Những ngày nào phải treo cờ to quốc năm 2024

Để hướng dẫn người dân treo cờ tổ quốc đúng cách, bộ văn hóa thể thao du lịch[BVHTTDL] đã có văn bản hướng dẫn như sau:

I- Quy định về quy cách và thời gian treo

1- Quy định về cờ Tổ quốc [Quốc kỳ]

Theo Điều 13, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và Hướng dẫn số 3420/HD-BVHTTDL ngày 2-10-2012 về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh quy định:

– Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

– Điểm giữa ngôi sao vàng đặt đúng điểm giữa [điểm giao nhau của hai đường chéo] Quốc kỳ.

– Khoảng cách từ điểm giữa ngôi sao đến đầu cánh sao bằng một phần năm chiều dài của Quốc kỳ.

– Một cánh sao có trục vuông góc với cạnh dài Quốc kỳ và hướng thẳng lên phía trên theo đầu cột treo Quốc kỳ.

– Tạo hình ngôi sao: từ đầu cánh ngôi sao này đến đầu cánh sao đối diện là đường thẳng, không phình ở giữa, cánh sao không bầu.

– Hai mặt của Quốc kỳ đều có ngôi sao trùng khít nhau.

– Nền Quốc kỳ màu đỏ tươi, ngôi sao màu vàng tươi.

2- Thời gian và cách treo cờ Tổ quốc

  1. Thời gian treo: Cờ Tổ quốc được treo ngoài trời vào dịp các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị, Tết cổ truyền của dân tộc. Thời gian bắt đầu và kết thúc treo cờ vào các ngày lễ, sự kiện chính trị thực hiện theo thông báo của UBND thành phố và chính quyền địa phương.
  1. Cách treo: Cờ Tổ quốc phải được treo ở vị trí trang trọng nhất, khi treo chú ý không để ngược ngôi sao, đỉnh ngôi sao phải ở chính giữa, hướng lên trên.

II- Quy định về việc treo cờ Tổ quốc

1- Quy định chung

– Cờ Tổ quốc có thể được treo bằng cán cờ hoặc bằng dây treo cờ nhưng phải bảo đảm kích thước, độ dài và góc treo [Phụ lục 1].

– Khi treo cờ, kích thước của cờ phải tương xứng với cột cờ hoặc cán cờ. Cột cờ, cán cờ, dây cờ phải bảo đảm tính mỹ quan, thống nhất độ dài cán cờ, dây cờ là 2m. Không sử dụng các loại dây tạp để buộc vào cột cờ, cán cờ. Nên sử dụng dây chì, dây gân hoặc dây dù phù hợp với kích thước và màu sắc của cột cờ, cán cờ.

– Các lá cờ đã phai màu, rách, thủng, bắt buộc phải được thay mới. Lá cờ bị nhàu nát hoặc cuốn góc phải được làm thẳng lại trước khi treo.

2- Quy định cụ thể

Tùy theo kiến trúc, vị trí và quy mô trụ sở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, tòa nhà, chung cư cao tầng và nhà dân, nơi treo cờ Tổ quốc được thiết kế phù hợp [Phụ lục 2] và bảo đảm các quy định sau:

  1. Treo cờ Tổ quốc tại các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp, các tòa nhà, chung cư cao tầng:

– Cờ Tổ quốc treo trước trụ sở, trên nóc cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp, các tòa nhà chung cư cao tầng phải bảo đảm vị trí trang trọng nhất.

– Khi treo cờ Tổ quốc cùng cờ Đảng thì cờ Tổ quốc theo bên trái, cờ Đảng treo bên phải [theo mặt chính diện trụ sở hướng ra đường].

– Đối với các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp, các tòa nhà cao tầng đã có trụ cờ thì cờ Tổ quốc được treo lên đỉnh trụ cờ.

  1. Treo cờ Tổ quốc tại các hộ gia đình

– Các hộ gia đình treo cờ Tổ quốc trước mặt tiền nhà.

– Điểm treo cờ cách mặt đất tối thiểu 2m. Cờ Tổ quốc được treo nghiêng một góc từ 35 độ – 45 độ [350 – 450] so với điểm treo để lá cờ luôn trải rộng.

– Đối với các hộ gia đình có cổng mặt tiền thì cờ Tổ quốc được treo lên cổng. Đối với các hộ gia đình có tường nhà mà không có cổng thì treo cờ Tổ quốc lên tường mặt tiền nhà. Đối với các hộ gia đình nhà cao tầng, treo cờ Tổ quốc ở lan can tầng đầu tiên của mặt tiền nhà.

  1. Treo cờ Tổ quốc tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng và khu vực tổ chức lễ hội:

Cờ Tổ quốc treo tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng và trong khu vực lễ hội phải được treo nơi trang trọng và cao hơn các loại cờ hội, cờ tôn giáo.

  1. Treo cờ Tổ quốc trên các tàu thuyền

– Tàu thuyền nước ngoài khi hoạt động trên lãnh hải Việt Nam phải treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở đỉnh cột cao nhất của tàu, thuyền.

– Tàu, thuyền Việt Nam treo cờ Tổ quốc ở cột phía lái tàu.

– Vào các ngày lễ theo quy định hoặc khi có Thông báo của Chủ tịch UBND thành phố, tất cả các tàu, thuyền đang neo, đậu tại cảng, trên sông đều phải treo cờ Tổ quốc.

3- Các quy định cấm

– Sử dụng cờ Tổ quốc không đúng quy định về kích thước, tạo hình.

– Sử dụng cờ Tổ quốc đã phai màu, rách, thủng.

– Cắm cờ Tổ quốc trên vỉa hè, lối đi.

– Treo cờ ở những nơi khuất, tối. Treo cờ dưới những bảng hiệu, biển quảng cáo kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, cơ sở kinh doanh, quán bar. Treo cờ dưới những vật dụng kém mỹ quan như: màn che, tấm che nắng, che bụi, sào [dây] phơi đồ…

- Quốc kỳ được treo trong các phòng họp của các cấp chính quyền và các đoàn thể khi họp những buổi long trọng.

- Quốc kỳ chỉ treo ngoài nhà những ngày tết và ngày lễ sau đây:

+ Tết Nguyên đán dương lịch,

+ Tết Nguyên đán âm lịch,

+ Kỷ niệm tổng tuyển cử: 6 tháng 1,

+ Ngày Quốc tế lao động: 1 tháng 5,

+ Kỷ niệm sinh nhật Chủ Tịch Hồ Chí Minh: 19 tháng 5,

+ Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám: 19 tháng 8,

+ Ngày Quốc Khánh: 2 tháng 9.

Những trường hợp khác cần treo quốc kỳ thì sẽ có thông báo của Chính Phủ, Uỷ ban hành chính khu, tỉnh hoặc thành phố.

- Quốc kỳ được treo hoặc mang đi ở những nơi có tổ chức mít tinh, biểu tình, động viên quần chúng đông đảo làm các công việc tập thể, như: phát động quần chúng cải cách ruộng đất, phát động thi đua sản xuất, đắp đê, làm đường, chống hạn …

[2] Treo quốc kỳ của ta với quốc kỳ các nước khác:

Quốc kỳ của ta cùng treo với quốc kỳ các nước khác trong những trường hợp sau đây:

- Khi kỷ niệm Ngày Quốc Khánh một nước bạn hay một nước ngoài thì treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ của nước đó tại phòng lễ,

- Khi đón tiếp Đoàn đại biểu Chính Phủ một nước khác, thì treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ nước đó ở nơi đón [nhà ga, bến tàu…] và nơi Đoàn ở.

Đón các Đoàn thể nhân dân các nước bạn hoặc nước ngoài thì không treo quốc kỳ.

2. Cách treo Quốc kỳ Việt Nam

Căn cứ theo Mục III Điều lệ 974-TTg ngày 21/7/1956 quy định cách treo Quốc kỳ Việt Nam như sau:

- Khi treo quốc kỳ thì phải chú ý đừng để ngược ngôi sao,

- Treo quốc kỳ ta với quốc kỳ một nước khác: người đứng đằng trước nhìn vào thì cờ của ta ở bên tay phải, cờ nước ngoài ở bên tay trái.

- Khi cần treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ nhiều nước khác thì sẽ có chỉ thị riêng của Chính Phủ định rõ thứ tự xếp đặt các cờ.

- Khi treo cờ của ta và cờ các nước khác, thì các cờ phải làm đúng biểu mẫu, làm bằng nhau và treo đều nhau, không treo lá to lá nhỏ, lá cao lá thấp.

- Treo cờ và ảnh: Treo ảnh Chủ Tịch Nước cùng với quốc kỳ thì để ảnh thấp hơn quốc kỳ, hoặc để ảnh trên nền quốc kỳ dưới ngôi sao. Ở các cơ quan, chỉ treo thường xuyên ảnh Chủ Tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

3. Quy định dùng Quốc kỳ Việt Nam về việc tang

Theo Mục IV Điều lệ 974-TTg ngày 21/7/1956 quy định dùng Quốc kỳ Việt Nam về việc tang như sau:

- Khi có quốc tang thì đính vào phía trên quốc kỳ một dải vải đen, dài bằng chiều dài quốc kỳ, rộng bằng 1 phần 10 chiều rộng quốc kỳ.

- Quốc kỳ để phủ lên linh cữu những người chết được Chính Phủ quyết định làm lễ quốc tang

Những trường hợp khác được phủ quốc kỳ lên linh cữu những người chết sẽ quy định sau.

4. Quy định cắm Quốc kỳ Việt Nam vào xe ô tô

Căn cứ theo Mục VI Điều lệ 974-TTg ngày 21/7/1956 quy định cắm Quốc kỳ Việt Nam vào xe ô tô như sau:

- Quốc kỳ được cắm vào xe ô tô của các Đại sứ và Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài.

- Khi đón, đưa các đại biểu Chính Phủ nước ngoài thì cắm quốc kỳ của ta và quốc kỳ nước ngoài vào xe ô tô dùng cho các đại biểu ấy. Đứng đằng trước nhìn vào thì quốc kỳ của ta ở bên phải, quốc kỳ nước ngoài ở bên tay trái.

- Ngoài những trường hợp nói trên, các xe cơ quan và xe tư nhân không được cắm quốc kỳ.

Khi đón đưa các đoàn thể nhân dân nước ngoài, thì không cắm quốc kỳ vào xe ô tô.

Đối với những trường hợp cụ thể chưa nói trong Điều lệ 974-TTg ngày 21/7/1956, thì các cơ quan sẽ báo cáo lên Thủ Tướng Phủ để xét định.

Hồ Quốc Tuấn

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chủ Đề