986, công trình hoàn tất xây dựng. Hình dáng độc đáo của nhà thờ được cho là đã lấy cảm hứng từ nham thạch khi dung hòa với đá bazan. Ảnh:Tsuguliev/Shutterstock.

Nhà thờ Hagia Sophia, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ: Nhà thờ là một kiệt tác kiến trúc và được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong quá trình lịch sử. Đầu tiên, nơi đây được sử dụng như một nhà thờ và bây giờ là một viện bảo tàng. Công trình là một ví dụ tuyệt vời của kiến trúc Byzantine, bên cạnh mái vòm tuyệt đẹp và bốn tháp bên ngoài, nhà thờ này còn có những bức tranh khảm bên trong có niên đại từ thế kỷ thứ 9. Ảnh: Mehmet Cetin/Shutterstock.

Nhà thờ Milan, Italy: Thiết kế ban đầu của nhà thờ Milan được đưa ra từ năm 1396, tuy nhiên đến thế kỷ 19, nhà thờ mới được hoàn thiện. Milan là một trong những nhà thờ nổi tiếng nhất của Italy. Tới đây, du khách có thể mất hàng giờ để chiêm ngưỡng mặt tiền bằng đá cẩm thạch ấn tượng và những tác phẩm điêu khắc phức tạp ở bên ngoài, sau đó bước chân vào bên trong và ngắm nhìn những ô cửa kính màu rực rỡ, tuyệt đẹp. Ảnh:Colores/Shutterstock.

Nhà thờ Subotica Synagogue, Subotica, Serbia: Giáo đường Do Thái Subotica không chỉ nổi bật về kiến trúc mà còn là biểu tượng văn hóa của cộng đồng địa phương. Nằm gần biên giới của Serbia và Hungary, nhà thờ được xây dựng vào năm 1902 và đã sống sót qua cả Thế chiến I và II. Nhà thờ đã trải qua nhiều cuộc phục dựng từ năm 2003 nhằm bảo tồn nguyên vẹn các giá trị văn hóa, kiến trúc. Ảnh: Nenad Nedomacki/Shutterstock.

Nhà thờ Notre-Dame de Fourvière, Lyon, Pháp: Nhà thờ Notre-Dame de Fourvière nằm trên đỉnh một ngọn đồi dốc ngay bên ngoài trung tâm thành phố Lyon. Bước vào bên trong nhà thờ, du khách sẽ tìm thấy những bức tranh khảm và đồ trang trí vàng rực rỡ. Trong khi phía bên ngoài của nhà thờ cung cấp tầm nhìn tuyệt đẹp về đường chân trời và toàn cảnh thành phố Lyon. Ngoài ra, du khách cũng có thể tham quan hầm mộ của Thánh Giuse bên dưới nhà thờ. Ảnh: Davizro Photography/Shutterstock.

Nhà thờ Đức Bà Notre-Dame, Paris, Pháp: Nhà thờ Đức Bà tượng trưng cho kiến trúc Gothic Pháp cổ điển và là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất Paris. Nhà thờ tuyệt đẹp nằm ở Île de la Cité, một hòn đảo nhỏ trên sông Seine. Khi leo lên đỉnh của nhà thờ, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng toàn thành phố mà còn có cái nhìn cận cảnh những tượng đá hình thú nổi tiếng đóng vai trò bảo vệ nhà thờ. Ảnh: Brian Kinney/Shutterstock.

Nhà thờ Neue Synagogue, Berlin, Đức: Với sức chứa 3.200 người, Neue Synagogue ở Berlin là nhà thờ Do Thái lớn nhất của Đức khi nó mở cửa vào năm 1886. Nơi đây nổi tiếng với những chi tiết trang trí bằng vàng rực rỡ. Trong Thế chiến II, giáo đường bị hư hại nặng nề và đã được xây dựng lại vào cuối những năm 1980. Đến năm 1995, Neue Synagogue chính thức mở cửa trở lại với vai trò là nhà thờ và viện bảo tàng. Ảnh: Martin Prague/Shutterstock.

Tu viện Westminster, Luân Đôn, Anh: Không chỉ là một nhà thờ mang phong cách Gothic tuyệt đẹp, Westminster còn là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của hoàng gia trong suốt 700 năm từ khi tu viện được hoàn thành. Gần đây nhất, tu viện là nơi tổ chức đám cưới của Hoàng tử William và Kate Middleton năm 2011. Nơi đây là địa điểm hoàn hảo cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử hấp dẫn của nước Anh và hoàng gia. Ảnh: Jeremy Wee/Shutterstock.

Nhà thờ Florence, Italy: Không có địa điểm nào tốt hơn để ngắm nhìn thành phố xinh đẹp Florence hơn từ phía trên của nhà thờ lớn ở thành phố, thường được gọi là Duomo. Nhà thờ nổi tiếng với đá cẩm thạch trắng, hồng và xanh lá cây bên ngoài, cũng như cánh cửa ra vào mạ vàng của nhà rửa tội. Nhà thờ Florence bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 13, được xây dựng trên nền một nhà thờ khác có niên đại từ thế kỷ thứ 7. Ngày nay, du khách ghé thăm hang đá của Duomo vẫn có thể nhìn thấy một số phần còn lại của nhà thờ ban đầu. Ảnh: Kozer/Shutterstock.

Nhà thờ Thánh Phêrô, thành Vatican, Italy: Nhà thờ Thánh Phêrô ở Vatican là trung tâm của nhà thờ Công giáo và là nhà thờ lớn nhất trên thế giới. Đây không chỉ là kiệt tác kiến trúc, mà còn là nơi gìn giữ những tác phẩm nghệ thuật lịch sử tuyệt vời. Trong đó, tác phẩm điêu khắc "Pietà" của Michelangelo được đặt tại nhà thờ St. Peter's cũng như nhiều đồ trang trí công phu và các tác phẩm nghệ thuật khác. Ảnh: M.V. Photography/Shutterstock.

Nhà thờ Siena, Italy: Thành phố Siena, nằm ở Tuscany, có nhiều công trình kiến trúc xuất sắc, trong đó có nhà thờ Siena. Nhà thờ được xây dựng bằng đá cẩm thạch với mặt tiền được trang trí phức tạp. Bên trong tòa nhà là hàng nghìn tác phẩm nghệ thuật, từ gạch lát sàn, tranh khảm đến những bức tranh tường tráng lệ trên trần nhà. Đặc biệt nổi bật ở đây là các cột trụ bằng đá cẩm thạch màu đen và trắng đại diện cho màu sắc biểu tượng của thành phố. Ảnh: Yvon52/Shutterstock.

Trung tâm Hồi giáo Rijeka, Rijeka, Croatia: Đây là một nhà thờ Hồi giáo có kiến trúc pha trộn giữa phong cách Ottoman lịch sử với các yếu tố hình học hiện đại. Một trong những yếu tố thú vị nhất là nhà thờ Hồi giáo này được thiết kế bởi một nhà điêu khắc, Dušan Džamonja, chứ không phải là một kiến trúc sư truyền thống. Džamonja từng nói với Tạp chí Nghệ thuật Hồi giáo rằng thiết kế của ông mang lại "một ý nghĩa mới cho chủ đề cũ". Ảnh:Reuters/Antonio Bronic.

Nhà thờ Wieskirche, Steingaden, Đức: Đây là một nhà thờ hình trái xoan, nằm trên một ngọn đồi thấp, dưới chân dãy núi Alpes, được xây dựng từ thế kỉ 18. Nơi đây là một ví dụ điển hình về kiến trúc Rococo Bavarian. Phong cách độc đáo đặc trưng bởi việc sử dụng màu vàng và ánh sáng kết hợp cùng các tác phẩm điêu khắc, trang trí hoa văn và đồ nội thất. Mỗi năm, nhà thờ chào đón hơn một triệu du khách và được Unesco công nhận là Di sản thế giới. Ảnh: NaughtyNut/Shutterstock.

Nguồn: BaoNgheAn.vn / Theo Zing

Video liên quan

Chủ Đề