Pháo hoa 2022 bắn ở đâu

Theo kế hoạch mới ban hành, thời điểm bắn pháo hoa từ 0h đến 0h15 ngày 1/2 [tức đêm giao thừa Tết Nhâm Dần 2022], kinh phí từ nguồn xã hội hóa.

Pháo hoa tại Công viên Thống Nhất dịp Tết Nguyên đán 2021. Ảnh: Ngọc Thành

Tết Dương lịch vừa qua, Hà Nội không tổ chức bắn pháo hoa cũng như các điểm biểu diễn văn hóa nghệ thuật và countdown chào năm mới 2022. Thay vào đó, thành phố tổ chức một số hoạt động trực tuyến.

Đây là năm thứ hai liên tiếp Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại một điểm vào đêm giao thừa trong bối cảnh Covid-19 phức tạp. Dịp giao thừa những năm trước đó, thành phố đều tổ chức bắn pháo hoa tại tất cả 30 quận, huyện, thị xã.

Trong chỉ thị về tổ chức Tết Nhâm Dần 2022, Ban Bí thư cũng yêu cầu các địa phương căn cứ tình hình cụ thể, cân nhắc thận trọng việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới 2022 và Tết Nguyên đán. Việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới phải được quyết định trên cơ sở bảo đảm tiết kiệm, an toàn, không sử dụng ngân sách nhà nước.

Võ Hải

Thông tin được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đưa ra tại cuộc họp giao ban trực tuyến với các quận, huyện, sáng 19/1.

Theo Chủ tịch Hà Nội, thành phố đã xin ý kiến Chính phủ về việc bắn pháo hoa đêm giao thừa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Tuy nhiên, Trung ương đề nghị Hà Nội không thực hiện việc này và thành phố sẽ chấp hành nghiêm túc.

Pháo hoa tại Công viên Thống Nhất dịp Tết Nguyên đán 2021. Ảnh: Ngọc Thành

Hồi đầu tháng 1, Hà Nội ban hành kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp trong 15 phút để phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán 2022. Thời điểm bắn pháo hoa từ 0h đến 0h15 ngày 1/2 [tức đêm giao thừa Tết Nhâm Dần 2022], kinh phí từ nguồn xã hội hóa.

Dịp Tết Dương lịch vừa qua, Hà Nội không tổ chức bắn pháo hoa cũng như các điểm biểu diễn văn hóa nghệ thuật và countdown chào năm mới 2022.

Khoảng hai tuần gần đây, số ca mắc mới của Hà Nội luôn dẫn đầu cả nước và tiệm cận mức 3.000 ca. Tính trong đợt dịch lần thứ 4 [từ ngày 29/4 đến nay] trên địa bàn thành phố ghi nhận 97.260 ca dương tính [không tính ca nhập cảnh và ghi nhận tại các bệnh viện trước ngày 30/9/2021], trong đó 27.365 ca cộng đồng và 69.895 ca khu cách ly.

Võ Hải

[PLO]- TP.HCM sẽ bắn pháo hoa vào dịp Lễ 30-4 tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn [phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức] và tại Công viên Văn hóa Đầm Sen [phường 3, quận 11].

Video: 2 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30-4 tại TP.HCM

UBND TP.HCM vừa có công văn khẩn gửi các đơn vị về việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 47 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước [30/4/1975 - 30/4/2022].

Theo đó, UBND TP.HCM thống nhất tổ chức bắn pháo hoa tại hai điểm như đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao và Bộ Tư lệnh TP.

Pháo hoa sẽ được bắn tầm cao tại khu vực đầu hầm vượt sông Sài Gòn. Ảnh: HOÀNG GIANG

Cụ thể, một điểm bắn tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn [phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức], một điểm tầm thấp tại Công viên Văn hóa Đầm Sen [phường 3, quận 11].

Thời gian bắn pháo hoa từ 21 giờ đến 21 giờ 15 ngày 30-4. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh HTV 9 Đài Truyền hình TP.

UBND TP.HCM giao Bộ Tư lệnh TP phối hợp cùng các sở, ngành đảm bảo kinh phí phục vụ hai điểm bắn pháo hoa.

Công an TP được giao phối hợp với Bộ Tư lệnh TP đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình vận chuyển đạn pháo hoa, các điểm bắn pháo hoa và các khu vực người dân tập trung xem, đồng thời bố trí xe chữa cháy, ca nô, lực lượng túc trực khi có lệnh.

Công an TP cũng sẽ phối hợp với Sở GTVT tổ chức phân luồng giao thông tại các khu vực người dân tập trung xem pháo hoa; giải tỏa việc neo đậu và tạm dừng mọi hoạt động của các phương tiện giao thông đường thủy tại khu vực xung quanh hướng lên đường hầm sông Sài Gòn từ 20 giờ 30 đến 22 giờ ngày 30-4.

UBND TP giao Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP giao tuần tra trên sông hướng lên đường hầm sông Sài Gòn.

Sở GTVT phối hợp với các đơn vị phân luồng các tuyến đường trên bộ, dưới sông xung quanh khu vực bắn pháo hoa; không cho các phương tiện lưu thông đậu, dừng trong phạm vi các vị trí bắn pháo hoa từ 1.000 m trở ra.

LÊ THOA

Bắn pháo hoa chào đón năm mới 2021 tại hồ Hoàn Kiếm - Ảnh: PHẠM TUẤN

Ngày 30-12, Sở Văn hóa - thể thao Hà Nội cho biết để đảm bảo an toàn phòng dịch, thủ đô sẽ không tổ chức các hoạt động ngoài trời chào đón năm mới 2022.

Cụ thể, TP sẽ không tổ chức bắn pháo hoa cũng như các điểm biểu diễn văn hóa nghệ thuật và đếm ngược [countdown] chào năm mới như các năm trước.

Thay vào đó, Hà Nội sẽ tổ chức một số hoạt động trực tuyến để chào đón năm mới, một số chương trình giao lưu văn nghệ đón xuân được phát sóng trên truyền hình địa phương.

Hoạt động đếm ngược, bắn pháo hoa những năm trước đây đa phần được tổ chức ở khu vực quanh hồ Gươm, thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm [Hà Nội].

Tuy nhiên, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cho hay thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP Hà Nội trong dịp cuối năm Tết dương lịch, đồng thời do dịch bệnh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đang ở cấp độ 3 nên các hoạt động chào đón năm mới 2022 trên địa bàn đều dừng lại.

Trước đó, chiều 29-12, Phó bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong chủ trì phiên họp trực tuyến với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã về các giải pháp phòng, chống dịch tại thủ đô.

Ông Phong dự báo trong dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp khi Việt Nam đã ghi nhận trường hợp nhiễm biến chủng Omicron.

Ông Nguyễn Văn Phong lưu ý từ nay đến Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, đặc biệt là có khoảng 140.000 người Việt Nam ở nước ngoài đăng ký về nước ăn Tết; lượng người dân từ các tỉnh, thành trở về Hà Nội ăn Tết tăng cao nên tình hình dịch còn diễn biến khó lường.

Hà Nội: Chưa phát hiện thêm F0 mang biến chủng Omicron

PHẠM TUẤN

Sau cuộc họp Thường trực Thành ủy Hà Nội về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn ngày 02/02/2021, thành phố nghiên cứu phương án chỉ bắn pháo hoa tầm cao tại một điểm thích hợp, truyền hình trực tiếp để phục vụ người dân. Điểm bắn pháo hoa này sẽ không được tập trung đông người, đảm bảo yêu cầu nghiêm ngặt về phòng, chống dịch.

Trước đó, Hà Nội quyết định bắn pháo hoa tại 30 quận, huyện với 06 điểm tầm cao và 24 điểm tầm thấp. Trong đó, 06 điểm bắn pháo hoa tầm cao gồm: hồ Gươm; vườn hoa Lạc Long Quân [quận Tây Hồ]; sân vận động Mỹ Đình [Nam Từ Liêm]; công viên Thống Nhất [Hai Bà Trưng]; hồ Văn Quán [Hà Đông]; thành cổ Sơn Tây [thị xã Sơn Tây]; 24 điểm bắn pháo hoa giao thừa tầm thấp tại các quận, huyện còn lại.
 

Tại Hải Phòng

Cũng giống như Hà Nội, chiều 02/02/2021, Thành ủy Thành phố Hải Phòng quyết định chỉ bắn một điểm pháo hoa duy nhất bên bờ biển Đồ Sơn để làm cầu truyền hình trực tiếp phục vụ người dân. 12 điểm bắn pháo hoa tại trung tâm thành phố và các quận, huyện được lên kế hoạch trước đó, bị dừng lại. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, lễ hội truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán cũng không được tổ chức.
 

Tại Hải Dương

Thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương được coi là “tâm dịch” trong đợt bùng phát Covid-19 lần này. Vì thế, nhiều địa phương của Hải Dương đã bị phong tỏa, giãn cách cho đến hết ngày 6 Tết.

Vì vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã ban hành Chỉ thị số 10-CT/TU yêu cầu dừng tổ chức Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc, không tổ chức các hoạt động lễ hội tập trung đông người; không tổ chức bắn pháo hoa Tết Tân Sửu.

Các dịch vụ được phép hoạt động phục vụ Tết Tân Sửu, nhất là việc tổ chức chợ hoa xuân, phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch.


Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 2021 [Ảnh minh họa]
 

Tỉnh Hưng Yên

Tỉnh Hưng Yên ngày 30/01/2021 đã ban hành Công văn số 208/UBND-KGVX thông báo không tổ chức bắn pháo hoa đêm giao thừa Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 nhằm bảo đảm các yêu cầu của công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh cũng đã dừng một số hoạt động như: hội chợ xuân Tân Sửu, các cuộc hội họp, hội nghị trên 30 người; hạn chế việc đi lại, tập trung đông người đến các khu du lịch tâm linh, cơ sở vui chơi, giải trí... 
 

Tỉnh Hà Nam

Thông tin từ tỉnh Hà Nam cho biết tỉnh tạm dừng hoạt động kinh doanh: karaoke, massage, trò chơi điện tử online và offline; dừng hoạt động bắn pháo hoa và văn nghệ đêm giao thừa năm 2021 tại Nhà văn hóa trung tâm tỉnh; dừng tổ chức 03 lễ hội gồm: Tịch điền, Phát lương Đức Thánh Trần đền Trần Thương và khai hội chùa Tam Chúc năm 2021.

Tỉnh Vĩnh Phúc

 

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy thống nhất không tổ chức bắn pháo hoa chào mừng Tết nguyên đán Tân Sửu năm 2021 tại tất cả các địa phương [kể cả các địa phương đã được đồng ý chủ trương cho bắn pháo hoa]; không tổ chức các hoạt động tập trung đông người trên địa bàn tỉnh.
 

Tỉnh Bắc Kạn

Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ngày 31/01/2021 đã ban hành văn bản quy định về việc không tổ chức bắn pháo hoa chào mừng Tết nguyên đán Tân Sửu năm 2021 tại tất cả các địa phương [kể cả các địa phương đã được đồng ý chủ trương cho bắn pháo hoa]; không tổ chức các hoạt động tập trung đông người trên địa bàn tỉnh.

Ngoài các tỉnh, thành phố đã kể trên, nhiều địa phương cũng đang cân nhắc hủy bắn pháo hoa đêm giao thừa để tránh tập trung đông người, đối phó với dịch Covid-19 như An Giang, Đồng Tháp…
 

Tỉnh Thanh Hóa

Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết dù trên địa bàn tỉnh từ đầu năm 2021 đến nay chưa có ca dương tính Covid-19 nào, nhưng hiện tình hình dịch trong nước đang diễn biến phức tạp. Do đó, thường trực tỉnh ủy quyết định dừng bắn pháo hoa ở 03 điểm như dự kiến ban đầu tại huyện Ngọc Lặc, thị xã Nghi Sơn và thị xã Bỉm Sơn.

Riêng điểm bắn pháo hoa tại TP Thanh Hóa, tùy diễn biến của dịch bệnh, nếu dịch tiếp tục được kiểm soát tốt thì chương trình bắn pháo hoa vẫn diễn ra như dự kiến, còndịch diễn biến phức tạp sẽ hủy cả điểm này.

Với tình hình có thêm nhiều ca Covid-19 mới trong những ngày gần đây, dự kiến sắp tới sẽ có thêm nhiều địa phương không bắn hoặc hủy nhiều địa điểm bắn pháo hoa đêm giao thừa Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Người dân cần liên tục cập nhật liên tục chỉ đạo của các tỉnh để có kế hoạch khác đêm giao thừa.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Các loại pháo hoa không gây tiếng nổ được đốt dịp Tết 2021

Video liên quan

Chủ Đề