Phủ răng composite là gì

Dán răng bằng composite có thể là phương pháp chỉnh nha nhanh chóng, ít xâm lấn nhất và không hề tốn kém để giúp bạn có được nụ cười hoàn hảo mà bạn mong ước bấy lâu.
Tuy nhiên, biết được mức độ phù hợp của bản thân với phương pháp dán răng có thể giúp bạn xác định xem đó có phải là khoản đầu tư phù hợp hợp lý hay không.

Dán Răng Bằng Composite Là Gì?

Dán răng bằng composite là một kỹ thuật thẩm mỹ, trong đó một loại vật liệu nha khoa - trong trường hợp này là nhựa composite - được định hình và dán trên răng để giúp bạn có được hàm răng trông thẳng hơn, và nụ cười trông trắng sáng hơn. Phương pháp này có thể được sử dụng như giải pháp thẩm mỹ cho răng bị sứt mẻ, răng bị nứt và xử lý tình trạng ố vàng ở cả răng tự nhiên và lớp trám răng. Không giống như mặt dán sứ veneer, thường mất hai lần khám răng thì mới hoàn thiện, phương pháp dán răng bằng nhựa composite có thể được hoàn thiện chỉ trong một lần khám duy nhất.

Theo trang web Everyday Health, chi phí để thực hiện dán răng có thể dao động từ khoảng 300 đến 600 đô la đối với thủ thuật đơn giản cho mỗi răng, ví dụ như dán phần lớp trám răng sâu. Mặc dù nhiều gói bảo hiểm nha khoa không chi trả cho dán răng thẩm mỹ, nhưng tốt nhất là bạn nên hỏi xem gói bảo hiểm của bạn có chi trả một phần chi phí hay không - đặc biệt nếu đó là phần trong liệu trình y tế cần thiết, một số công ty bảo hiểm biết điều này.

Phương Pháp Dán Răng Bằng Composite Phù Hợp Với Những Đối Tượng Nào?

Dán răng bằng nhựa composite không phù hợp với tất cả mọi người. Nếu bạn có nụ cười bị lệch do cắn quá mạnh hoặc cắn quá nhẹ, phương pháp điều trị này sẽ không thích hợp. Thay vào đó, hãy trao đổi với nha sĩ để xác định xem có cần thực hiện các biện pháp chuyên sâu hơn như điều chỉnh hàm hoặc để xác định xem có bất kỳ vết nứt hoặc mẻ răng phức tạp nào trong miệng bạn hay không. Phương pháp dán răng chủ yếu dành cho những ai có hàm răng khỏe mạnh và đang tìm kiếm giải pháp thẩm mỹ.

Phương Pháp Dán Răng Được Thực Hiện Như Thế Nào?

Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ [ADA], dán răng bằng vật liệu composite là một kỹ thuật an toàn và hiệu quả, được phát triển hơn 50 năm trước và đã được áp dụng rộng rãi trong hơn ba thập kỷ qua. Các kỹ thuật trám răng và quy trình điều trị ngày nay rất hiện đại và hiệu quả, khiến quá trình điều trị thuận lợi hơn cho cả bệnh nhân và nha sĩ.

Quá trình điều trị thường bắt đầu bằng việc loại bỏ một số men răng trên bề mặt răng, để nha sĩ có thể định hình nhựa composite cho răng một cách tốt nhất, sau đó nha sĩ sẽ dán nhựa composite vào răng. Tiếp đến, nha sĩ sẽ dán một lớp nhựa composite, xử lý lớp nhựa đó bằng ánh sáng đặc biệt và kết thúc quá trình bằng cách đánh bóng răng của bạn. Bởi vì quy trình này đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao khi cần tạo ra được khuôn và hình dạng dán tự nhiên nhất, tốt nhất bạn nên làm việc với một nha sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực này.

Cần Chăm Sóc Răng Miệng Như Thế Nào Sau Khi Thực Hiện Dán Răng Bằng Nhựa Composite?

Với cách chăm sóc thông thường, vật liệu composite ngày nay đủ bền mà không cần phải bảo dưỡng thường xuyên; bạn sẽ không cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của nha sĩ để được bảo dưỡng đặc biệt. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn tham gia các buổi khám răng định kỳ và chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày. Ví dụ, nước súc miệng như, có thể cải thiện sức khỏe của nướu lên tới 45 phần trăm đối với những bệnh nhân cảm thấy khó chăm sóc sức khỏe cho mép nướu hơn sau khi thực hiện dán răng. Bạn cũng nên tránh ăn thực phẩm quá cứng, hoặc nước đá, để ngăn ngừa tình trạng nứt răng.

Nếu bạn luôn mơ ước có được nụ cười rạng rỡ, dán răng bằng composite là lựa chọn tuyệt vời. Trước tiên, hãy chắc chắn rằng luôn chăm sóc sức khỏe răng miệng để đảm bảo nụ cười tự nhiên của bạn luôn khỏe mạnh cả trong lẫn ngoài.

Phủ sứ Nano là phương pháp sử dụng composite để phủ lên mặt ngoài nhằm cải thiện màu sắc và điều chỉnh lại hình thể của răng. Phương pháp này rất dễ bị nhầm lẫn với dán sứ Veneer. Chính vì vậy, bạn đọc cần phải tìm hiểu kỹ để tránh những tình huống không mong muốn xảy ra trong quá trình phục hình.

Phủ sứ Nano là phương pháp sử dụng composite để cải thiện màu sắc và hình thể của răng

Phủ sứ Nano là tên gọi khác của kỹ thuật trám răng bằng composite. Composite là vật liệu có màu sắc trắng ngà tương tự răng thật và có dạng mềm nhão, dễ tạo hình ở điều kiện thông thường. Vật liệu này thường được sử dụng để bù lấp tổn thương ở răng do sâu răng, răng thưa kẽ, răng nứt/ mẻ nhẹ. Dưới tác động của ánh sáng có bước sóng phù hợp, composite sẽ được quang trùng hợp và trở nên cứng chắc.

Vì có màu sắc tương tự như răng thật nên composite còn được sử dụng để phủ lên bề mặt răng nhằm cải thiện màu sắc và bù lấp cho lớp men răng bị mài mòn. Kỹ thuật này còn được biết đến với tên gọi khác là phủ sứ Nano. Đây là kỹ thuật được cải tiến với mục đích tăng hiệu quả thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí cho những trường hợp không có điều kiện dán sứ Veneer.

Phủ sứ Nano sử dụng nhựa composite để phủ lên bề mặt ngoài của răng nhằm giảm độ nhạy cảm và giúp răng trở nên trắng sáng. Phương pháp có thể thực hiện trong những trường hợp như:

Trường hợp răng ngả màu và hình thể răng xấu có thể phủ sứ Nano để cải thiện
  • Răng bị ngả màu nhưng không có hiệu quả khi tẩy trắng thông thường
  • Răng bị mòn men mặt ngoài
  • Răng bị nứt, mẻ nhẹ
  • Hình thể răng không đẹp nhưng toàn bộ răng trên cung hàm tương đối đồng đều, không lệch lạc và chen chúc quá nhiều
  • Răng bị sâu mức độ nhẹ đến vừa

Phủ sứ Nano thực chất là hàn răng bằng composite. Thay vì dùng cho lỗ sâu và các mô răng bị hư tổn, composite được phủ lên mặt răng. Cách đặt tên phủ sứ Nano bắt nguồn từ các thẩm mỹ viện nên không được sử dụng trong lĩnh vực nha khoa. Hơn nữa, cách đặt tên này cũng gây nhầm lẫn vì có không ít người nhầm tưởng phương pháp này sử dụng vật liệu sứ thay vì nhựa composite.

Phủ sứ Nano có quy trình đơn giản và thực hiện nhanh chóng hơn so với dán sứ Veneer vì không phải chế tác mặt dán sứ. Phương pháp này được thực hiện theo trình tự như sau:

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn
  • Bước 2: Làm sạch răng miệng và điều trị các bệnh lý nha khoa
  • Bước 3: Mài bớt một lớp men răng để đảm bảo độ bám dính giữa composite và răng thật
  • Bước 4: Tiến hành phủ composite lên bề mặt răng
  • Bước 5: Sử dụng tia laser để làm đông cứng vật liệu
  • Bước 6: Mài bớt phần vật liệu dư thừa và kiểm tra để chắc chắn composite đã được cố định vào răng

Vì không phải chế tác mặt dán sứ nên phủ sứ Nano có thể hoàn thành chỉ trong 1 buổi hẹn. Trong khi đó, những trường hợp bọc sứ hay dán sứ phải mất từ 2 – 3 buổi hẹn để hoàn thành.

Phủ sứ Nano là phương pháp được cải tiến từ dán sứ Veneer. Phương pháp này sử dụng vật liệu composite để phủ lên bề mặt răng nhằm cải thiện màu sắc và hình dáng. So với dán sứ, phủ sứ Nano có chi phí thấp hơn và thời gian thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên trên thực tế, phương pháp có rất nhiều hạn chế như:

Phủ sứ Nano có chi phí thấp và thời gian thực hiện nhanh nhưng độ bền kém, dễ ngả màu và hiệu quả thẩm mỹ không cao
  • Hiệu quả thẩm mỹ kém: Composite là chất liệu nhựa có màu trắng đục, không có đường vân và độ trong mờ tương tự như các chất liệu sứ. Do đó, phủ sứ Nano mang lại hiệu quả thẩm mỹ kém. Nếu phủ sứ nguyên hàm, răng sẽ có màu trắng đục không tự nhiên.
  • Dễ ngả màu: Các vật liệu sứ được sử dụng để chế tác mặt dán sứ Veneer đều có khả năng chống bám nên hoàn toàn không bị ngả màu khi ăn uống. Tuy nhiên, phủ sứ Nano sử dụng composite – chất liệu bằng nhựa nên sẽ nhanh chóng bị ngả màu chỉ sau một thời gian ngắn. Tình trạng này khiến cho bạn phải phục hình nhiều lần để giữ màu trắng sáng cho hàm răng.
  • Độ bền kém: Composite được sử dụng trong kỹ thuật phủ sứ Nano có độ bền kém và khả năng chịu lực không cao. Trong quá trình ăn nhai, vật liệu có thể bị bong, chênh cộm và thậm chí là rơi ra. Trong khi răng sứ và mặt dán sứ có tuổi thọ khoảng 7 – 12 năm, phủ sứ Nano chỉ có thể sử dụng tối đa trong 2 – 3 năm.

Composite là vật liệu lành tính và an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên để phục hình răng, chất liệu này không thật sự là lựa chọn tối ưu. Có thể thấy, phủ sứ Nano có khá nhiều hạn chế nhưng chỉ có 2 ưu điểm là chi phí thấp và thời gian thực hiện nhanh. Do đó, bạn nên cân nhắc nhu cầu để lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất.

Phủ sứ Nano có giá thành thấp, dao động từ 300 – 500.000 đồng/ răng. Nếu thực hiện toàn hàm, phương pháp này chỉ mất khoảng 6 – 8 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí của 1 mặt dán sứ và mão răng đã dao động từ 3 – 8 triệu. Chính vì vậy, mặc dù có nhiều hạn chế nhưng phủ sứ Nano vẫn là lựa chọn của nhiều khách hàng.

Bên cạnh chi phí phủ sứ Nano, bạn cũng cần chuẩn bị thêm phí điều trị các bệnh lý nha khoa, phí chụp X quang và cạo vôi răng. Chi phí thực hiện phương pháp này cũng có sự chênh lệch ở các phòng khám và thời điểm thực hiện.

Như đã đề cập, vật liệu composite được sử dụng trong kỹ thuật phủ sứ Nano hoàn toàn không có khả năng chống bám và độ bền kém. Do đó, cần có chế độ chăm sóc hợp lý để đảm bảo miếng trám có thể sử dụng lâu dài và giữ được màu sắc trắng sáng.

Cần chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi phủ sứ Nano để giữ màu răng trắng sáng và phòng ngừa các bệnh nha khoa

Các biện pháp chăm sóc sau khi phủ sứ Nano:

  • Trong vài ngày đầu, nên dùng thức ăn lỏng, mềm và nguội để vật liệu ổn định hoàn toàn. Hạn chế dùng thức ăn quá nóng/ lạnh, đồ ăn dai, cứng và khô trong thời gian này vì có thể làm bong, nứt và mẻ lớp nhựa composite trên bề mặt răng.
  • Không sử dụng các loại đồ uống và món ăn có màu sẫm như nghệ, củ dền, cà phê, nước ngọt có gas, trà đặc, rượu vang,… Các loại đồ uống và món ăn này đều có thể gây ngả màu chất liệu khiến răng bị ố vàng và mất thẩm mỹ.
  • Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, mảnh và kích thước vừa phải. Khi chải răng, nên thao tác theo chiều dọc để làm sạch kẽ răng hiệu quả. Tránh chải theo chiều ngang hoặc chải quá mạnh. Những thói quen này đều gây tổn thương vật liệu được sử dụng trong kỹ thuật phủ sứ Nano.
  • Súc miệng với dung dịch sát khuẩn và dùng chỉ nha khoa 2 lần/ ngày. Nếu có điều kiện, bạn có thể sử dụng thêm máy tăm nước để làm sạch thức ăn thừa bên trong kẽ răng và những vị trí răng khuất như răng số 6, 7 và 8.
  • Vật liệu composite có khả năng chịu lực kém nên để kéo dài tuổi thọ của phương pháp, cần nhai đồng đều 2 bên hàm và sử dụng máng chống nghiến nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ.
  • Lấy cao răng định kỳ để phòng ngừa các bệnh lý nha khoa. Ngoài ra, cần đến nha khoa kiểm tra thường xuyên để được đánh giá tình trạng của răng và phục hình lại nếu cần thiết.

Phủ sứ Nano có thể cải thiện một số khuyết điểm của răng như răng ngả màu, nứt mẻ, mòn men,… Bên cạnh ưu điểm chi phí thấp và thời gian thực hiện nhanh, phương pháp này có rất nhiều hạn chế. Do đó, bạn đọc nên cân nhắc kỹ lưỡng nếu có ý định thực hiện.

Tham khảo thêm:

Video liên quan

Chủ Đề