Nhiệm vụ giáo dục trung học phổ thông

Ngày 22/8/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 4020/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2023.

Ảnh minh họa - P.L

Không bắt buộc phải bố trí số tiết dạy học của môn học đều ở tất cả các tuần

Tại điểm a mục 1 hướng dẫn đối với việc bố trí dạy học các môn học, hoạt động giáo dục như sau:

“Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình của từng môn học, hoạt động giáo dục [sau đây gọi chung là môn học] bảo đảm thời lượng quy định trong chương trình và bố trí dạy học trong mỗi học kì một cách hợp lý, khoa học. Đối với các môn học, bố trí thời gian dạy học linh hoạt phù hợp với điều kiện giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường, không bắt buộc phải bố trí số tiết dạy học của môn học đều ở tất cả các tuần; sắp xếp thời khóa biểu phù hợp cho cả năm học hoặc ít nhất cho từng học kì, bảo đảm số tiết/tuần theo quy định dành cho mỗi giáo viên.

Đối với Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo viên được phân công đảm nhận nội dung hoạt động nào phải có năng lực chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động đó. Giáo viên được phân công đảm nhận các nội dung hoạt động của chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thực hiện đúng nhiệm vụ của giáo viên thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; phân định rõ nhiệm vụ thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với nhiệm vụ của giáo viên làm chủ nhiệm lớp theo quy định hiện hành.


Những thay đổi trong kiểm tra các môn học chương trình phổ thông mới

Việc xây dựng các tổ hợp 4 môn học lựa chọn và các chuyên đề học tập lựa chọn ở lớp 10 thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2022-2023 và theo quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành tại Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; bảo đảm vừa đáp ứng theo nguyện vọng của học sinh vừa sử dụng đầy đủ, hiệu quả đội ngũ giáo viên của nhà trường; tổ chức tư vấn và cho học sinh đăng kí, lựa chọn các tổ hợp do nhà trường xây dựng đảm bảo khoa học, công khai, minh bạch.”

Công văn 4020 này làm rõ quy định việc giao quyền tự chủ cho các trường trong việc xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục theo định hướng không quy định số tiết/tuần mà chỉ quy định số tiết/năm học, hiệu trưởng căn cứ tình hình và phân công phù hợp.

Ví dụ môn Công nghệ cấp trung học cơ sở quy định 35 tiết/năm, tùy theo tình hình nhà trường có thể xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp, có thể dạy 35 tiết trong 1 học kỳ, không nhất thiết dạy 1 tiết/tuần.

Hay các chuyên đề học tập ở lớp 10 quy định 35 tiết/chuyên đề, nhà trường có thể bố trí vào thời điểm thích hợp. Điểm mới này thuận lợi cho các trường trong việc xây dựng kế hoạch dạy học.

Tuy nhiên, cũng phải phù hợp và đảm bảo số tiết/tuần của giáo viên.

Giáo viên loay hoay tìm kiếm nhiều công văn áp dụng trong năm học mới

Công văn 4020 hướng dẫn thực hiện đối với việc thực hiện các chương trình môn học như sau:

“Kế hoạch dạy học các môn học thực hiện trong năm học 2022-2023 cần lưu ý việc củng cố, bổ sung những nội dung có liên quan ở lớp học dưới; những kiến thức, kĩ năng còn hạn chế do phải học trực tuyến, học trên truyền hình hoặc các hình thức học tập khác trong các năm học trước vì Covid-19 và tinh giảm nội dung dạy học theo Công văn số 4040/BGDĐT-GDTrH ngày 16/9/2021 về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021-2022.

- Đối với các lớp thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2006:


Giáo viên băn khoăn năm học 2022-2023 có thực hiện giảm tải chương trình?

Thực hiện dạy học theo hướng dẫn tại Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông. Khi xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, lưu ý tăng cường bổ trợ các nội dung theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để chuẩn bị cho học sinh lớp 9 học lên lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đối với các trường thực hiện mô hình trường học mới, tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH ngày 18/8/2016 về việc triển khai mô hình trường học mới từ năm học 2016-2017; Công văn số 3459/BGDĐT- GDTrH ngày 08/8/2017 về việc rà soát, đảm bảo các điều kiện triển khai mô hình trường học mới; Công văn số 1461/BGDĐT-GDTrH ngày 08/4/2019 về việc xét tốt nghiệp học sinh mô hình trường học mới.

- Đối với các lớp thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018:

Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2022-2023 và quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành tại Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT.

Đối với môn Lịch sử, thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03/8/2022; sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.

Đối với các môn chuyên cấp trung học phổ thông thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo [có văn bản hướng dẫn riêng].”

Tuy nhiên, với hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ như thế này, giáo viên gặp khó khăn, loay hoay tìm hiểu các công văn, văn bản để thực hiện vì:

Giáo viên vừa phải bổ túc kiến thức cho học sinh trong thời gian dịch do Covid theo Công văn số 4040/BGDĐT-GDTrH ngày 16/9/2021 về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021-2022.

Đối với chương trình giáo dục phổ thông 2006 [lớp 8, 9, 11, 12] thực hiện theo công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Đối với chương trình giáo dục phổ thông mới, thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2022-2023.

Chỉ riêng việc tìm hiểu, nắm bắt cả 3 công văn áp dụng vào chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 và chương trình 2006 khiến giáo viên vô cùng vất vả, khó khăn, không biết phần nào áp dụng công văn nào, phần nào giảm tải, phần nào giảng dạy...

Tài liệu tham khảo:

//thuvienphapluat.vn/cong-van/Giao-duc/Cong-van-4020-BGDDT-GDTrH-2022-huong-dan-nhiem-vu-giao-duc-trung-hoc-nam-hoc-2022-2023-527818.aspx

[*] Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bùi Nam

[PLO]-  Năm học 2021-2022, bậc giáo dục trung học đã hoàn thành 3 mục tiêu đặt ra là an toàn phòng chống dịch; hoàn thành chương trình năm học theo đúng kế hoạch; kiên trì mục tiêu chất lượng.

Ngày 4-8, tại Thừa Thiên Huế, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học mới đối với giáo dục trung học.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết năm học 2021-2022 là một năm học đặc biệt cũng là năm dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến ngành GD&ĐT.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Báo Giáo dục thời đại

Tuy nhiên, toàn ngành đã chủ động thực hiện chương trình bằng việc dạy học trực tuyến. Do đó đã hoàn thành 3 mục tiêu đề ra là an toàn phòng chống dịch, hoàn thành chương trình năm học theo đúng kế hoạch, kiên trì mục tiêu chất lượng.

Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tiếp tục được duy trì và giữ ổn định so với năm 2021 với tỉ lệ tốt nghiệp 98,57% [đối với thí sinh THPT đạt 99,16%].

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học [Bộ GD&ĐT], năm học 2021-2022, Bộ GD&ĐT kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn; trên cơ sở đó các cơ sở giáo dục đã tổ chức triển khai dạy học duy trì chất lượng, bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19.

Năm học qua, ngành GD&ĐT có nhiều kết quả đáng khích lệ như Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia tiếp tục đổi mới và đạt được kết quả tốt; các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế đạt thành tích cao. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 bảo đảm nghiêm túc, an toàn, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của phụ huynh học sinh. Công tác phổ cập giáo dục cấp THCS được các địa phương quan tâm, duy trì. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia đạt được nhiều thành quả...

Tuy nhiên, công tác chuẩn bị điều kiện triển khai chương trình GDPT 2018 của một số địa phương còn hạn chế. Việc triển khai đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học còn chậm; một số cơ sở giáo dục còn cứng nhắc trong triển khai chương trình...

Với những kết quả đã đạt được và hạn chế còn tồn tại, năm học 2022-2023, giáo dục trung học sẽ tập trung vào 4 nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất bảo đảm an toàn trường học; chủ động, linh hoạt thực hiện chương trình, kế hoạch năm học để sẵn sàng ứng phó với dịch COVID-19 và các tình huống bất thường khác.

Thứ hai, triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; tiếp tục thực hiện Chương trình GDPT 2006 đối với lớp 8, lớp 9, lớp 11 và lớp 12; bảo đảm hoàn thành chương trình năm học đáp ứng yêu cầu về chất lượng giáo dục trong tình huống có diễn biến phức tạp của dịch và các tình huống bất thường khác.

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng giáo dục; chú trọng phát triển mạng lưới trường, lớp, đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Thứ tư, phải tiếp tục đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; thực hiện quản trị trường học dân chủ, kỷ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các cơ sở giáo dục trung học.

NGUYỄN QUYÊN

Video liên quan

Chủ Đề