Phoi ơ bắc là nhà triết học theo trường phái nào

Phoi-ơ-bắc là nhà triết học theo trường phái nào?

A. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.

B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan

C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

D. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

Hướng dẫn

Chọn D là đáp án đúng

Ludwig Andreas Feuerbach [1804-1872] là nhà triết học người Đức. Ông là một trong những nhà triết học lớn của triết học cổ điển Đức. Ông là học trò của Hegel và từng tham gia vào phái Hegel trẻ, mặc dù có chịu ảnh hưởng của Hegel nhưng những tư tưởng của ông khác hoàn toàn so với Hegel. Thứ nhất, về thế giới quan, ông là nhà triết học của duy vật, còn Hegel lại theo thuyết duy tâm. Theo Feuerbach, bản chất của thế giới là vật chất, giới tự nhiên không hề phụ thuộc vào con người, nằm ngoài tầm kiểm soát của con người, không do một ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được. Trong khi đó Hegel lại cho rằng khởi nguồn của thế giới là một "ý niệm tuyệt đối", thần bí. Còn về phương pháp luận, Feuerbach lại theo quan điểm của siêu hình, còn Hegel lại là nhà biện chứng. Feuerbach cho rằng sự thay đổi của lịch sử loài người chỉ là sự khác nhau về tôn giáo. Ông đã tuyệt đối hóa mọi mặt sinh học của con người, không thấy mặt xã hội của con người. Còn Hegel lại bày tỏ sự phát triển của lịch sử là sự vận động không ngừng. Về thế giới quan, rõ ràng Feuerbach tiến bộ hơn người thầy của mình nhưng về phương pháp luận, Feuerbach còn có chỗ cần phải xem lại. Chính nhờ hai nhà triết học lớn này, Marx đã sáng tao ra học thuyết Marx nổi tiếng. Ông đã rút ra từ các nhà triết học cổ điển Đức trên những điểm tiến bộ về tư tưởng để sáng tạo ra học thuyết quan trọng, góp phần thúc đẩy phong trào công nhân. Đó là học thuyết duy vật biện chứng, một tinh hoa của triết học thế giới.

Ludwig Feuerbach

Sinh[1804-07-28]28 tháng 7 năm 1804
Landshut, Tuyển hầu quốc BayernMất13 tháng 9 năm 1872[1872-09-13] [68 tuổi]
Rechenberg gần Nuremberg, Đế quốc ĐứcHọc vịĐại học Heidelberg [không có bằng]
Đại học Berlin
Đại học Erlangen
[Ph.D./Dr. phil. habil., 1828]Thời kỳTriết học thế kỷ 19VùngTriết học phương TâyTrường pháiChủ nghĩa duy vật nhân bản[1]
Chủ nghĩa nhân văn thế tục[2]
Thanh niên Hegel [thập niên 1820]Luận văn

  • De infinitate, unitate, atque, communitate, rationis [On the Infinitude, Unity, and Universality of Reason] [tháng 7 năm 1828]
  • De ratione una, universali, infinita [The One, Universal, and Infinite Reason] [tháng 11 năm 1828]

Đối tượng chính

Triết học tôn giáo

Tư tưởng nổi bật

Tôn giáo là sự phóng chiếu ra bên ngoài của bản chất bên trong con người

Ảnh hưởng bởi

  • Hegel, Karl Daub, Friedrich Schleiermacher, Friedrich Heinrich Jacobi, Spinoza

Có ảnh hưởng tới

  • Karl Marx, Friedrich Engels, Charles Darwin, Max Stirner, Sigmund Freud, Friedrich Nietzsche, Martin Buber, Bruno Bauer, Richard Wagner

Chữ ký

Ngoài quan điểm duy vật siêu hình như nói ở trên, Feuerbach còn là một trong những nhà triết học phản đối Thuyết bất khả tri. Ông cho rằng con người hoàn toàn có khả năng nhận thức được giới tự nhiên. Một người thì không thể nhận thức đầy đủ, nhưng cả loài người qua các thế hệ có nhận thức đầy đủ và đúng đắn. Đây là một ý kiến rất quan trọng bởi nó thúc đẩy con người tìm tòi thế giới xung quanh, từ đó tăng lượng tri thức, đặc biệt là trong những năm 90 của thế kỷ XX.

Khi bàn về quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:

"Người trong cung điện thì suy nghĩ khác người trong túp lều".

  1. ^ Axel Honneth, Hans Joas, Social Action and Human Nature, Cambridge University Press, 1988, p. 18.
  2. ^ Robert M. Price, Religious and Secular Humanism – What's the difference?

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ludwig_Andreas_Feuerbach&oldid=67517910”

Phoi-ơ-bắc là nhà triết học theo trường phái nào?
A. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
D. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

Spoiler: Hướng dẫn

Chọn D là đáp án đúng

Video liên quan

Chủ Đề