Ông cha ta có câu Phi thương bất phú em hiểu câu nói này như thế nào

Từ lâu, chúng ta quen dùng cụm từ "phi thương bất phú" nhưng cụm từ "phi công bất phú" đã được nhắc đến từ nhiều thế kỷ trước. Vậy "phi thương bất phú" hay "phi công bất phú" mới là đúng?

"Phi thương bất phú" là gì?

Hiểu theo đúng nghĩa, "phi thương" nghĩa là không làm kinh doanh, buôn bán. "Bất phú" nghĩa là không thể phất lên, không thể giàu sang. Vậy hiểu hoàn chỉnh nghĩa là nếu bạn không kinh doanh, không trao đổi và buôn bán thì mãi không thể giàu được.

Trước đây các phú thương, những người mua đi bán lại đã trở thành những người giàu có với nhiều của cải, đất đai gọi là thương gia.

"Phi thương bất phú" hay "phi công bất phú"?

Đây là quan niệm xuất hiện từ thời phong kiến Trung Quốc du nhập vào nước ta được Cụ Bảng nhãn Lê Quý Đôn, một danh sỹ, bác học cuối triều Lê tổng kết lại, thành phương châm phát triển đất nước. Sở dĩ có quan niệm này do xã hội phong kiến nói chung, phong kiến phương Đông nói riêng kinh tế, xã hội chưa phát triển. Tất cả các hoạt động nâng cao kiến thức, dân trí, làm ra của cải vật chất và phân phối đến tay người dùng trong xã hội đều tập trung lại do 4 thành phần gần như 4 lực lượng trong xã hội đảm trách.

4 thành phần đó là: Sỹ, nông, công, thương. Cụ thể: Sỹ được xếp là giai cấp đầu tiên, được xã hội trọng vọng. Sỹ là từ để chỉ tầng lớp trí thức, những người có học có hiểu biết về chữ nghĩa [thầy đồ, thầy thuốc, quan lại, thầy tướng số]. Nông là những người trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá, đốn củi; Công là chỉ những người làm thủ công nghiệp, làm thuê trong các làng nghề truyền thống như dệt, chạm bạc, khâu nón, làm tranh, mộc, rèn...; còn thương nhân là lực lượng buôn bán, phân phối của cải trong xã hội.

Tất cả 4 thành phần xã hội này gọi chung là tứ dân, cùng với đội ngũ vua quan hình thành các tầng lớp, lực lượng xã hội phong kiến. Suốt chiều dài lịch sử phong kiến phương Đông mấy nghìn năm từ Thiên niên kỷ thứ III, II trước Công nguyên đến cuối Thế kỷ XIX, dù các triều đại có thay đổi, nhưng xã hội vẫn cơ bản vận hành và định hình theo mô hình này. 

Cụ Lê Quý Đôn đã tổng kết và xác định vai trò, tính chất của từng loại hình thành câu châm ngôn nổi tiếng là: "Phi sỹ bất hưng, phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt". Nghĩa là không có trí thức thì xã hội không hưng thịnh, không có nông nghiệp thì xã hội bất ổn, không có công nghiệp thì đất nước không giàu, còn không có thương mại thì xã hội không hoạt động. 

Trong hai thành phần của tứ dân là sỹ và nông tiếp tục chia nhỏ ra. Sỹ gồm có 4 loại là: Nho là những người dạy học; Y là những người khám bệnh kê đơn, bốc thuốc; Lý là người hành nghề địa lý chọn hướng làm nhà cửa, đền đài, mồ mả và số là những người làm thầy cúng, thầy bói, lấy số tử vi. Nông gồm 4 thành phần là: Ngư [đánh cá], tiều [hái củi], canh [trồng trọt], mục [chăn nuôi]. Tám thành phần trên cùng với lực lượng công, thương và vua, quan thành 12 thành phần chính trong xã hội , được ví là 12 bến nước khi người con gái đi lấy chồng không biết cập vào bến nào.

Từ câu châm ngôn của cụ Lê Quý Đôn, sau này đã xuất hiện những câu vè vui như "Nhất sỹ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sỹ"… Thực ra cách chia này cũng chỉ là tương đối bởi có người vừa dạy học, vừa xem số tử vi hoặc vừa chăn nuôi, vừa trồng trọt… Dù đến xã hội hiện đại, cách thức chia giai cấp, ngành nghề có khác nhau song cơ bản vẫn không sai lệch mấy so với quan niệm xưa.

Từ quan điểm và câu nói của cụ Lê Quý Đôn cần được hiểu cho đúng là "Phi công bất phú" chứ không phải "phi thương bất phú". "Phi thương" xuất hiện trong thời bao cấp khi có một số người làm ở ngành thương mại, lương thực, buôn bán gian lận có bát ăn bát để, nên nhiều người lầm tưởng là buôn bán mới giàu. Trong xã hội hiện đại hiện nay việc chia giai cấp, thành phần xã hội có khác song về cơ bản 4 loại hình sỹ, nông, công, thương không thể thiếu. Một điều dễ thấy những nước giàu, mạnh đều là quốc gia có nền tảng giáo dục, công nghiệp phát triển. Tư tưởng và quan điểm của người xưa là vấn đề đáng quan tâm, tham khảo song phải hiểu cho đúng, để tránh sai lạc dẫn tới định hướng phát triển sai lầm.

Phạm Miên sưu tầm & biên soạn lại

Nguồn: theo www.tintuc.vn

Đó là câu mà người ta hay nói với nhau khi bàn chuyện làm ăn hay nói chuyện phiếm với nhau về vấn đề lập nghiệp hay làm giàu này nọ.

Và thường thì chúng ta hay mặc định rằng câu nói đó là đúng và đó chính là thực tế của cuộc sống xã hội bây giờ. Ông cha ta đã nói tới nó cả ngàn năm nay rồi, và chuyền từ đời này sang đời khác thì ắt hẳn nó phải là điều thông thái rồi.

Và có lẽ từ động lực đó, hiện nay chúng ta thấy người người bán hàng online, nhà nhà quảng cáo bán hàng online. Kỹ sư nghỉ việc mở quán nhậu. Kế toán nghỉ hẳn ở nhà để bán mỹ phẩm. Rồi giám đốc nghỉ làm để bán trà sữa. Đầy rẫy những ví dụ quanh tôi làm tôi nảy lên những câu hỏi: Có nhất thiết phải làm thế không? Kinh doanh có phải là con đường duy nhất để giàu có? Và giàu có là như thế nào nhỉ?

Những trường hợp tôi kể ở trên, không phải 100% là vì lý do muốn làm giàu bằng kinh doanh, nhưng tôi cũng dám khẳng định tỷ lệ từ bỏ công việc hiện tại rồi kinh doanh để làm giàu là không hề nhỏ. Và vì có lẽ tôi cũng có thể rơi vào tính thế này, nên hôm nay sẽ bàn bạc một chút và xem xét nó cặn kẽ hơn.

Trước tiên là định nghĩa “phú” — sự giàu có là như thế nào? Cái này thì tùy mỗi người nhưng tôi tạm đề xuất giàu có chính là có đủ tiền để mua đa số thứ mà mình mong muốn và không phải lo nghĩ về chuyện tiền nong cơm áo gạo tiền nữa. Ví dụ như cá nhân tôi thì thiết nghĩ chỉ cần số tiền tiết kiệm khoảng 10 tỷ động, cộng thu nhập thụ động hàng tháng khoảng 30 triệu đồng thì đã có thể gọi là “phú” rồi. Tất nhiên số này không thể đem so với các đại gia, nhưng cơ bản là đủ đáp ứng cuộc sống của tôi và không còn phải lo nghĩ chuyện tiền nong nữa. Sẽ có bạn nghĩ là cần nhiều hơn, và cũng có bạn sẽ cần ít hơn. Bạn cần bao nhiêu? Hãy viết ra giấy thử.

Tôi có thể nghĩ đến chuyện kinh doanh để có được khoản tiền đó. Nhưng nhìn lại xung quanh mình, có nhiều anh chị đàn anh đi trước cũng có được cuộc sống sung túc mà họ đâu cần phải đích thân mở doanh nghiệp kinh doanh. Ví dụ một anh thu nhập 100 triệu/tháng với vị trí cấp cao trong một công ty phần mềm. Không tiêu pha quá lố thì mỗi năm anh cũng tiết kiệm được 1 tỷ đồng, sau 10 năm anh đã có 10 tỷ đồng. Đó là chưa kể với số tiền kiếm được hàng tháng, anh hoàn toàn có thể đem đầu tư vào chứng khoán hoặc bất động sản, hoặc nhàn nhất thì gửi ngân hàng thì cũng có thêm tiền lãi. Nên chắc chắn dưới 10 năm anh sẽ có trên 10 tỷ đồng.

Tôi không biết thu nhập thực tế của những người xung quanh mình như thế nào, nhưng có thể dựa vào các báo tiền lương thì thấy rằng các vị trí cấp cao và trung ở Việt Nam hiện tại có thu nhập rất tốt. Nêú mục tiêu của bạn thấp hơn một chút, thì lại càng dễ để đạt được.

Nên đến đây tôi có thể nói là kinh doanh không phải là con đường duy nhất để giàu có. Một người bình thường có thể cố gắng hết sức ở vị trí của mình và thăng tiến từ từ hoàn toàn có thể đạt được mức thu nhập cao và ổn định, đủ để tích lũy cho sự giàu có. Tất nhiên nó sẽ không nhanh như các câu chuyện kinh doanh thành công trên báo chí, nhưng cũng ít rủi ro hơn nhiều. Chắc bạn cũng biết rằng cứ 10 doanh nghiệp thì đến 7 cái làm ăn thua lỗ, và chính người chủ là người mất tiền ấy chứ.

Chốt lại bài này, tôi không hề có ý phản đối việc kinh doanh, mà đằng khác tin rằng kinh doanh chính là động lực để phát triển kinh tế xã hội. Nhưng tôi muốn chia sẻ rằng kinh doanh không phải là con đường duy nhất đến thành công và giàu có. Không phải ai cũng có thể kinh doanh giỏi, nó cần rất nhiều kỹ năng và một chút thiên bẩm. Nên nếu bạn thấy kinh doanh không hợp, thì cũng chẳng sao cả, bạn hoàn toàn có thể làm giàu từ công việc hiện tại của mình bằng cách cố gắng và cống hiến hết sức mình. Nếu bạn là một kế toán xuất sắc thì hãy tiếp tục phấn đấu, đừng vì tham vọng giàu có mà nghỉ việc để kinh doanh những thứ bạn chẳng có hứng thú, để rồi xã hội mất đi một kế toán giỏi, mà lại có thêm một ông chủ thua lỗ. ☺

Nói chuyện vui vui vậy thôi, chúc các bạn luôn vui nhé.

YOLO!

Video liên quan

Chủ Đề