Phan phoi tieng anh la gi

Nhà phân phối là đơn vị phân phối sản phẩm từ công ty đến các đại lý, người tiêu dùng có sử dụng sản phẩm từ nhãn hàng đó.

Distributor is a unit that distributes products from the company to agents and consumers who use products from that brand.

Nhà phân phối là một đại lý cung cấp các mặt hàng, sản phẩm cho các doanh nghiệp, cửa hàng khác rồi bán cho người dùng.

A distributor is an agent that supplies items and products to other businesses and stores and then sells them to users.

Nhà phân phối của Tommy trong ba mươi năm qua, học đã phân phối các thiết bị, sản phẩm gia dụng hàng đầu đất nước.

Tommy’s distributor for the past thirty years, has distributed the country’s leading appliances and household products.

Nhà phân phối độc quyền của chúng tôi đã lựa chọn làm nhà phân phối duy nhất hàng hóa, sản phẩm của chúng tôi tại Mỹ.

Our exclusive distributor has chosen to be the sole distributor of our goods and products in the US.

Chúng tôi có thể tận dụng các mối quan hệ gần gũi với nhà cung cấp, nhà phân phối để tăng tiến độ tiến hành công việc.

We can take advantage of close relationships with suppliers and distributors to speed up work.

Các doanh nhân đã nhanh chóng nhận ra những tình huống khiến họ đánh mất lòng tin vào nhà phân phối. Dù vậy các công ty nhỏ vẫn sẽ chia sẻ một số sản phẩm, dịch vụ nhất định.

Entrepreneurs were quick to recognize situations that caused them to lose trust in their distributors. Even so, small companies will still share certain products and services.

Nhà phân phối độc quyền dịch sang tiếng Anh là exclusive distributor.

Nhà phân phối lớn dịch sang tiếng Anh là big distributor.

Mã của nhà phân phối dịch sang tiếng Anh là distributor code.

Nắp của nhà phân phối dịch sang tiếng Anh là distributor cap.

Định nghĩa nhà phân phối

Nhà phân phối là đơn vị trung gian kết nối nhà sản xuất với đại lý, người dùng sản phẩm của nhà sản xuất đó. Có thể nói nhà phân phối sẽ vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến các đại lý, đại lý nhỏ lẻ.

Phan phoi tieng anh la gi
Những nhà phân phối sẽ nhập số lượng lớn hàng hóa của nhà sản xuất rồi bán lại cho các đơn vị, đại lý. Nhà phân phối cũng sẽ có những dịch như thay thế, hỗ trợ sau bán hàng, kỹ thuật.

Nhà phân phối uy tín là đơn vị có nhiều năm trên thị trường cùng các chế độ đổi trả hàng chính hàng, thời gian giao nhận hàng nhanh. Khách hàng nên lấy thông tin nhà phân phối của doanh nghiệp, đơn vị sản xuất để đảm bảo nguồn hàng chất lượng.

Nhà phân phối đa dạng các loại hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp, đơn vị sản xuất tung ra được nhiều sản phẩm hơn. Bạn cũng cần thương lượng vấn đề cung cấp độc quyền sản phẩm để có thể được giá tốt nhất.

Nhà phân phối cần chuẩn bị nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu nhập lượng lớn hàng hóa và công nợ của các đại lý. Những thiết bị phục vụ công việc phân phối như kho bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc cùng nhân sự để quản lý công việc

Nhà phân phối độc lập sẽ có bộ phận bán hàng riêng để phục vụ nhu cầu công việc. Công việc phân phối cần riêng biệt và các bộ phận này nên theo dõi bằng hệ thống camera giám sát, lập báo cáo riêng biệt.

Bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi nhà phân phối tiếng anh là gì. Đồng thời cung cấp đến bạn những thuật ngữ liên quan đến nhà phân phối được dịch song ngữ Anh Việt. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn hơn, cảm ơn bạn đã xem bài viết này.

Ý Chính

  1. Đại lý phân phối tiếng anh là gì?
  2. 7 điều quan trọng trong hợp đồng đại lý phân phối doanh nghiệp thường bỏ qua
    1. Quyền sở hữu trí tuệ                                        
    2. Bảo mật
    3. Hoa hồng (chiết khấu)
    4. Đổi trả sản phẩm
    5. Khu vực phân phối
    6. Điều khoản cạnh tranh
    7. Mức tồn kho và xử lý hàng tồn kho

Hôm nay, orderhangtrungquoc.vn sẽ giải đáp thắc mắc của một vài bạn hỏi: Đại lý phân phối tiếng anh là gì? Vậy cùng orderhangtrungquoc.vn tìm hiểu nhé.

Phan phoi tieng anh la gi

Đại lý phân phối tiếng anh là gì?

Đại lý phân phối ( distribution agents) là một đơn vị trung gian kết nối sản phẩm từ công ty đi đến các đại lý hoặc người tiêu dùng. Hoặc có thể hiểu đơn giản như sau “Nhà phân phối là người mua, trử hàng vào kho và bán lại cho các đại lý hay nhà phân phối lẻ. Họ thường cung cấp thông tin kỹ thuật, hay dịch vụ bảo hành nếu có cho các mặt hàng này”.

7 điều quan trọng trong hợp đồng đại lý phân phối doanh nghiệp thường bỏ qua

Hợp đồng đại lý phân phối là một loại hợp đồng thương mại có đặc thù riêng. Trong quá trình cung cấp dịch vụ, PLF nhận thấy doanh nghiệp khi ký kết loại hợp đồng này thường bỏ qua hoặc thỏa thuận không đầy đủ các nội dung sau:

Quyền sở hữu trí tuệ                                        

Cần quy định cụ thể về các trường hợp nhà phân phối sử dụng tên nhãn hiệu, khẩu hiệu, hình ảnh sản phẩm của nhà cung cấp. Mục đích việc sử dụng này có thể nhằm kinh doanh, khuyến mại, quảng cáo hoặc các hoạt động tiếp thị khác,… Do đó, trong hợp đồng cần có điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ, trong đó quy định chi tiết về các trường hợp nhà phân phối phải được nhà cung cấp chấp thuận trước khi sử dụng hoặc sử dụng mà không cần sự chấp thuận hay thông báo đến nhà cung cấp.

Bảo mật

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các thông tin về kế hoạch bán sản phẩm, chiến dịch khuyến mãi, số liệu bán hàng,… cần được bảo mật. Do đó, nhà cung cấp cần quy định về việc bảo mật để đảm bảo nhà phân phối không được cung cấp một phần hay toàn bộ các thông tin này đến bên thứ ba.

Ngoài ra, nhà phân phối có thể tự bảo vệ mình bằng cách chỉ cung cấp những thông tin thật sự cần thiết cho các đối tác, kèm theo đó là buộc nhà phân phối phải có cam kết bảo mật thông tin với nhà cung cấp.

Hoa hồng (chiết khấu)

Hợp đồng cần quy định cụ thể về tỷ lệ chiết khấu đối với nhà phân phối. Tùy theo từng hợp đồng có thể quy định tỷ lệ hoa hồng theo doanh số tháng hoặc quý. Ngoài ra, nhà cung cấp còn có thể quy định về mức hoa hồng theo cả doanh số tháng và quý đó.

Trong trường hợp nhà phân phối đạt chỉ tiêu doanh thu trong một số tháng nhất định hoặc theo năm thì nhà cung cấp có thể quy định về mức hoa hồng được nhận thêm.

Phương thức nhận hoa hồng cũng là một trong những vấn đề mà doanh nghiệp cần phải lưu ý. Cần quy định rõ hoa hồng sẽ được tính bằng theo tỷ lệ phần trăm hoặc con số cụ thể. Trong thực tiễn kinh doanh, có 2 phương thức nhận hoa hồng là hoa hồng sẽ được khấu trừ trực tiếp vào hóa đơn bán hàng (không được nhận bằng tiền) hoặc hoa hồng sẽ được nhận bằng tiền.

Đổi trả sản phẩm

Hợp đồng cần quy định về điều kiện hoàn trả hoặc đổi sản phẩm, mức giá hoàn trả/ đổi, thời gian hoàn trả/đổi, các tài liệu kèm theo, phương thức thanh toán, quy trình thực hiện ảnh hưởng của việc hoàn trả/đổi đến các điều khoản khác của hợp đồng,…

Khu vực phân phối

Khu vực phân phối cần được quy định cụ thể trong hợp đồng. Theo đó, bên phân phối có nghĩa vụ chỉ bán sản phẩm trong khu vực đã được chỉ định.

Trong trường hợp điều chỉnh phạm vi phân phối thì cần có sự thỏa thuận, thống nhất bằng văn bản của các bên.

Điều khoản cạnh tranh

Dựa theo khu vực phân phối nêu trên, nhà phân phối nên có yêu cầu trong phạm vi đã liệt kê, nhà cung cấp sẽ không phân phối hàng hóa đến thứ ba nào khác. Điều này nhằm đảm bảo về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm.

Mức tồn kho và xử lý hàng tồn kho

Hợp đồng phân phối thường quy định về việc nhà phân phối cần duy trì một số lượng hàng nhất định để đảm bảo cung ứng ra thị trường. Tuy nhiên, cần lưu ý về việc quy định mức hàng tồn kho cụ thể căn cứ vào tình hình kinh doanh, thị trường phân phối cho phù hợp. Bên cạnh đó, các bên cần thỏa thuận các điều khoản cụ thể về phương thức xử lý hàng tồn kho như giảm giá, tặng, đổi sản phẩm,…