Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc 1954 1975

Soạn khoa học xã hội 9 bài 25: Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000

Soạn khoa học xã hội 9 bài 24: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

Soạn khoa học xã hội 9 bài 23: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954

Soạn khoa học xã hội 9 bài 22: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945

Soạn khoa học xã hội 9 bài 21: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930

Soạn khoa học xã hội 9 bài 20: Địa lí địa phương

Soạn khoa học xã hội 9 bài 18: Đồng bằng sông Cửu Long

Soạn khoa học xã hội 9 bài 17: Đông Nam Bộ

Soạn khoa học xã hội 9 bài 16: Tây Nguyên

Soạn khoa học xã hội 9 bài 13: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay

Soạn khoa học xã hội 9 bài 11: Liên Xô và các nước Đông Âu [1945 - 1991]

Soạn khoa học xã hội 9 bài 10: Duyên hải Nam Trung Bộ

Soạn khoa học xã hội 9 bài 9: Bắc Trung Bộ

Soạn khoa học xã hội 9 bài 8: Đồng bằng sông Hồng

Soạn khoa học xã hội 9 bài 7: Trung du và miền núi Bắc Bộ

Soạn khoa học xã hội 9 bài 6: Địa lí dịch vụ

Soạn khoa học xã hội 9 bài 5: Địa lí công nghiệp

Soạn khoa học xã hội 9 bài 4: Địa lí nông nghiệp

Soạn khoa học xã hội 9 bài 3: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Soạn khoa học xã hội 9 bài 2: Lao động việc làm và chất lượng cuộc sống

Soạn khoa học xã hội 9 bài 1: Dân cư

III. Miền Bắc trong kháng chiến chống Mĩ , cứu nước [1954 - 1975]

1. Tìm hiểu về miền Bắc trong những năm đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương

Đọc thông tin, kết hợp quan sát kênh hình, hãy:

  • Nêu nhiệm vụ chính của miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1960.
  • Đánh giá về tác động của việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc [1953 - 1957]

Nhiệm vụ chính của miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1960 là: nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho miền Nam.

Đánh giá về tác động của việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc [1953 - 1957]: Sau 5 lần thực hiện cải cách ruộng đất, miền Bắc đã có khoảng 81 vạn hecta ruộng đất, có 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ lấy từ giau cấp địa chủ. Bộ mặt nông thôn ở miền Bắc đã thay đổi cơ bản, giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ. Giai cấp nông thôn được giải phóng, trở thành người chủ ở nông thôn, khối công nông liên minh được củng cố. Thắng lợi cách mạng ruộng đất đã góp phân tích cực thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.


Ngày 10 – 10 – 1954 là ngày diễn ra sự kiện quan trọng nào ở Việt Nam?

Các nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam nêu trong Đại hội III của Đảng

[ĐCSVN] - Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng họp từ ngày 05-10/9/1960 với 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết. Nghị quyết Đại hội đã nêu rõ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại.

Đoàn Chủ tịch Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IIIĐảng Lao động Việt Nam,

ngày 5-9-1960. Ảnh: baotanglichsu.vn

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc trích đoạn Nghị quyết.

II

Từ khi hòa bình lập lại, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, miền Bắc đang tiến những bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, tăng cường lực lượng về mọi mặt, trở thành thành trì của cách mạng cả nước. Trong khi đó thì đế quốc Mỹ và bọn Ngô Đình Diệm dựng lên ở miền Nam một chính quyền độc tài và hiếu chiến, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của đế quốc Mỹ. Sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta đang bị chúng cản trở và phá hoại.

Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược:

Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau.

Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ tất yếu sau khi đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm cho miền Bắc được ngày càng vững mạnh về mọi mặt thì càng có lợi cho cách mạng giải phóng miền Nam, cho sự phát triển của cách mạng trong cả nước, cho việc gìn giữ và củng cố hòa bình ở Đông Dương, Đông - Nam á và thế giới. Vì vậy, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc tiến hành trong khi ở miền Nam phải ra sức tập hợp mọi lực lượng dân tộc và dân chủ, mở rộng và củng cố khối đoàn kết dân tộc, cô lập đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng, thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh củng cố hòa bình, thống nhất Tổ quốc. Vì vậy phương châm tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là: xây dựng miền Bắc, chiếu cố miền Nam.

Trong sự nghiệp hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện thống nhất nước nhà, đồng bào ta ở miền Nam có nhiệm vụ trực tiếp đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng để giải phóng miền Nam. Cuộc đấu tranh cách mạng của đồng bào miền Nam còn có tác dụng ngăn chặn âm mưu của Mỹ - Diệm gây lại chiến tranh, tích cực góp phần giữ gìn hòa bình ở Đông Dương, Đông - Nam á và thế giới.

Nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và nhiệm vụ cách mạng ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh nước nhà tạm bị chia cắt. Hai nhiệm vụ đó lại nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng, thực hiện mục tiêu chung trước mắt là hòa bình thống nhất Tổ quốc.

Nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam hiện nay là: tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông - Nam Á và thế giới.

Văn kiện Đảng toàn tập, NXBCTQG, t21, tr. 916, 917, 918.

Video liên quan

Chủ Đề