Những khó khăn khi học sinh học trực tuyến

Việc chuyển đổi sang giảng dạy trực tuyến đã vô cùng khó khăn và thách thức đối với hầu hết các đơn vị giáo dục, giảng viên và học viên. Hầu hết các trường học và giảng viên đã gặp khó khăn trong việc đưa ra phương pháp dạy mới vì họ có thể phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm kết nối internet, thiếu các tiện ích và công cụ hiệu quả cũng như việc học viên thích nghi với các phương pháp học tập mới. Dưới đây là những khó khăn khi dạy online mà người dạy học có thể phải đối mặt. Người dạy học cần biết những khó khăn, thách thức đó là gì để có thể đưa ra những giải pháp tối ưu cho việc dạy thêm online tại nhà.

Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học còn bị hạn chế

Một trong những khó khăn khi dạy trực tuyến là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy online. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là một trong nhiều phương pháp dạy học tiên tiến hiệu quả. Tuy nhiên, để phát huy tốt tính năng của công nghệ thông tin vào bài giảng đòi hỏi đội ngũ giảng viên có năng lực, trình độ và kỹ năng sử dụng các thiết bị công nghệ.

Quá trình này đòi hỏi sự linh động, sáng tạo trong từng bài giảng. Thế nhưng, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa khai thác được các công cụ hỗ trợ giảng dạy, làm lớp học online trở nên nhàm chán và kém hấp dẫn.

Khó khăn về kỹ thuật với các công cụ giảng dạy trực tuyến

Các lớp học trực tuyến cần người dạy nỗ lực nhiều hơn để tạo ra một khóa học trực tuyến thành công. Người hướng dẫn cần hiểu sâu về các phương pháp giảng dạy và học tập khác nhau để tránh bỏ lỡ tất cả các lợi thế và công cụ bổ sung mà E-learning cung cấp.

Người dạy đòi hỏi cần phải giải quyết khía cạnh kỹ thuật của học tập trực tuyến: sử dụng thiết bị ghi âm và ghi hình, video và phần mềm ghi lại bài giảng, và phần mềm quản lý học tập. Sự kết hợp của tất cả những kỹ năng mới này có thể là một trong những khó khăn khi dạy online của giáo viên. Nhưng nếu có sự đầu tư chu đáo vào việc chuẩn bị và bổ sung các kỹ năng đó sẽ mang lại lợi ích gấp mười lần cho tổ chức, người dạy và cả người học.

>>> Xem thêm: Cách dạy học trên Zoom hiệu quả nhất

Quen với việc dạy trực tiếp truyền thống

Việc chuyển đổi từ dạy học truyền thống sang trực tuyến là một thách thức đối với các nhà giáo dục, vì việc họ đột ngột bị cuốn vào phương thức dạy học mới này đồng nghĩa với việc họ bước vào nó với rất ít sự chuẩn bị.

Với những giảng viên đã quen với việc dạy học trực tiếp, thì việc chuyển đổi sang hình thức online sẽ trở thành trở ngại lớn và khó khăn khi dạy online. Họ lúng túng trong việc sử dụng các công cụ, quản lý học viên, soạn giáo án sao cho phù hợp với việc dạy học trực tuyến. Hơn nữa, họ quen với việc đứng trên lớp và giao tiếp trực tiếp với học sinh, việc giao tiếp ảo có thể làm mất sự tự tin của người dạy học làm cho lớp học kém hiệu quả. Do đó, người dạy cần có nhiều thời gian để thích nghi với hình thức dạy học trực tuyến. 

Tương tác trong lớp học bị hạn chế

Không có sự ồn ào của bối cảnh lớp học một số học sinh có thể bắt đầu cảm thấy cảm giác bị cô lập mạnh mẽ dần dần làm mất đi ham muốn học hỏi của họ. Sự tương tác của người dạy và người học cũng giảm nhiều và làm lớp học trở nên nhàm chán, kém hấp dẫn.

Bên cạnh đó các hoạt động làm việc nhóm, thảo luận trong lớp và hoạt động cộng tác có thể biến mất hoàn toàn, dẫn đến sự kết nối giữa các học viên ngày càng lỏng lẻo. Làm thế nào để tăng tương tác giữa các học viên và người dạy là một trong những khó khăn khi dạy trực tuyến mà người dạy cần khắc phục. 

>>> Xem thêm: Làm thế nào để học online hiệu quả

Học sinh dễ bị sao nhãng nếu có ý thức học tập kém

Với các vấn đề kỹ thuật công nghệ, hay các vấn đề về đường truyền internet và các bài giảng đơn điệu, làm cho việc tham dự trực tuyến đã giảm mạnh. Hầu hết học sinh thấy việc học trực tuyến nhàm chán và thường phàn nàn về việc thiếu động lực để tham gia một lớp học trực tuyến. Bên cạnh đó, việc thiếu các công cụ dạy học để làm cho các lớp học hấp dẫn, dẫn đến sự mất hứng thú của cả người dạy và người học. 

Hơn nữa, với việc thiếu kỷ luật trong phương pháp giảng dạy trực tuyến, chất lượng giáo dục thường bị ảnh hưởng. Việc sử dụng điện thoại di động trong giờ học hay làm việc riêng trong giờ học, người dạy sẽ không thể kiểm soát và quản lý tại các lớp học trực tuyến. Điều đó dẫn đến hiệu quả lớp học kém, có thể nói đây là một thách thức và khó khăn khi dạy online mà tất cả người dạy có thể phải đối mặt.

Người học thiếu các thiết bị học tập online

Khó khăn khi dạy trực tuyến cuối cùng mà giáo viên hay gặp phải là vấn đề thiết bị học tập của học sinh. Không phải gia đình nào cũng trang bị được mạng, máy tính, điện thoại thông minh để cho học sinh học tập trực tuyến. Đôi khi trong gia đình đông con nhưng thiết bị học tập chỉ có một, việc chia sẻ dùng chung thiết bị học tập đã làm giảm khả năng tham gia các buổi học trực tuyến của học sinh. Tuy nhiên, đây là một trong những hạn chế khi dạy thêm online mà người dạy khó hoặc không thể khắc phục được vì điều này xuất phát từ phía người học. 

Với việc giáo dục trên toàn thế giới đang phải chuyển mình bởi đại dịch Covid, ngày càng có nhiều tổ chức giáo dục buộc phải dạy học qua hình thức dạy học online và phải đối mặt với những khó khăn khi dạy trực tuyến. Việc nắm các thách thức chính của dạy học online có thể giúp giảng viên đưa ra các chiến lược phù hợp để điều hướng công việc giảng dạy một các tốt nhất.

Mellori hiện đang tuyển dụng Giảng Viên giảng dạy online các lớp học về kỹ năng số với mức offer hấp dẫn. Để hợp tác giảng dạy, vui lòng liên hệ hotline: 090.226.1879, hoặc email: [email protected] [Ms.Nhung]

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều trường học trên các tỉnh thành đã phải chuyển sang hình thức giảng dạy trực tuyến. Tuy nhiên, việc học trực tuyến cũng đã dấy lên những băn khoăn nghi ngại của các bậc phụ huynh về những khó khăn, bất cập khi tổ chức cũng như chưa thật sự đảm bảo hiệu quả chất lượng trong công tác giảng dạy cho học sinh.

Thiếu trang thiết bị học trực tuyến

Công tác giảng dạy trực tuyến nhằm đảm bảo theo đúng kế hoạch của năm học mới với chủ trương “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”. Theo đó, để ứng phó với diễn biến khó lường của dịch Covid-19 việc dạy và học trực tuyến là giải pháp tình thế, giải pháp bắt buộc phải thực hiện. Rõ ràng đây không phải là “cơ hội” để “hợp thức hóa” hình thức học tập từ xa như một số nước phát triển đang làm.

Thời gian này, các trường học tại địa phương vẫn đang đẩy mạnh triển khai dạy học trực tuyến nhằm duy trì tiến độ học tập của học sinh. Tuy nhiên, phương pháp giảng dạy và học trực tuyến vẫn vấp phải không ít khó khăn cũng như bộc lộ nhiều hạn chế.

Vẫn còn một số hộ gia đình khó khăn thiếu điều kiện cho con học trực tuyến.

Ở các vùng sâu, vùng xa, hay một số địa phương điều kiện kinh tế và trình độ phát triển còn thấp, thì việc triển khai học trực tuyến vẫn còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Nhiều gia đình không đủ điều kiện để trang bị máy tính hay điện thoại thông minh để cho con em mình học. Hay có những gia đình chuẩn bị đầy đủ thì việc kết nối mạng ở các địa phương cũng rất hạn chế đã đến việc học cũng chưa đạt hiệu quả.

“Nhà có điều kiện, có một con thì cho cháu học được nhưng nhà tôi đến 3 đứa con thì điện thoại đâu mà cho học. Gia đình khó khăn, thu nhập thì không ổn định, đi làm mướn mà nay dịch bệnh nên không đi làm”, anh Nguyễn Văn Thắng, phụ huynh ở ấp Phước Trung, xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh cho biết.

Còn chị Ngọc Phượng ở quận 4, TPHCM có con hiện đang học lớp 8 chia sẻ: “Con tôi đã học trực tuyến được hai tuần, tuy nhiên, có những ngày cô giáo thông báo link học của trường quá tải không thể truy cập được, các em tự học và tiết học chuyển sang học bù hôm sau”.

Có thể thấy hoàn cảnh và điều kiện cơ sở vật chất của gia đình học sinh sẽ chi phối nhiều đến hoạt động học trực tuyến. Bởi lẽ, không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện để có thể trang bị về mạng, máy tính hoặc điện thoại thông minh để cho con em mình học tập.

Hạn chế sự tương tác giữa thầy và trò

Bên cạnh việc thiếu thốn các trang thiết bị đang là những vấn đề được dư luận quan tâm, thì rất nhiều bậc phụ huynh lại vấp phải những vấn đề khác trong quá trình con em học trực tuyến. Khi ý thức tự giác quyết định sự hiệu quả của mỗi tiết học trực tuyến thì việc yêu cầu các em học sinh lớp 1, lớp 2 phải ngồi ngay ngắn và lắng nghe bài giảng và tương tác với giáo viên là một nỗ lực không hề nhỏ.

Đồng thời, việc thiếu hụt tương tác giữa thầy và trò đang dần trở thành niềm trăn trở với bất kì bậc phụ huynh nào. Sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, là yếu tố rất quan trọng trong quá trình tiếp thu kiến thức, thể hiện được học trò đã hiểu bài học tới đâu. Giảng bài trên lớp phát huy hiệu quả qua quá trình tương tác với từng em và đánh giá được hiệu quả của mỗi tiết học. Tuy nhiên, học trực tuyến giáo viên chủ yếu thực hiện bài giảng một chiều và học sinh phải tiếp nhận. Mặc dù cũng có nhiều thầy, cô giáo đưa ra những phương thức dạy mới như đặt câu hỏi, tổ chức trò chơi trực tuyến để học sinh chú ý và tương tác giúp cho bài giảng sinh động hơn nhưng gần như việc tiếp thu kiến thức vẫn không cao bằng học trên lớp.

Với học sinh tiểu học thì việc học trực tuyến vẫn gặp nhiều khó khăn

Ngoài ra, nhiều phụ huynh lại có nỗi lo khác: “Giờ có điện thoại học online cũng khó khăn lắm, tại vì con nít mới vô học nên chưa biết được các phép toán. Với lại màn điện thoại hình nhỏ mà nhiều bé quá nên không nghe hay thấy rõ. Giờ học online mà vẫn phải ở nhà kèm phụ cho các cô giáo”, chị Đinh Thị Ngọc Điệp, phụ huynh ở ấp Phước Lợi, xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh bày tỏ.

Nhiều phụ huynh còn cho biết mỗi lớp tại các trường công lập thường rất đông, có 40 – 50 học sinh mỗi lớp. Vì thế, không ít các em bị “bỏ quên” do giáo viên không thể bao quát hết. Điều này vô hình chung có thể dẫn đến việc những con số điểm danh đầu và cuối giờ sẽ chỉ còn mang ý nghĩa tượng trưng.

Từ những bất cập trên có thể thấy đến trường vẫn là con đường hữu hiệu và thiết thực nhất để học sinh tiếp thu kiến thức. Song, trong bối cảnh nhiều địa phương vẫn phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh như hiện nay thì việc đến lớp e rằng khó. Dù bất khả kháng nhưng việc học tập cũng như giảng dạy trực tuyến vẫn đang là một giải pháp tình thế có thể phát huy hiệu quả trong việc bổ sung kiến thức kịp thời đến học sinh.

Để việc dạy – học đạt được hiệu quả đòi hỏi các phòng giáo dục và đào tạo cần tiếp tục kiểm tra, theo dõi chất lượng cũng như đôn đốc các nhà trường trong công tác hỗ trợ các em học sinh. Đồng thời, cần phải bảo đảm tổ chức giảng dạy theo đúng quy định tối đa bao nhiêu tiết/ngày đối với học sinh các cấp, không gây áp lực với học sinh. Sau khi dịch được kiểm soát, học sinh trở lại trường, các địa phương, các nhà trường và bản thân mỗi thầy cô giáo cần có những giải pháp để “gỡ khó” và có kế hoạch cụ thể nhằm ôn tập bổ sung kiến thức cần thiết cho các em học sinh trước khi thực hiện nội dung mới và kiểm tra đánh giá theo quy định.

Quang Thịnh

Video liên quan

Chủ Đề