Tổng tài sản của ngân hàng Techcombank

Giao dịch tại Techcombank. [Ảnh: CTV/Vietnam+]

Ngày 21/7, Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam [Techcombank] công bố kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 14.100 tỷ đồng.

Ngoài ra, tổng tài sản của ngân hàng đạt 623.700 tỷ đồng, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng đạt 421.200 tỷ đồng, tăng 8,5%.

Tổng tiền gửi là 321.600 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 2,2% từ đầu năm; trong đó tiền gửi có kỳ hạn đạt 169.000 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cuối quý 2 năm 2021 và số dư tiền gửi không kỳ hạn [CASA] đạt 152.700 tỷ đồng, tăng 14,4%. Tỷ lệ CASA giảm xuống 47,5% so với mức 50,4% cuối quý 1/2022, do khách hàng có xu hướng chuyển dịch CASA sang một số sản phẩm khác như bất động sản và đầu tư chứng khoán.

[Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 1 tỷ USD]

Bên cạnh đó, tổng thu nhập hoạt động trong 6 tháng tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước, lên 21.100 tỷ đồng, nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ ở cả thu nhập lãi và thu nhập từ hoạt động dịch vụ. 

Cụ thể, thu nhập từ lãi đạt 15.900 tỷ đồng, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ tăng trưởng danh mục tín dụng với biên lãi thuần [tính trong 12 tháng] ổn định tại 5,6%. 

Đặc biệt, thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 29,5% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 4.400 tỷ đồng, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các dịch vụ cốt lõi: Thu phí từ dịch vụ thẻ [đạt 844,4 tỷ đồng, tăng 45,3%]; thu phí từ dịch vụ bảo hiểm [đạt 617,1 tỷ đồng, tăng 31,5%].

Tính đến 30/6, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn ở mức 32% và tỷ lệ cho vay trên huy động vốn [LDR] tăng lên 78,8%. Cả hai chỉ số đều thấp hơn so với mức quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ an toàn vốn [CAR] theo Basel II tăng lên 15,7% cuối quý 2 năm 2022, cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu 8% của trụ cột I, Basel II và mức 15,1% tại thời điểm 31/3.

Tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,6%, với tỷ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh đạt 171,6%, phản ánh chất lượng và sự ổn định của tài sản trong và sau đại dịch COVID. Nợ tái cơ cấu theo chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 là 500 tỷ tỷ đồng, tương đương 0,1% tổng dư nợ, giảm từ mức 1.600 tỷ đồng ở thời điểm 31/3.

Lãnh đạo Techcombank cho biết trong quý 2, ngân hàng này đã thu hút thêm hơn 0,2 triệu khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng lên 10,1 triệu. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân trong quý 2lần lượt đạt 206,1 triệu giao dịch [tăng 28,8% so với cùng kỳ năm ngoái] và 2,8 triệu tỷ đồng [tăng 14,0% so với cùng kỳ năm ngoái]./.

Thúy Hà [Vietnam+]

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s vừa công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank với đánh giá tín dụng cơ bản [BCA] ở mức ba3 giữa lúc thị trường gặp nhiều thách thức do tác động của COVID-19.

Tổ chức này cũng giữ nguyên mức tiền gửi nội tệ dài hạn và nhà phát hành nội, ngoại tệ dài hạn của Techcombank ở Ba3, mức xếp hạng tín nhiệm cao nhất ngang trần tín nhiệm quốc gia của Việt Nam.

Theo Moody’s, mức đánh giá tín dụng cơ bản ba phản ánh khả năng sinh lời vững chắc, chất lượng tài sản ổn định và nền tảng vốn mạnh mẽ của Techcombank.

Lợi nhuận cao đến từ đa dạng hóa nguồn thu

Trong báo cáo xếp hạng tín nhiệm, Moody’s cho biết tỉ suất sinh lời trên tài sản hữu hình của Techcombank ở mức 2,6% trong quý I, cao nhất trong số các ngân hàng tại Việt Nam mà đơn vị này thực hiện đánh giá. Tỉ lệ doanh thu trước dự phòng trên tài sản hữu hình tăng từ mức 3,4% của quý I/2019 lên 4,0 % tại quí I/2020, do được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng mạnh của thu nhập lãi thuần [tăng 23% so với cùng kì], và thu nhập từ phí [tăng 73%].

Theo tổ chức xếp hạng này, thu nhập từ phí đóng góp tới 14% tổng doanh thu của Techcombank trong quý I/2020, thông qua hoạt động bán bảo hiểm [bancassurance] và kinh doanh trái phiếu, bao gồm cả tư vấn phát hành trái phiếu cho khách hàng doanh nghiệp lớn và phân phối trái phiếu doanh nghiệp dưới hình thức quản lí tài sản cho khách hàng thu nhập cao. 

Techcombank: Lựa chọn kinh doanh “rủi ro thấp - lợi nhuận cao”

“Techcombank tăng trưởng ổn định trên thị trường vốn nợ nhờ việc hỗ trợ các doanh nghiệp lớn phát hành trái phiếu, đáp ứng nhu cầu tài chính dài hạn của họ và sau đó phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nhỏ lẻ có giá trị tài sản ròng cao”, Moody’s đánh giá.

Theo lãnh đạo Techcombank, trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng doanh thu lõi của Techcombank đạt 30%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung của ngành. Có được thành công này là do ngân hàng thực hiện đa dạng hóa nguồn thu, trọng tâm là những thu nhập ngoài lãi, từ các loại phí chủ chốt như từ thẻ, bảo hiểm, hay là về phát hành trái phiếu cùng những dịch vụ ngân hàng giao dịch nói chung cho các doanh nghiệp.

Nửa đầu năm 2020, lợi nhuận trước thuế Techcombank đạt 6.700 tỷ đồng và doanh thu ở mức 11.800 tỷ đồng, tăng lần lượt 19% và 30% so với cùng kì năm 2019 và tiếp tục duy trì được chuỗi tăng trưởng doanh thu 19 quý liên tiếp. Với kết quả đạt được, Techcombank có đủ khả năng để hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 13.000 tỷ đồng trong năm nay, hướng tới vị trí “quán quân” lợi nhuận trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần.

Rủi ro thấp nhờ cấu trúc vững vàng của nguồn vốn và tài sản

Moody’s nhận định Techcombank sở hữu cấu trúc nguồn vốn vững chắc, trong khi các rủi ro liên quan đến hoạt động cho vay được đảm bảo bởi các tài sản có tính thanh khoản cao.

Báo cáo của Moody’s cho biết Techcombank có tỉ lệ Vốn chủ sở hữu hữu hình/Tài sản có rủi ro [tỉ lệ TCE] cao nhất trong số các ngân hàng Việt Nam được tổ chức này đánh giá. Ngân hàng cũng không có kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2019, qua đó giúp tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu. 

Tính đến cuối năm 2019, tỉ lệ TCE của Techcombank theo Basel II đạt 13,8%, tăng từ mức 13,4% vào cuối năm trước. Trước đó, trong năm 2018, tăng trưởng vốn nội bộ của Techcombank cũng đạt 17% vượt xa mức tăng trưởng 11% của tài sản có rủi ro.

Tuy nhiên, Moody’s dự báo tỉ lệ TCE của Techcombank sẽ ở mức thấp hơn trong hai năm tới do xu hướng tăng trưởng của hoạt động tín dụng và đầu tư của nhà băng này.

Tại thời điểm cuối tháng 3/2020, tiền gửi khách hàng tài trợ cho 60% tài sản Techcombank, trong khi nguồn huy động từ thị trường chiếm 21%. Phần lớn nguồn huy động từ thị trường của Techcombank đến từ tiền gửi và vay trên thị trường liên ngân hàng [chiếm 78%].

Số liệu của Moody’s cho thấy đến cuối quí I/2020, tổng tiền gửi của Techcombank tăng 13% so với cùng kì năm trước và chủ yếu đến từ các khách hàng nhỏ lẻ [đóng góp 77%]. Đồng thời, phần lớn tiền gửi của ngân hàng là các khoản tiền gửi có kì hạn, mặc dù tỉ trọng tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi chi phí thấp vẫn tăng đều đặn từ mức 15% vào cuối năm 2013 lên 31% vào cuối tháng 3/2020.

Cuối quý I, tài sản thanh khoản của ngân hàng ở mức 35% tổng tài sản có, tương đương cuối năm 2019. Trong đó, các loại tài sản thanh khoản chất lượng cao như tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và trái phiếu chính phủ chiếm 11%. Các tài sản thanh khoản khác nằm dưới dạng tiền gửi, cho vay trên thị liên ngân hàng và chứng khoán đầu tư được phát hành bởi các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng trong nước. 

Cùng thời điểm, các khoản cho vay có vấn đề của Techcombank chiếm 2,1% tổng dư nợ đã điều chỉnh, thấp hơn mức 2,3% vào cuối năm 2019. Đồng thời, dư nợ có vấn đề của Techcombank đã giảm 6% trong quí I/2020 do ngân hàng thực hiện xóa 693 tỉ đồng nợ xấu. Mới đây, Techcombank cũng đã công bố báo cáo tài chính quí II với tỉ lệ nợ xấu tại thời điểm 30/6 đã giảm về mức 0,9%, thấp hơn mức 1,1% tại 31/03/2020 và 1,8% tại 30/6/2019. Đồng thời, tỉ lệ bao phủ nợ xấu tại thời điểm cuối quí II đã lên tới 108,6%.

Rủi ro liên quan đến bất động sản được hóa giải

Mặc dù đánh giá cao về chất lượng tài sản và sức khỏe nguồn vốn, tuy nhiên Moody’s cho rằng Techcombank cũng cần lưu ý đến các rủi ro liên quan đến lĩnh vực bất động sản, do tính chất chu kì của ngành nghề này.

Theo Moody’s, sự bùng nổ của Techcombank tại mảng vay bất động sản trong những năm qua được thể hiện qua qui mô dư nợ liên quan đến lĩnh vực này tăng 4 lần trong năm 2019, chiếm 22% danh mục vay từ mức 8% vào cuối năm 2018.

Để giảm thiểu rủi ro này, ngân hàng đã tập trung cung cấp các khoản vay ngắn hạn và tài trợ vốn lưu động cho khách hàng doanh nghiệp. Trong danh mục cho vay bán lẻ của Techcombank, tỉ trọng cho vay mua nhà chiếm tới 81%.

Trước đó, tại đại hội cổ đông thường niên 2020, giải đáp thắc mắc của cổ đông liên quan đến rủi ro trong lĩnh vực bất động sản, Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết, bất động sản là lĩnh vực từ 5 năm trước đã được ngân hàng xác định ưu tiên vì lĩnh vực này có những lợi thế và có phát triển nhanh trong những năm vừa qua. Đây cũng là lĩnh vực mà ngân hàng có thể tập trung phát triển, kiểm soát tốt rủi ro.

Đối với lo ngại về nguy cơ thị trường bất động sản đóng băng, ông Hùng Anh nhấn mạnh, Techcombank luôn chuẩn bị những kịch bản thị trường khác nhau. Đồng thời, các hệ số an toàn theo Basel II của ngân hàng đều rất cao so với mặt bằng chung. “Cổ đông hoàn toàn có thể yên tâm khi hệ số CAR của chúng ta hiện tại lên tới 16%. Techcombank là một trong những ngân hàng có tỉ lệ an toàn vốn cao nhất thị trường”, Chủ tịch Hồ Hùng Anh chia sẻ.

Theo số liệu mới được Techcombank công bố, tỉ lệ CAR của ngân hàng theo Basel II vào cuối quí II đạt 16,9%, cao hơn gấp đôi so với yêu cầu tối thiểu của Trụ cột I Basel II [8%] và cao hơn mức 15,5% tại thời điểm cuối năm 2019.

Video liên quan

Chủ Đề