Những quy định của kỷ luật có ý nghĩa như thế nào với mọi người

Bài 5: Pháp luật và kỷ luật – SBT GDCD lớp 8. Giải bài tập, câu hỏi lí thuyết trang 18, 19, 20 SBT GDCD lớp 8. Câu 1: Em hiểu thế nào là pháp luật, thế nào là kỉ luật…

Bài 1: Bài tập 1: Em hiểu thế nào là pháp luật, thế nào là kỉ luật ? Pháp luật và kỉ luật có sự giống nhau và khác nhau như thế nào ?

+ Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

+Kỉ luật là những qui định, qui ước của một cộng đồng [một tập thể] về những hành vi cần phải tuân theo nhằm đảm bảo
sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người.

Giống nhau:đều là qui định có tính bắt buộc, yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm đem lại lợi ích chung cho tập thể.
Khác nhau: Pháp luật do Nhà Nước ban hành,còn kỉ luật là qui định của một cộng đồng [tập thể].

Bài 2: Bài tập 2: Pháp luật và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào ? Nêu ví dụ.

Những qui định của một tập thể phải tuân theo những qui định của pháp luật, không được trái với pháp luật.

Bài 3: Bài tập 3: Hãy nêu ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật trong đời sống cá nhân và xã hội.

Ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật trong đời sống cá nhân và xã hội.

+ Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hành động.

+ Bảo vệ quyền lợi của mọi người.

+ Tạo điều kiện cho mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển theo một định hướng chung.

Bài 4,5,6,7,8: Bài tập 4: Những nội dung dưới đây là pháp luật hay kỷ luật.

Nội dung

Pháp luật

Ki luật

A. Các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành.

B. Những quy định, quy ước của một cộng đồng, một tập thể.

C. Thực hiện bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

D. Đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người.

Bài 5: Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây thể hiện sự không tôn trọng pháp luật ?

A. Phép vua thua lệ làng

B. Bênh lí không bênh thân

C. Cầm cân nảy mực

D. Chớ tha kẻ gian, chớ oan người ngay

Bài 6: Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm pháp luật ?

A. Tổ chức cá độ bóng đá

B. Đi học muộn

C.Nói chuyện riêng trong giờ học

 D. Không làm bài tập về nhà

Bài 7: Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm kỉ luật ?

A. Đánh nhau gây thương tích

B. Mượn xe đạp của bạn rồi đem cầm cố

C. Chơi tú lơ khơ ăn tiền

D. Dùng điện thoại di động nhắn tin trong giờ học

Bài 8: Em không tán thành với nhận định nào trong các nhận định sau đây ?

A. Mọi người đều phải sống và làm việc theo pháp luật.

B. Người có ý thức kỉ luật thì thường có ý thức tôn trọng pháp luật,

C. Học sinh chỉ cần tôn trọng kỉ luật trong trường học là đủ.

D. Nội quy của nhà trường không phải là pháp luật.

Câu

Đáp án

Câu 4

Pháp luật: A,C

Kỷ Luật: B,D

Câu 5

A

Câu 6

A

Câu 7 D
Câu 8 C

Bài 9: Bài tập 9: Giờ truy bài đã được năm phút mới thấy Quỳnh Anh và nhóm ban nữ lớp 8B đến lớp. Chi đội trưởng chưa kịp hỏi thì Quỳnh Anh đã cười :

–   Thông cảm nhé, chúng tớ rủ nhau đi học cho vui nên muộn một chút.

–     Một chút? Đây là lần thứ ba trong tháng này rồi đấy ! – tiếng Tổ trưởng tổ 2 vang lên.

1 / Theo em, nhóm bạn nữ trong tình huống trên vi phạm điều gì ?

2/ Nếu em là chi đội trưởng trong tình huống trên thì em sẽ nói gì với nhóm cúa Quỳnh Anh ?

Nhóm bạn nữ đã không tôn trọng nội quy nhà trường, đã không tôn trọng kỉ luật trong học tập.

Bài 10: Bài tập 10: Có ý kiến cho rằng : “Pháp luật và kí luật chí là những quy định chung đế đưa mọi người vào khuôn khổ nhất định chứ không đem lại lợi ích cho con người”

Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?

Pháp luật và kỉ luật rất cần thiết trong xã hội và trong tập thể, làm cho mọi người thống nhất trong hành động, việc làm, đem lại hiệu quả cao trong công việc.

Bài 11: Bài tập 11: Tan trường, học sinh đỗ xe tràn xuống ca lòng dường, tập trung đứng thành hàng ba hàng bốn. Các bạn này khống về ngay mà còn đợi nhau trò chuyện nên trưa nào cũng gây nên cảnh tắc đường kéo dài.

1 / Theo em, các bạn học sinh trong tình huống này vi phạm điều gì ?

2/ Hành vi của các bạn ấy cho thấy điều gì ?

3/ Thanh niên xung kích của trường có thế có biện pháp gì để chấm dứt tình trạng trên ?

1/ Trong tình huống này, các bạn học sinh đã không tôn trọng pháp luật, đã vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

2/ Hành vi của các bạn ấy cho thấy ý thức không thực hiện tốt  trật tự an toàn khi tham gia giao thông.

3/ Thanh niên xung kích của trường có thể dẹp bỏ, khuyên ngăn và có hành vi xử lý đối với những bạn tụ tập hàng ba hàng bốn trước cổng trường.

Bài 12: Bài tập 12: Nếu như một xã hội mà không có pháp luật và kí luật thì có thể xảy ra những điều gì? Em hãy lấy một ví dụ để minh hoạ.

Không có pháp luật thì xã hội sẽ hỗn loạn, cuộc sống của con người không được đảm bảo an toàn.

Ví dụ : Nếu không có pháp luật về giao thông đường bộ thì mạnh ai người ấy đi, sẽ hỗn loạn trên đường giao thông, rất nguy hiểm.

Không có kỉ luật thì mọi hoạt động của tập thể sẽ mất trật tự, không thể thực hiện được nhiệm vụ chung. Ví dụ : Kỉ luật trong trường học.

Bài 14: Bài tập 14: “Kỉ luật rèn luyện con người có thể đối đầu với mọi hoàn cảnh”

Em có suy nghĩ thế nào về câu nói trên ? Từ đó em nghĩ mình nên rèn luyện như thế nào để có tính kỉ luật ?

Kỉ luật rèn luyện con người ý thức tự giác, quyết tâm vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ được giao

Những bạn học sinh trốn học để chơi game là biểu hiện vi phạm gì ? Tại sao ?

Những bạn học sinh trốn học để chơi game là biểu hiện vi phạm kỷ luật. Các bạn đắm mình vào thế giới ảo không có thật. Các bạn bỏ bê học tập, ngày ngày ngồi chơi ở quán nét. Rất nhiều tác hại của việc chơi game mà các bạn không lường trước được: bỏ học, trộm cắp, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây là hành vi cần lên án và giáo dục lại thế hệ trẻ ngày nay.

Kỷ luật thường được nhắc đến trong công việc, học tập và cả trong sinh hoạt đời thường. Dù làm việc gì, nếu có tính kỷ luật thì mọi việc mới đi vào nề nếp, khuôn khổ, đúng quy định đặt ra. Kỷ luật là yếu tố quan trọng trong phát triển đất nước. Vậy kỷ luật là gì?

  • Kỷ luật là gì?
  • Tính kỷ luật là gì?
  • Đặc điểm của kỷ luật là gì?
  • Lợi ích của kỷ luật đối với sự phát triển của xã hội là gì?
  • Xử lý kỷ luật là gì?
  • Xử lý kỷ luật đối với người lao động
  • Xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức

Kỷ luật là gì?

Kỷ luật là quy tắc xử sự chung do cơ quan, tổ chức đặt ra và những cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức đó phải tuân thủ, thực hiện theo nhằm tạo ra sự thống nhất để công việc, kết quả học tập…đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Kỷ luật cũng có thể do cá nhân tự đặt ra cho bản thân. Kỷ luật góp phần đào tạo con người tập trung hướng đến mục tiêu, những gì đã đặt ra. Và cơ hội đến với thành công thường rộng mở hơn với những người có tính kỷ luật.

Kỷ luật luôn song hành với mỗi người dù họ sinh sống ở đâu, trong gia đình, ngoài xã hội, trong nhà trường, nơi làm việc…

Kỷ luật có thể có tính pháp lý hoặc không có tính pháp lý

- Đối với các tổ chức tư nhân: Kỷ luật là quy định cho các thành viên trong tổ chức, công ty/doanh nghiệp; các thành viên trong đó phải thực hiện. Nếu làm trái các quy định đó sẽ bị xử lý kỷ luật bằng cái hình thức tại nội quy đã quy định. Tính kỷ luật ở đây không mang tính pháp lý.

- Đối với cơ quan Nhà nước: Kỷ luật là khuôn mẫu mà các cán bộ, công viên chức phải tuân theo, nếu làm trái các quy tắc sẽ bị xử lý kỷ luật. Lúc này, xử lý kỷ luật mang tính pháp lý.

Tính kỷ luật là gì?

Tính kỷ luật là thể hiện của một cá nhân sau quá trình rèn luyện phấn đấu, tuân thủ nguyên tắc, khuôn khổ hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Tính kỷ luật của cá nhân được thể hiện qua khả năng làm chủ hành vi, nhận thức của bản thân trong khuôn khổ, không chịu sự chi phối từ bên ngoài.

Người có tính kỷ luật luôn đặt ra kế hoạch, mục tiêu, cố gắng hoàn thành và đạt được kế hoạch, mục tiêu đó.


 Trong đời sống, kỷ luật luôn song hành với mỗi người. Ảnh minh họa


Đặc điểm của kỷ luật là gì?

Kỷ luật có những đặc điểm cơ bản như sau:

- Được tạo ra trên nền tảng các chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục

- Mang tính bắt buộc khi quy định trong các văn bản pháp luật, được thể hiện quy định trong các văn bản tổ chức, cơ quan nhà nước.

- Mỗi ngành nghề, lĩnh vực, tổ chức đều có các quy định riêng về kỷ luật.

Người có tình kỷ luật luôn có ý chí và lập trường vững; dù có gặp phải gian nan, khó khăn cũng không bỏ cuộc. Tình kỷ luật được thể hiện qua cả những hành động nhỏ nhất và không áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc mà phải sáng tạo thực hiện mọi việc theo mục đích tốt nhất.

Tuy nhiên, không phải cá nhân trong một tập thể nào cũng có tính kỷ luật. Đây là đặc điểm, tính cách của từng cá nhân qua quá trình rèn luyện, học tập, phấn đấu, thực hiện các quy định được đặt ra trong công việc, học tập cũng như đời sống hằng ngày.

Lợi ích của kỷ luật đối với sự phát triển của xã hội

Một tập thể có tính kỷ luật cao được tạo nên từ những cá nhân có tính kỷ luật. Cơ quan, tổ chức có tính kỷ luật sẽ là cộng đồng văn minh, làm việc theo khuôn mẫu, chuẩn mực, sống có trách nhiệm với bản thân, tập thể và xã hội.

Nếu tính kỷ luật được nâng cao sẽ hạn chế được các tệ nạn, hành vi có tác động xấu đến trật tự xã hội; góp phần nâng cao lối sống của xã hội, giảm tình trạng vi phạm kỷ luật, thúc đẩy phát triển đất nước.

Bên cạnh đó, kỷ luật còn giúp cho bộ máy Nhà nước vững mạnh và là tấm gương cho các cá nhân trong xã hội noi theo.

Kỷ luật góp phần tạo nên thành công của tổ chức, tập thể và sự phát triển cho xã hội nói chung. Vì càng nhiều người có tính kỷ luật sẽ có nhiều người noi theo, góp phần xây dựng tập thể kỷ luật hùng mạnh trở thành nguồn lực quan trọng cho đất nước.

Xử lý kỷ luật là gì?

Trong một tập thể, tổ chức nếu một cá nhân không có tính kỷ luật, có hành vi vi phạm quy định, nội quy được tổ chức, cơ quan đặt ra hoặc vi phạm quy định pháp luật thì cá nhân đó sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật tương ứng với mức độ vi phạm.

Việc xử lý kỷ luật nhằm mục đích chấn chỉnh lại thái độ, nhận thức của người vi phạm để họ có thể rút kinh nghiệm cho bản thân.

Theo quy định hiện nay, xử lý kỷ luật áp dụng với hai đối tượng:

- Với người lao động trong các tổ chức, công ty/doanh nghiệp

- Với cán bộ, công viên chức

Xử lý kỷ luật đối với người lao động

Nguyên tắc xử lý kỷ luật

Căn cứ Điều 122 Bộ luật Lao động năm 2019, nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a] Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b] Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

c] Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

d] Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

Theo khoản 2, khoản 3 Điều này thì đối với 01 hành vi vi phạm kỷ luật không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động và khi một người lao động cùng lúc có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng hành vi vi phạm nặng nhất.

Ngoài ra theo khoản 4, không được xử lý kỷ luật lao động với người lao động đang:

a] Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b] Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c] Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

d] Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Hình thức xử lý kỷ luật lao động

Căn cứ Điều 124 Bộ luật Lao động năm 2019, có 4 hình thức xử lý kỷ luật lao động, gồm:

Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng, cách chức và sa thải

Xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức

Khoản 1 Điều 2 Nghị định 112/2020 của Chính phủ, quy định nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức:

Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp luật.

Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều này thì mỗi một hành vi vi phạm chỉ xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Đồng thời nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.

Hình thức xử lý kỷ luật

Điều 7 Nghị định 112/2020  quy định các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức được quy định như sau:

Cán bộ

Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

- Khiển trách

- Cảnh cáo

- Cách chức

- Bãi nhiệm

- Khiển trách

- Cảnh cáo

- Hạ bậc lương

- Buộc thôi việc

- Khiển trách

- Cảnh cáo

- Giáng chức

- Cách chức

- Buộc thôi việc

Căn cứ Điều 15 Nghị định 112/2020 của Chính phủ, các hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức được quy định như sau:

viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

- Khiển trách

- Cảnh cáo

- Buộc thôi việc

- Khiển trách

- Cảnh cáo

- Cách chức

- Buộc thôi việc

Trên đây là những thông tin giải đáp về kỷ luật là gì? Nếu còn câu hỏi hay vướng mắc bạn hãy gửi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Pháp luật là gì? Nguồn gốc, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Video liên quan

Chủ Đề