Phong cách làm việc của các doanh nghiệp Mỹ

Bên cạnh những tương đồng trong văn hóa doanh nghiệp, Mỹ và Nhật Bản còn đại diện cho hai phong cách đối lập nhau. Trong khi các doanh nghiệp Nhật coi trọng giá trị cộng đồng, thận trọng khi đưa ra quyết định hay dành sự ưu tiên hàng đầu cho công việc thì điều đó lại hoàn toàn ngược lại với các doanh nghiệp Mỹ.

Điều gì làm nên sự khác biệt giữa hai cường quốc kinh tế lớn hàng đầu thế giới này?

1.Thời gian cho những quyết định kinh doanh

Thông thường, những quyết định được các doanh nghiệp Mỹ được đưa ra nhanh chóng do đó có thể dẫn tới một vài sai lầm không đáng có. Trong khi đó các quyết định của các doanh nghiệp Nhật Bản chỉ đưa ra sau quá trình dài bàn bạc kĩ lưỡng, nhưng cũng vì đó mà có phần bảo thủ.

2. Vai trò, trách nhiệm của cá nhân và nhóm

Vai trò cá nhân đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định vào mục tiêu chung của công ty. Tuy nhiên với người Nhật, thành công là do nỗ lực trách nhiệm của cả một nhóm người.

3.Lợi nhuận

Các doanh nghiệp Mỹ coi trọng lợi nhuận kinh tế và làm tất cả để thu được lợi nhuận đó. Người Nhật cũng chú trọng lợi nhuận, nhưng bên cạnh đó họ cũng suy xét tới chi phí cho quá trình tạo ra lợi nhuận đó.

4.Đầu tư mạo hiểm

Nếu bạn là đối tác của một doanh nghiệp Mỹ, họ sẵn sàng cam kết thỏa mãn những yêu cầu từ phía bạn, dù cho trên thực tế họ chỉ có thể thực hiện 50 – 70 % tròn số đó. Tuy nhiên khi đã bắt tay vào công việc, họ sẽ làm hết sức để hoàn thành 100%. Ngược lại, người Nhật sẽ không nói đồng ý với những gì họ không chắc và coi đó là văn hóa doanh nghiệp cần có.

5.Mâu thuẫn và đồng nhất

Bản thân là một quốc gia đa văn hóa, các doanh nghiệp Mỹ coi trọng sự đa dạng đó trong bản thân chính doanh nghiệp mình. Sự phân hóa về cách tư duy là điều không tránh khỏi, do đó họ không thể tiến hành mọi việc mà không định hướng từ đầu. Tuy nhiên một trong những kĩ năng giao tiếp quan trọng của Nhật là nói ít làm nhiều, mỗi người phải tự hiểu được hoàn cảnh của công ty và đôi khi phải làm việc mà không có trao đổi trước.

6.Thời gian họp mặt

Những cuộc họp hay gặp mặt ngắn và với ít người được người Mỹ cho rằng sẽ giúp họ dễ hợp tác hơn, trong khi người Nhật đánh giá cao vai trò các cuộc họp và dành nhiều thời gian cùng nhiều người để lấy sự đồng thuận.

7.Truyền thông với khách hàng

Với người Mỹ, liên hệ với khách hàng qua email và số điện thoại là nét văn hóa vốn có. Người Nhật tuy vậy lại thường ưu ái hơn cho những cuộc gặp gỡ khách hàng trực tiếp.

8.Phong cách làm việc

Các doanh nghiệp Mỹ và Nhật Bản nhìn chung đều khá linh động trong phong cách làm việc. Doanh nghiệp Mỹ cho phép nhân viên làm việc tại nhà, ngay tại nơi làm việc họ cũng còn có những phỏng nghỉ giúp nhân viên có được sự yên tĩnh và thoải mái cần thiết.

Người Nhật hầu hết đều làm việc tại văn phòng. Các văn phòng này có mô hình gần giống như trường học và chú trọng vào sự nghiêm túc khi làm việc.

9.Chế độ đãi ngộ nhân viên

Công ty Mỹ giữ chân nhân viên bằng việc động viên họ mua cổ phiếu đầu tư cho công ty. Trong khi công ty Nhật khích lệ họ bằng những khoản tiền thưởng trực tiếp.

10.Đời sống cá nhân

Thời gian cho bản thân và gia đình được ưu tiên hàng đầu với người Mỹ. Họ luôn hướng tới sự cân bằng và cho đó là việc cần thiết. Trong khi với người Nhật, cuộc sống lại chính là công việc.

Với mỗi quốc gia, việc phát triển nền kinh tế dựa trên những nền tảng khác nhau đòi hỏi những “bí kíp” riêng và phù hợp.

Văn hóa công sở là động lực thúc đẩy văn hóa công sở phát triển lên một tầm cao mới đồng thời là những nét đặc trưng để đánh giá chất lượng doanh nghiệp. Dưới đây là 9 nét văn hóa công sở của dân văn phòng Mỹ

Đồng phục không bắt buộc

Nếu tại các nước phát triển ở Châu Á, dân công sở thường mặc đồng phục cơ quan để thể hiện sự trang trọng, nghiêm túc thì với người Mỹ là ngược lại.

Những nhân viên Mỹ không nhất thiết phải mặc bất cứ bộ đồ công sở nào, trái lại họ được thoải mái ăn mặc theo gu thời trang của mình. Điều này giúp họ có tinh thần thoải mái mỗi khi đi đến làm việc.

Tuy nhiên việc đó không đồng nghĩa rằng văn hóa công sở chấp nhận bất cứ trang phục gì. Tại nơi làm việc, nhân viên chú ý diện những bộ đồ không quá phô trương, kín đáo, không để lộ cơ thể.

Tuy nhân viên được thoải mái ăn mặc theo gu thời trang của mình, song một số lĩnh vực làm việc đặc biệt vẫn yêu cầu những bộ trang phục trang trọng, lịch thiệp như áo vest hay cà vạt.

Các quy tắc trang phục công sở bị ảnh hưởng bởi văn hóa công sở, mức độ thâm niên, lĩnh vực hay thậm chí cả khí hậu thành phố. Nếu nhân viên không muốn bị đánh giá thấp thì hãy nhớ luôn luôn ăn mặc gọn gàng, chỉn chu và hãy hỏi nhân sự về quy định trang phục.

Trong những dịp trang trọng như các cuộc họp, phỏng vấn hay ngay đầu tiên đi làm, hãy ghi điểm với người đối diện bằng trang phục phù hợp.

Cường độ làm việc cao

Nét văn hóa công sở đặc trưng của nhân viên Mỹ là làm việc với cường độ cao. Cũng giống như người Nhật, người Mỹ rất quý trọng thời gian, họ luôn tận dụng tối đa thời gian của mình để hoàn thành công việc của mình với hiệu quả cao nhất.

Trong giờ làm việc, người Mỹ thường rất nghiêm túc và chú tâm vào nhiệm vụ của mình, thường rất ít có thời gian bàn tán hay nói về chuyện ngoài lề. Hay họ thường phân biệt rạch ròi giữa thời gian làm việc và thời gian vui chơi. Đây là một điểm trong văn hóa công sở khiến các nước khác trên thế giới nên học hỏi.

Sự bình đẳng nơi công sở

Trong thời gian làm việc, các nhân viên thường xưng hô bằng tên. Thậm chí họ còn đặt cho nhau biệt danh để xưng hô cho thân mật khi làm việc.

Hơn nữa, trong văn hóa công sở của Mỹ, các nhân viên có thể tiếp cận nhiều hơn với cấp trên và thể hiện một cách tiếp cận thoải mái về ăn mặc và giao tiếp. Khi không chắc chắn, bạn có thể hỏi cấp trên của bạn thích được gọi như thế nào. Những nhà lãnh đạo cũng rất tôn trọng và lắng nghe ý kiến đóng góp của cấp dưới.

Chính sự bình đẳng nơi công sở giúp cho nhân viên có thể thoải mái làm việc và đóng góp hết khả năng của mình trong công việc. Điều này đã giúp cho các doanh nghiệp Mỹ ngày càng lớn mạnh và phát triển.

Cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Trong văn hóa công sở của người Mỹ, ngoài giao tiếp bằng lời nói thì các nhân viên trong các doanh nghiệp hay công ty còn dùng hình thức "body language". Body language là hình thức giao tiếp thông qua ngôn ngữ cơ thể như biểu cảm khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười, bằng tay hay các tư thế.

Nhân viên công sở của Mỹ thường sử dụng body language trong các trường hợp cần giữ im lặng. Hoặc trong văn hóa công sở, body language còn thể hiện sự dễ gần, thân thiện, nhiệt tình. Và những người này biết tận dụng ngôn ngữ cơ thể sẽ được đánh giá rất cao trong các doanh nghiệp Mỹ.

Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc người Mỹ thích tiếp xúc cơ thể khi giao tiếp. Việc tiếp xúc mà không phải là một cái một cái bắt tay và các cử chỉ như ôm thường được coi là không phù hợp ở nơi làm việc.

Nguồn: Aaevietnam

Thời gian làm việc dài

Bầu không khí bình thường của nhiều văn phòng Hoa Kỳ chỉ ra rằng người Mỹ làm việc chăm chỉ hơn hầu hết các quốc gia công nghiệp hóa. Điều đó có nghĩa là thời gian làm việc của bạn dài hơn, ít ngày nghỉ hơn và cảm giác rằng bạn luôn luôn bận rộn.

Người Mỹ làm việc nhiều giờ hơn và nghỉ ít hơn so với hầu hết các quốc gia công nghiệp hóa khác. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy người Mỹ làm việc nhiều hơn khoảng 20% so với các đối tác châu Âu [tương đương với một ngày bổ sung mỗi tuần] và nghỉ ít ngày hơn mỗi năm. Tuần làm việc tiêu chuẩn là Thứ Hai đến Thứ Sáu, 9:00 sáng đến 5:00 chiều, nhưng sẽ linh hoạt với thời gian của bạn.

Không giống như nhiều quốc gia khác, Mỹ không có luật giới hạn số giờ làm việc mỗi tuần và nhiều nhân viên được trả lương dự kiến sẽ làm việc nhiều giờ hơn hoặc có sẵn cho các cuộc họp sau giờ làm việc.

Vì Mỹ đặt ra luật lao động ở cả cấp quốc gia và tiểu bang, có thể có những khác biệt quan trọng giữa làm việc tại bang New York và California. Các bạn có thể nghiên cứu quy định về các vấn đề như giờ làm việc, làm thêm giờ, tiền nghỉ lễ, an toàn tại nơi làm việc tại Bộ Lao động Hoa Kỳ và Bộ Lao động Tiểu bang của bạn.

Sự giao tiếp trong văn phòng

Trong giao tiếp, người Mỹ thường đề cập vào đúng trọng tâm câu chuyện một cách trực tiếp. Điều này được đánh giá là thẳng thắn, đáng tin cậy và giúp công việc trở nên hiệu quả, nhanh chóng.

Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc thẳng thừng chỉ trích, lên án hay phản bác gay gắt. Để giao tiếp có hiệu quả, nhân viên nên đề cập đến sự bất đồng quan điểm một cách nhẹ nhàng, đưa ra những lí lẽ thuyết phục tránh cãi vã không đáng có.

Trong văn hóa công sở của Mỹ, việc đề cập đến tuổi tác, thu nhập, tôn giáo, chính trị là điều tuyệt đối cấm kỵ. Để tránh xung đột, không nên hỏi hay góp ý cho đồng nghiệp về những vấn đề này. Thay vào đó, nên chọn các chủ đề trung lập như sở thích, giải trí, thể thao hoặc các hoạt động giải trí khác.

Các nguyên tắc trong cuộc họp

Trong môi trường văn hóa công sở, các chương trình hội nghị, cuộc họp thường kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng và được lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Nhân viên muốn ghi điểm với lãnh đạo thì nhất định phải đến đúng giờ, cho dù lãnh đạo có thể đến muộn hơn.

Trong thời gian tham dự hội nghị, tránh tuyệt đối việc sử dụng điện thoại hay máy tính xách tay. Nếu người tham dự sử dụng những thiết bị này đồng nghĩa với việc xao nhãng, mất tập trung gây mất thiện cảm cho mọi người. Vậy nên, nhân viên, ngoại trừ trường hợp cấp thiết, nhất định nên giữ im lặng và tích cực lắng nghe, đóng góp đặt câu hỏi.

Các nguyên tắc trong phỏng vấn

Khi đến phỏng vấn trực tiếp, các ứng viên có thể sẽ phải mang theo một bản lý lịch được in sẵn dù nhà tuyển dụng đã có sẵn trong tay hồ sơ của bạn. Một điều quan trọng hơn nữa, ứng viên cần phải in sẵn thật nhiều bản sao phòng trừ trường hợp phỏng vấn nhóm.

Trong văn hóa công sở của Việt Nam, ít khi người ứng tuyển có cơ hội đàm phán lương. Còn trong môi trường làm việc tại Mỹ, người ứng tuyển sẽ đề cập đến lương khi mới bắt đầu quá trình phỏng vấn. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán lương không nên bắt đầu cho đến sau này trong quá trình phỏng vấn, tốt nhất là sau khi một đề nghị được người phỏng vấn đưa ra. Điều đó thể hiện sự tinh tế, lịch sự tới nhà tuyển dụng, cho dù là qua email hay thư viết tay.

Các bữa ăn và tiền tip

Một nét văn hóa công sở không thể không nhắc tới là văn hóa trong các bữa ăn kinh doanh của người Mỹ. Trong trường hợp đó, lãnh đạo cấp cao thường sẽ trả tiền. Tuy nhiên, nhân viên cũng cần chuẩn bị tiền để trả trong một số trường hợp đặc biệt.

Trong bữa ăn trưa cùng đội, nhân viên cấp dưới thường tránh gọi rượu trừ khi cấp trên của họ mời họ làm như vậy. Hãy boa một ít tiền cho người phục vụ bạn, số tiền boa thường sẽ bằng 15-25% tổng hóa đơn cho dịch vụ tốt và chu đáo.

Kết luận

Như vây, qua bài viết này các bạn đã thấy được 9 nét văn hóa công sở của dân văn phòng Mỹ. Nếu như các bạn có dự định làm việc trong một công ty hay một doanh nghiệp Mỹ thì chắc chắn không thể bỏ qua văn hóa giao tiếp này của người Mỹ. Khi các bạn đã nắm bắt được các đặc điểm văn hóa công sở này thì các bạn sẽ ghi điểm cao trong mắt những nhà tuyển dụng Mỹ.

Hơn nữa, văn hóa công sở của người Mỹ có rất nhiều điều để cho ta học tập. Dù bạn có làm việc ở môi trường nào, nếu như các bạn áp dụng được các nét văn hóa tốt đẹp của văn hóa công sở Mỹ thì chắc chắn con người của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn và lọt vào mắt xanh của những nhà tuyển dụng. Hy vọng các bạn đã có thêm những hiểu biết và kiến thức về những nét văn hóa giao tiếp của người Mỹ qua bài viết này.  

Xem thêm:

Những nét văn hóa ứng xử người Nhật

9 nét nổi bật trong văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc

Video liên quan

Chủ Đề