Quá trình bảo vệ kết quả nghiên cứu khoa học

bởi quản trị viên | Ngày đăng: 19-04-2021

Chắc chắn hiện nay không ít các bạn sinh viên luôn thắc mắc là tại sao sinh viên luôn được nhà trường và khoa chuyên môn khuyến khích nên tham gia các dự án nghiên cứu khoa học ?

Để trả lời câu hỏi này, trước hết phải hiểu nghiên cứu khoa học là gì ?

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC [NCKH]

Có thể hiểu đơn giản NCKH là một dự án nhóm. Dự án này giúp các bạn sinh viên có thể vận dụng vận dụng và thực hành lý thuyết đã và đang được học để giải quyết các vấn đề trong thực tế dưới sự hướng dẫn của các giảng viên. Do đó, việc thực hiện các đề tài NCKH giúp cho các bạn sinh viên thu được thêm rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong quãng thời gian còn là sinh viên.

Sinh viên NCKH là một trong những phương thức học tập hiệu quả nhất hiện nay, bởi trong quá trình nghiên cứu, sinh viên có thể tiếp cận kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau: qua bài giảng trên lớp, nghiên cứu tài liệu, sách, báo trên Internet, hoặc các sản phẩm thực tiễn trong cuộc sống… qua đó tạo cho mình cách học tập khoa học và khơi gợi khả năng sáng tạo. Có thể khẳng định rằng, sinh viên tham gia NCKH sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân.

NHỮNG LỢI ÍCH CHUNG CHO SINH VIÊN TỪ VIỆC THAM GIA NCKH

Thứ nhất, NCKH không những giúp sinh viên nắm chắc kiến thức mà còn tiếp cận nhiều hơn kiến thức mới

Mỗi sinh viên thi tham gia NCKH đều đòi hỏi phải có nền tảng kiến thức cơ bản, nhưng không chỉ dừng lại ở các kiến thức đó, trong quá trình nghiên cứu còn đòi hỏi người nghiên cứu không ngừng bổ sung, hoàn thiện kiến thức của mình. Do đó việc tìm kiếm và đọc thêm các tài liệu bổ trợ là cần thiết. Điều này tạo cho sinh viên kỹ năng nghiên cứu và kiến thức phục vụ cho đề tài của mình sẽ tăng lên. Đồng thời, các bạn có cơ hội được làm việc cùng với giảng viên hướng dẫn nên sẽ được định hướng và chỉ dẫn thấu đáo hơn đối với các vấn đề nghiên cứu.

Thứ hai, NCKH giúp sinh viên phát triển và rèn luyện các kỹ năng tư duy sáng tạo, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm

Khi tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ được tiếp cận với những vấn đề cụ thể, có ý thức đào sâu suy nghĩ và tập cách tư duy để tự nghiên cứu giải quyết một vấn đề. Trong quá trình thực hiện đề tài sinh viên sẽ nảy sinh ra nhiều hướng giải quyết khác nhau. Quá trình này sẽ giúp sinh viên rèn luyện tư duy độc lập, biết bảo vệ lập trường khoa học của mình. Đối với đề tài khoa học do một nhóm từ hai sinh viên trở lên cùng thực hiện thì việc cùng thực hiện một đề tài nghiên cứu cũng giúp sinh viên phát triển các kỹ năng làm việc theo nhóm với sự chia sẻ ý thức và trách nhiệm, thêm vào đó là biết phân công công việc phù hợp với khả năng và sở trường của từng thành viên.

Thứ ba, phát triển và rèn luyện kĩ năng mềm trong đó có kỹ năng thuyết trình để bảo vệ đề tài nghiên cứu của mình

Bên cạnh đó, việc thực hiện và bảo vệ một đề tài nghiên cứu khoa học sẽ rèn giũa cho sinh viên kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề, kỹ năng thuyết trình, tập cho sinh viên phong thái tự tin khi bảo vệ trước hội đồng khoa học.  Đây cũng là trải nghiệm rất quý báu và thú vị mà không phải bất kỳ sinh viên nào cũng có được trong quãng đời sinh viên của mình.

Thứ tư, cải thiện tiếng Anh chuyên ngành

Khi tham gia dự án NCKH, các bạn sinh viên sẽ được cải thiện thêm tiếng Anh chuyên ngành, có kinh nghiệm trong việc đọc, tìm tài liệu, cách trích dẫn tài liệu, tổng hợp phân tích báo cáo. Những điểm thuận lợi này cũng giúp sinh viên nâng cao kỹ năng viết chuyên đề, viết luận văn tốt nghiệp và những kỹ năng viết báo cáo khi đi làm.

Thứ năm, thiết lập thêm các mối quan hệ mới

NCKH tạo môi trường để mở rộng mối quan hệ với bạn bè, anh chị, thầy cô trong Khoa, Trường và các tổ chức, cơ quan bên ngoài xã hội. Nắm trong tay những mối quan hệ tốt đẹp đó cũng là một lợi thế, để sinh viên có thể học hỏi, mở mang tầm kiến thức đa đạng và phong phú hơn… Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho sinh viên khi xin việc sau này.

 Thứ sáu, xây dựng hành trang cho mình bằng những thành tích đạt được và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Bên cạnh những kiến thức và kinh nghiệm thu được thông qua việc nghiên cứu khoa học, sinh viên còn tạo dựng được những thành tích tốt trong quá trình học tập. Đồng thời, những đề tài đạt giải được Khoa, nhà trường và các tổ chức trong xã hội khen thưởng. Đây cũng là cách thức giúp xây dựng hành trang trước khi tốt nghiệp của mình. Với những thành tích đạt được trong quá trình học tập, những sinh viên tích cực NCKH sẽ được các tổ chức, doanh nghiệp để ý đến và tạo cơ hội việc làm ưu tiên là điều đương nhiên.

LỢI ÍCH TĂNG THÊM KHI NCKH TẠI KHOA XUẤT BẢN, PHÁT HÀNH

Những lợi ích ở trên là những lợi ích chung nhất cho sinh viên khi nghiên cứu khoa học, còn nếu sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học tại khoa Xuất bản, Phát hành thì ngoài những lợi ích kể trên thì các bạn còn được Khoa xét thưởng 3 đến 5 triệu đồng/đề tài [ bên cạnh kinh phí trường cấp là 5 triệu/đề tài] và được Khoa hỗ trợ sử dụng một số phương tiện, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu. Nhằm giúp sinh viên đạt được kết quả cao nhất trong quá trình thực hiện đề tài, Khoa cũng tổ chức các buổi hướng dẫn kỹ năng NCKH, quy trình nghiên cứu, thực hành phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS, kỹ năng viết báo cáo và thuyết trình giúp cho sinh viên có đầy đủ nhận thức về hoạt động nghiên cứu khoa học, tiếp cận phương pháp và kỹ năng triển khai thực hiện đề tài.

Hơn nữa, sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, các em sẽ được Khoa ưu tiên tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học; ưu tiên xét cấp học bổng, xét các danh  hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nếu có thành tích trong NCKH; tính điểm rèn luyện sinh viên và cấp Giấy chứng nhận NCKH của Khoa Xuất bản, Phát hành [khi xin việc, hồ sơ của sinh viên sẽ được đánh giá cao hơn nếu có giấy chứng nhận này]. Đối với những đề tài có tính khoa học cao, ứng dụng trong thực tiễn sẽ được phát triển bồi dưỡng thêm để tham dự tiếp các giải nghiên cứu khoa học ở cấp trường, cấp bộ …

 Nói tóm lại, hoạt động nghiên cứu khoa học giúp các bạn sinh viên xây dựng và phát triển được tính năng động, sáng tạo, khả năng tư duy độc lập, tự nghiên cứu và khả năng làm việc nhóm của mình. Qua đó cũng giúp sinh viên trau dồi kiến thức, phát huy những điểm mạnh, áp dụng khoa học công nghệ vào giải quyết vấn đề thực tiễn, tích lũy kỹ năng nghề nghiệp… để đảm bảo sinh viên sau khi ra trường đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

ThS. Nguyễn Ngọc Thanh

Giảng viên khoa Xuất bản, Phát hành

Báo cáo nghiên cứu khoa học có mục tiêu truyền đạt thông tin liên quan tới vấn đề khoa học, phương pháp hay cách tiếp cận nhằm giải quyết vấn đề. Vậy cấu trúc của một bài báo cáo khoa học hoàn chỉnh bao gồm những gì? Để có câu trả lời hãy cùng Luận Văn 24 theo dõi bài viết sau.

Xem thêm:

Một bài báo cáo nghiên cứu khoa học của sinh viên cần phải được trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, đảm bảo được những nội dung chính bao gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục.

1.1. Phần mở đầu

Ở phần này người viết cần trình bày được những ý như sau:

  • Tên đề tài nghiên cứu.
  • Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu.
  • Mục đích nghiên cứu.
  • Đối tượng nghiên cứu.
  • Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.
  • Cơ sở và lý luận nghiên cứu.

1.2. Phần nội dung

Đây là phần trọng tâm và cơ bản nhất của bài báo cáo nghiên cứu khoa học. Tại phần nội dung thường được chia thành các chương mục khác nhau. Về cơ bản, một bài nghiên cứu khoa học thường được chia làm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và vấn đề thực tiễn. 

Trình bày vấn đề có liên quan tới lịch sử của vấn đề nghiên cứu, những khái niệm cơ bản. Đồng thời chỉ ra được đặc điểm cơ bản của đối tượng và khách thể nghiên cứu.

Chương 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu.

Chương 2 chủ yếu phân tích về thực trạng, nguyên nhân chủ quan và khách quan của các thực trạng nghiên cứu. Đồng thời tiến hành thực nghiệm, so sánh kết quả thực nghiệm và đưa ra những nhận định đánh giá phù hợp.

Chương 3: Đề xuất giải pháp và khuyến nghị

Ở chương 3, khi nêu giải pháp, khuyến nghị bạn cần phải dựa vào kết quả của bài nghiên cứu. Sao cho nó đảm bảo phù hợp, có tính khả thi. Đồng thời đề xuất được những vấn đề mang tính bức xúc và triển vọng trong thực tế.

1.3. Phần kết luận

Ở phần này người viết sẽ kết luận về toàn bộ công trình nghiên cứu khoa học. Tại đây bạn cần tổng hợp lại kết quả nghiên cứu, nêu ra những vấn đề nào đã được giải quyết và những vấn đề chưa được giải quyết. Sau đó khuyến nghị và đề xuất một số hướng phát triển về đề tài nghiên cứu.

Đối với phần kết luận cần được trình bày sao cho ngắn gọn, đảm bảo tính cô đọng, súc tích và không thêm bất kỳ luận điểm nào.

1.4. Tài liệu tham khảo

Thông thường sẽ có những cách ghi tài liệu tham khảo khác nhau trong bài báo cáo nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn như ghi ở cuối trang, ghi cuối chương hoặc cuối sách. Nếu bạn ghi tài liệu tham khảo ở cuối sách cần phải trình bày nó theo một mẫu thống nhất và cần sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo theo đúng quy định của nhà xuất bản.

Khi ghi danh mục tài liệu tham khảo cần trình bày đầy đủ về những thông số cơ bản theo thứ tự cụ thể như: số thứ tự, họ và tên tác giả, tên tài liệu, nguồn: Tên tạp chí, tập số, năm, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản, trang…

Cần lưu ý về trình tự sắp xếp danh mục các tài liệu tham khảo như sau:

  • Sắp xếp dựa theo thứ tự sách rồi đến các văn kiện và cuối cùng là tác phẩm của cá nhân.
  • Cần sắp xếp tài liệu tham khảo theo từng khối tiếng khác nhau và sắp xếp dựa trên nguyên tắc ABC của họ và tên tác giả.
  • Đối với tác giả là người Việt Nam sẽ sắp xếp theo thứ tự ABC theo đúng tên của tác giả và không đảo lộn về trật tự của họ và tên.
  • Đối với tác giả là người nước ngoài sắp xếp theo họ của tác giả.
  • Những tài liệu không có tên tác giả được sắp xếp theo thứ tự ABC của tên tài liệu.

Về trích dẫn thì những tài liệu nào được trích dẫn vào các công trình nghiên cứu, luận văn hay sách thì đánh số theo thứ tự danh mục của tài liệu tham khảo và đặt nó trong dấu ngoặc vuông.

1.5. Phụ lục [nếu có]

Đây là phần không bắt buộc trong bài báo cáo nghiên cứu khoa học. Phần phụ lục sẽ để các câu hỏi liên quan tới điều tra, bảng hướng dẫn, chỉ dẫn, bảng biểu, số liệu, biểu đồ, đồ thị, tra cứu theo đề mục hoặc tên tác giả….

1.6. Mục lục

Phần mục lục trình bày về những đề mục chính cùng với số trang tương ứng. Nó được ghi đúng như trình tự trình bày của bài báo cáo nghiên cứu khoa học. Mục lục phần lớn được đặt tại phần phía đầu và ghi ở trang tiếp bìa phụ để người đọc có cái nhìn tổng quát nhất về bài báo cáo của bạn trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết.

Bạn đang hoàn thành đề tài Nghiên cứu khoa học của mình? Bạn gặp khó khăn với việc tìm kiếm tài liệu, dữ liệu, phân tích dữ liệu? Quỹ thời gian của bạn không đủ cho việc hoàn thành chỉn chu bài luận của mình, Hãy để Dịch vụ hỗ trợ luận văn của Luận Văn 24 giúp bạn nhé!

Đề cương báo cáo nghiên cứu khoa học: Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trên các trang web mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài

1.2.Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1.Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

1.2.2.Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1.Đối tượng nghiên cứu

1.3.2.Phạm vi nghiên cứu

1.4.Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.4.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài

1.4.2.Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.Thông tin nghiên cứu

4.2.Mô hình

4.3.Kiểm định các giả thiết của mô hình

4.3.1.Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

4.3.2.Kiểm định hiện tượng phương sai không đổi

4.3.3.Kiểm định hiện tượng tựtương quan

4.4. Kiểm định mô hình hồi quy

4.5.Kiểm định các giả thuyết

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT

5.1. Kết luận

5.2. Kiến nghị giải pháp

5.2.1. Tăng cường lợi ích tiêu dùng cho khách hàng

5.2.2. Giảm thiểu rủi ro cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến

5.2.3. Nâng cao tính dễ sử dụng cho các website mua sắm trực tuyến

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Mẫu 2

Đề cương báo cáo nghiên cứu khoa học: Đánh giá nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề sống thử.

Mục lục

Mở đầu

1.Lý do chọn đề tài

2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.Giả thuyết nghiên cứu

5.Phương pháp nghiên cứu

6.Dàn ý của nội dung công trình nghiên cứu

Nội dung

Chương I: Cơ sở lý luận

1.Tổng quan nghiên cứu về sống thử

1.1. Nghiên cứu trên thế giới

1.2. Các nghiên cứu trong nước về sống thử

2.Một số khái niệm

2.1. Khái niệm

2.2. Quan niệm về sống thử trong xã hội

Chương II: Những yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên  về sống thử và xu hướng sống thử

1. Những yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên về sống thử

1.1. Yếu tố cá nhân

1.2. Yếu tố xã hội

1.3. Yếu tố gia đình

2. Xu hướng sống thử của sinh viên thông qua nhận thức của họ về sống thử

Chương III: Thực trạng và nguyên nhân sống thử của sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh

1. Giới thiệu vài nét vềđịa bàn nghiên cứu

2. Đặc điểm và khách thể nghiên cứu

3. Quan niệm của sinh viên  về vấn đề sống thử

4. Các nguyên nhân dẫn đến sống thử

5. Đánh giá về lợi ích và bất lợi của sống thử

Kết luận và khuyến nghị

1. Kết luận

2. Khuyến nghị

Tài liệu tham khảo và phụ lục

1. Tài liệu tham khảo

2. Phụ lục

Ngoài hai mẫu đề cương chi tiết bài báo cáo nghiên cứu khoa học trên, bạn có thể Download MIỄN PHÍ các bài mẫu báo cáo hoàn thiện mà Luận Văn 24 đã tổng hợp tại link dưới đây:

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là cấu trúc và báo cáo nghiên cứu khoa học mẫu mà Luận Văn 24 muốn chia sẻ đến với các bạn. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích để hoàn thiện bài báo cáo nghiên cứu khoa học được tốt nhất. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay bạn muốn được hỗ trợ viết báo cáo nghiên cứu khoa học, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua SĐT: 098 855 2424 hoặc email: . Cảm ơn bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi bài viết này của chúng tôi.

Nguồn: Luanvan24.com

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: //luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.

Video liên quan

Chủ Đề