Phrăng đơ bô-en là ai

François Viète [Vi-ét, 1540 - 13 tháng 2 năm 1603, phiên âm: Phrăng-xoa Vi-ét], là một nhà toán học, luật sư, chính trị gia người Pháp, về toán học ông hoạt động trong lĩnh vực đại số. Ông nổi tiếng với đề ra cách giải thống nhất các phương trình bậc 2, 3 và 4. Là người sáng tạo nên cách dùng cái chữ cái để thể hiện cho các ẩn số của một phương trình. Ông khám phá ra mối quan hệ giữa các nghiệm của một đa thức với các hệ số của đa thức đó, ngày nay được gọi là định lý Viète. Ông phục vụ như là một ủy viên hội đồng cơ mật dưới thời Henry III và Henry IV. Ông còn nổi tiếng trong việc giải mật mã của quân Tây Ban Nha trong cuộc chiến tranh hồi cuối thế kỉ XVI.

François Viète

Nhà toán học Pháp Francois Viete

Sinh1540
Fontenay-le-Comte, PoitouMất13 tháng 2 năm 1603
Paris, Pháp
Sự nghiệp khoa họcNgànhĐại số

Ông sinh ra tại Fontenay-le-Comte, Poitou, ông nội là thương gia ở La Rochelle. Cha là Etienne Viète - một luật sư, công chứng viên. Mẹ là Barnabé Brisson - người dì của Barnabe Brisson, một thẩm phán và tổng thống đầu tiên của quốc hội Liên đoàn Công giáo Pháp. Ông học tại một trường học ở Franciscan, năm 1558 ông nghiên cứu luật tại Poitiers, tốt nghiệp Cử nhân Luật năm 1559.

  • Định lý Viète
  • Jacob Klein: Die griechische Logistik und die Entstehung der Algebra in: Quellen und Studien zur Geschichte der Mathematik, Astronomie und Physik, Abteilung B: Studien, Band 3, Erstes Heft, Berlin 1934, p. 18-105 and Zweites Heft, Berlin 1936, p. 122-235; republished in English as: Greek Mathematical Thought and the Origin of Algebra. Cambridge, Mass. 1968, ISBN 0-486-27289-3

  • O'Connor, John J.; Robertson, Edmund F., “François Viète”, Bộ lưu trữ lịch sử toán học MacTutor, Đại học St. Andrews
  • Francois Viète: Father of Modern Algebraic Notation
  • The Lawyer and the Gambler

  Bài viết về chủ đề toán học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=François_Viète&oldid=68398851”

I. Nghe – viết: Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ

            Phrăng Đơ Bô-en là một người lính Bỉ trong quân đội Pháp xâm lược Việt Nam. Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang  hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng. Một lần, rơi vào ổ phục kích,ông bị địch bắt. Địch dụ dỗ, tra tấn thế nào cũng không khuất phục được ông, bèn đưa ông về giam ở Pháp.

            Năm 1986, Phan Lăng cùng con trai đi thăm Việt Nam, về lại nơi ông đã từng chiến đấu vì chính nghĩa.

Theo Như Kim

II. Quy tắc đánh dấu thanh các tiếng chứa iê/ia

- Trong tiếng có chứa ia [không có âm cuối]: Đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi ia – chữ i.

VD: nghĩa, mía, tía, lìa, bịa,…

- Trong tiếng có chứa [có âm cuối]: Đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi iê – chữ ê.

VD: chiến, tiến, diện, tiễn, tiền, khiển,…

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Phóng to

Frans de Boel - Phan Lăng [trái] trong ngày hội ngộ những người bạn VN trên đất Bỉ

TT - Trước khi chạy sang hàng ngũ Việt Minh, Frans de Boel đồn trú ở Quảng Nam và tìm cách liên lạc với quân du kích, ban đầu là tuồn súng ống trong đồn ra ngoài cho du kích, sau thì ra hẳn, dẫn đường cho bộ đội tấn công hạ đồn và hàng chục trận công đồn khác cũng do Frans de Boel phụ trách.

Nước mắt ngày về cố hươngMột trái tim, hai quê hương…Những người Đức “của” Việt MinhNhững người VN mới... gốc NhậtCựu quân nhân Nhật Bản trên đất ViệtNhững gia đình Việt - Nhật

Có một chiến sĩ Việt Minh người Bỉ

Cụ Nguyễn Chính Giao, 93 tuổi đời và 73 tuổi Đảng. Tham gia cách mạng từ năm 1930, năm 1948 ông là ủy viên khu ủy Khu V kiêm nhiệm công tác quân tình nguyện ở vùng Hạ Lào với chức danh là chính ủy.

Ông Giao kể trong đơn vị của ông ngày trước có một trung đội trưởng là hàng binh người Bỉ tên Frans de Boel. Thời gian đó trong hàng ngũ vệ quốc đoàn không hiếm những cán bộ chiến sĩ là hàng binh, tù binh người Pháp, Ý, Đức, Nga, Algeria, Nhật, Bỉ... nhưng ông Giao dường như có cảm tình với người VN mới này vì khả năng chiến đấu ngoan cường của anh ta.

Vì thành tích chiến đấu trong lực lượng Việt Minh, đến giữa năm 1948 Frans de Boel đã vinh dự được đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau đó Frans de Boel được chuyển sang chiến đấu trong lực lượng bộ đội tình nguyện VN trên đất Lào. Trong thời gian "biệt phái" này, do rất khâm phục một đồng chí cùng đơn vị tên Phan Lăng đã anh dũng hi sinh, Frans de Boel xin lấy tên của đồng chí này làm tên Việt cho mình.

Trong một trận càn ác liệt của quân Pháp trong chiến dịch Đông Xuân 1953 vào cao nguyên Attapeu, đơn vị bị đánh tơi tả, nhưng Phan Lăng vẫn anh dũng bám trụ nơi chiến hào và bị thương rất nặng. Phát hiện trong lực lượng đối phương có một trung đội trưởng người châu Âu nói tiếng Pháp nên địch tra tấn rất dã man người VN mới này.

Quân Pháp trói tay Phan Lăng lại, cho xe jeep kéo lê trên đường dẫn về đồn và tiếp tục tra khảo suốt một thời gian dài. Sau lần sa vào tay địch, người ta không còn nghe thấy tung tích Phan Lăng đâu cả, có người bảo ông đã bị địch giết, có người bảo đã mất tích...

"Nhưng Phan Lăng không chết, ông vẫn còn sống và mãi đến năm 1998 tôi mới biết!" - ông Nguyễn Chính Giao kể. Đó là một câu chuyện kỳ lạ: "Một ngày mùa hè năm 1998, tôi đang nằm nghỉ thì bà con trong khu tập thể báo có khách. Cái dáng lòng khòng và khuôn mặt xương xương, mái tóc bạc trắng của người đang đứng trước mình làm tôi tức khắc nhận ra đó là Frans de Boel - Phan Lăng!

Tôi cũng không biết được bằng cách nào mà Phan Lăng tìm ra địa chỉ của tôi. Chúng tôi ôm nhau khóc. Đoạn đời sóng gió của Phan Lăng thật bi đát, sau khi bị bắt và đưa về Sài Gòn, Phan Lăng phải ra tòa án quân sự vì tội phản quốc. Ông bị kết án 10 năm tù, giam ở Sài Gòn một thời gian rồi bị đưa về Pháp giam tiếp cho hết hạn tù đúng 10 năm. Năm 1963, Phan Lăng mới được tha, bị đuổi về quê quán là đất Bỉ...”.

Gặp Phan Lăng trên đất Bỉ...

Một đêm thu nơi xứ Bỉ, tôi rất vui sướng được gặp cụ Phan Lăng trong buổi khánh thành Đại sứ quán VN tại Bỉ. Cụ là khách mời của đại sứ Phan Thúy Thanh. Biết tôi là nhà báo từ VN sang, cụ ôm chầm lấy tôi. Trong vòng tay của cụ già tuổi 81, tôi cảm nhận hình như với người VN nào cụ Phan Lăng cũng đều có cái ôm xiết thân thiết và mạnh mẽ đến như thế!

Với âm sắc tiếng Việt lơ lớ, cụ Phan Lăng vẫn còn nhớ những giai điệu của bài dân ca Hoa đẹp chămpa, đã bao tháng ngày... của ngày nào. Cụ Phan Lăng kể: “Trở lại VN đầu tiên năm 1998 và lần thứ hai, năm 1999, mỗi lần sang VN tôi đều đi cùng một người con trai để chúng hiểu thêm về một đất nước mà tôi đã chiến đấu để bảo vệ cho nền độc lập. Tôi lấy vợ khi ở tù ra, vợ tôi người Bỉ gốc Pháp.

Mười năm ở tù khổ lắm nhưng tôi không nhục và không công nhận bản án này, vì tôi đã làm một điều tốt đẹp cho VN! Nhiều bạn tù biết tôi tham gia kháng chiến chống Pháp ở VN đã tỏ thái độ rất tốt với tôi và giúp đỡ tôi nhiều thứ”.

Khi ra tù, Phan Lăng lại tìm đường xin sang VN tiếp tục chiến đấu nhưng không biết đâu mà tìm đầu mối. Hồi đó Bỉ chưa có quan hệ ngoại giao với VN nên ước mơ này vẫn không thực hiện được.

Cụ nhón một điếu thuốc và nói tiếp: "Chuyến đi VN hai lần ấy có biết bao nhiêu việc vui. Anh em trong đơn vị cũ của tôi nhiều người đã mất nhưng những người còn ở Hà Nội hầu hết đời sống đều khá. Họ góp tiền cho tôi ở khách sạn, cho đi thăm vịnh Hạ Long. Anh em còn liên hệ với Đại sứ quán Lào cho tôi sang thăm chiến trường xưa một lần cơ đấy...

Mà những ngày tôi ở VN, ở Lào đâu có nhiều, gần mười năm cộng với mười năm trong tù thấm gì so với hơn 80 năm cuộc đời, nhưng sao nó hằn sâu đến thế! Tôi rất muốn sang lại VN lần nữa để được ở bên những đồng đội của tôi ngày nào".

Mặc dù không phải là công dân VN và đảng viên Đảng Cộng sản VN [cụ Phan Lăng là đảng viên Đảng Cộng sản Bỉ] nhưng với Sứ quán VN và Hội Hữu nghị Bỉ - Việt cụ vẫn xem đó như là nhà của mình, có công lớn việc nhỏ gì cụ cũng đều biết và thường xuyên lui tới và xem đó như một mảnh đất Việt trên nước Bỉ.

Không làm được gì thì đến chơi cho vui cho khuây khỏa. Như buổi khánh thành sứ quán hôm nay, cụ Phan Lăng nói đùa: "Giả thử không có ai mời, tôi vẫn cứ đến!".

Cụ không bắt tay mà ôm lấy tôi lần nữa, cái ôm chặt và nhanh, cho kịp chuyến xe điện cuối ngày. Nhà cụ cách đây hơn một giờ xe điện. Tôi ngậm ngùi nhìn dáng cụ tập tễnh thấp thoáng qua những chiếc lá vàng đang bứt ra từ hàng cây trước sứ quán cứ xoay tít trong làn gió thu lạnh.

XUÂN BA

Video liên quan

Chủ Đề