Nước nào giành độc lập đầu tiên ở châu phi

Chiến tranh thế giới thứ hai [1939 - 1945] đã để lại cho các nước Tây Âu nhiều hậu quả nặng nề. Sau chiến tranh, nền kinh tế của các nước này hoàn toàn kiệt quệ: ở Pháp năm 1945 sản xuất công nghiệp chỉ bằng 38%, nông nghiệp chỉ bằng 50% so với năm 1938; Italia tổn thất khoảng 1/3 của cải quốc gia. Nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy, cơ sở kinh tế bị tàn phá, nền sản xuất bị suy giảm. Hơn 70 quốc gia với 1,7 tỷ người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến [chiếm khoảng 74% dân số thế giới lúc đó], khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế.

Cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi khi

Cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi khi phát xít Đức mở cuộc tấn công chớp nhoáng vào lãnh thổ Liên Xô.

Giải thích:

Ở giai đoạn 1 của chiển tranh thế giới thứ hai, Đức giữ thế chủ động. Tuy nhiên, đến giai đoạn hai cục điện chiến tranh đã thay đổi. Tháng 12-1940, Hít-le đã thông qua kế hoạch tấn công Liên Xô với chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng”, đánh nhanh thắng nhanh tận dụng ưu thế về trang thiết bị kĩ thuật và yếu tố bất ngờ. Sau đó, chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” của Đức bị phá sản. Sau đó, Đức chuyển sang đánh chiếm Xtalingrat - nút sống của Liên Xô. Tuy nhiên, Đức lại không thể chiếm được thành phố này. Trận Xtalingrat đã tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh, từ đây Liên Xô và phe Đồng minh đã chuyển sang tấn công đồng loạt trên các mặt trận.

Câu hỏi trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử về quốc gia châu Phi giành được độc lập sau chiến tranh thế giới thứ II đang có nhiều ý kiến tranh luận.

Sau khi kết thúc môn thi Lịch sử, cụm từ "Ấn Độ thuộc châu Phi", "Ấn Độ thuộc châu lục nào" được tìm kiếm nhiều. Nguyên nhân được cho rằng xuất phát từ câu hỏi trong đề: "Sau Chiến tranh thế giới thứ II, một trong những quốc gia ở châu Phi giành được độc lập là?". Đề ra kèm 4 đáp án gợi ý, lần lượt là Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản.

Nhiều thí sinh đã nhầm lẫn chọn Ấn Độ, trong khi đáp án đúng phải là Ai Cập. Mới đây, một số ý kiến lại đặt vấn đề Ai Cập có phải đáp án đúng cho câu hỏi này.

Câu hỏi quốc gia châu Phi giành được độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử.

Theo dịch giả Nguyễn Việt Long, Ai Cập đã chính thức tuyên bố độc lập từ năm 1922 và trở thành vương quốc. Đến năm 1952 [sau Chiến tranh thế giới thứ II, 1941-1945], một nhóm sĩ quan làm đảo chính, lật đổ chế độ quân chủ, thành lập nền cộng hòa. Ngày 23/7/1952 là ngày cách mạng, sau được lấy làm ngày quốc khánh, không phải đến lúc đó Ai Cập mới giành được độc lập. Như vậy, ông Long cho rằng trong tất cả 4 đáp án trên không có đáp án nào đúng.

Tuy nhiên, theo một giáo viên Lịch sử tại TP.HCM, đây là câu hỏi ở mức độ nhận biết. Học sinh chỉ cần dùng phương pháp loại trừ để chọn đáp án. Nói cách khác, trong các đáp án, chỉ có Ai Cập thuộc châu Phi nên các em dễ dàng chọn đáp án này.

Nội dung về nền độc lập của Ai Cập trong sách giáo khoa Lịch sử 12.

"Căn cứ sách giáo khoa làm chuẩn thì người ra đề không sai. Còn xét về quan điểm khoa học, phân tích sâu về nền độc lập của Ai Cập bắt đầu từ khi nào, sẽ có nhiều quan điểm khác nhau", giáo viên này nói.

Tương tự, thầy Phạm Văn Giềng, giáo viên Lịch sử, trường THPT Einstein [Hà Nội], thông tin sách giáo khoa đã viết năm 1952, cuộc binh biến của sĩ quan, binh lính yêu nước đã lật đổ vương triều Pharúc - chỗ dựa của thực dân Anh. Thế nên, cuộc binh biến này vẫn được coi là một phong trào giải phóng dân tộc của Ai Cập.

"Giới sử học vẫn tranh luận rất nhiều về bản chất của ngày cách mạng ở Ai Cập, vương triều Farouk có phải vương triều phản động hay không. Chắc chắn chúng ta còn phải tranh luận nhiều để tìm ra chân lý. Còn đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần dựa vào sách giáo khoa để đưa ra đáp án", thầy Giềng nêu quan điểm.

Ai ngờ đâu Phương Mỹ Chi cùng nằm trong danh sách những thí sinh thi tốt nghiệp nhầm Châu Phi có cả... Ấn Độ. Bởi đôi khi thi cử, thứ mình tự tin nhất lại khiến mình mất điểm nhất là vậy.

Ngày châu Phi [trước đây là Ngày tự do châu Phi và Ngày giải phóng châu Phi] là lễ kỷ niệm hàng năm thành lập Tổ chức châu Phi Thống nhất vào ngày 25 tháng 5 năm 1963. Ngày lễ được tổ chức ở nhiều quốc gia trên lục địa châu Phi, cũng như trên khắp thế giới. Tổ chức này đã được chuyển đổi thành Liên minh châu Phi vào ngày 9 tháng 7 năm 2002 tại Durban, Nam Phi, nhưng ngày lễ vẫn tiếp tục được tổ chức vào ngày 25 tháng 5.

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Đại hội các quốc gia châu Phi độc lập đầu tiên được tổ chức tại Accra, Ghana vào ngày 15 tháng 4 năm 1958. Đại hội được triệu tập bởi Thủ tướng Ghana Kwame Nkrumah, bao gồm các đại diện từ Ai Cập [khi đó là một bộ phận của Cộng hòa Ả Rập Thống nhất], Ethiopia, Liberia, Libya, Maroc, Sudan, Tunisia, Liên minh các dân tộc Cameroon và nước chủ nhà Ghana. Liên minh Nam Phi đã không được mời. Hội nghị cho thấy sự tiến bộ của các phong trào giải phóng dân tộc trên lục địa châu Phi, là biểu tượng cho quyết tâm của người dân châu Phi giải phóng bản thân họ thoát khỏi sự thống trị và bóc lột của nước ngoài. Mặc dù Hội nghị Liên minh châu Phi đã làm việc hướng tới các mục tiêu tương tự kể từ khi thành lập vào năm 1900, đây là lần đầu tiên một cuộc họp như vậy diễn ra trên đất châu Phi.

Hội nghị kêu gọi thành lập Ngày Tự do Châu Phi, một ngày để "... đánh dấu mỗi năm của tiến bộ phong trào giải phóng và tượng trưng cho quyết tâm của người dân châu Phi tự giải phóng mình khỏi sự thống trị và bóc lột của nước ngoài."

Hội nghị đáng chú ý ở chỗ nó đặt nền tảng cho các cuộc họp tiếp theo của các nguyên thủ quốc gia và chính phủ châu Phi trong Nhóm Casablanca và kỷ nguyên của Nhóm Monrovia, cho đến khi thành lập Tổ chức châu Phi Thống nhất [OAU] vào năm 1963.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm năm sau, vào ngày 25 tháng 5 năm 1963, đại diện của 30 quốc gia châu Phi đã gặp nhau tại Addis Ababa, Ethiopia, do Hoàng đế Haile Selassie chủ trì. Đến lúc đó, hơn hai phần ba lục địa đã giành được độc lập khỏi các đế quốc. Tại cuộc họp này, Tổ chức châu Phi Thống nhất đã được thành lập, với mục đích ban đầu là khuyến khích việc phi thực dân hóa ở Angola, Mozambique, Nam Phi và Nam Rhodesia. Tổ chức này cam kết hỗ trợ cuộc chiến được thực hiện bởi các chiến binh tự do, và loại bỏ quyền can thiệp quân sự vào các quốc gia thuộc địa. Một điều lệ đã được đặt ra nhằm tìm cách cải thiện mức sống giữa các quốc gia thành viên. Selassie từng nói, "Có thể hội nghị liên minh này kéo dài 1.000 năm."

Điều lệ được ký bởi tất cả những người tham dự vào ngày 26 tháng 5, ngoại trừ Morocco. Tại cuộc họp đó, Ngày Tự do Châu Phi được đổi tên thành Ngày Giải phóng Châu Phi. Năm 2002, OAU được thay thế bởi Liên minh châu Phi. Tuy nhiên, lễ kỷ niệm đổi tên của Ngày châu Phi tiếp tục được tổ chức vào ngày 25 tháng 5 liên quan đến sự hình thành của OAU.

Lễ kỷ niệm hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày châu Phi tiếp tục được tổ chức ở cả châu Phi và trên thế giới, chủ yếu là vào ngày 25 tháng 5 [mặc dù trong một số trường hợp, các giai đoạn lễ kỷ niệm này có thể được kéo dài trong một vài ngày hoặc vài tuần]. Chủ đề được đặt cho Ngày châu Phi mỗi năm, với năm 2015 là "Năm trao quyền và phát triển phụ nữ theo chương trình nghị sự 2063 của châu Phi". Tại một sự kiện ở thành phố New York năm 2015, Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Jan Eliasson đã gửi một thông điệp từ Tổng thư ký Ban Ki-moon, trong đó ông nói: "Chúng ta hãy... tăng cường nỗ lực cung cấp cho phụ nữ châu Phi tiếp cận tốt hơn với giáo dục, công việc và chăm sóc sức khỏe và bằng cách đó, thúc đẩy quá trình chuyển đổi của châu Phi".

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

Phái đoàn của Morocco chỉ có mặt trong vai trò quan sát, do sự tham dự của Mauritania và việc tranh chấp biên giới đang diễn ra với quốc gia đó.

Chủ Đề