Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại La

Trang chủ » Lớp 6 » [Cánh diều] Lịch sử và Địa lý 6

Câu hỏi trang 28 sgk cánh diều

Nêu quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà?

Bài làm:

  • Qúa trình thành lập nhà nước của người Ai Cập: Từ khoảng thiên nirn kỉ IV TCN, cư dân Ai Cập sống trong các công xã. Vào khoảng năm 3200 TCN, Mê-nét đã thống nhất các công xã thành nhà nước Ai Cập, đứng đầu là Pha-ra-ông.
  • Qúa trình thành lập nhà nước của người Lưỡng Hà: Vào khoảng cuối thiên niên kỉ IV TCN, nhiều quốc gia ở Lưỡng Hà ra đời ở hai lưu vực sông Ti-grơ và Ơ-phrát. Sau đó, thống nhất các nước nhỏ thành một vương quốc lớn, đứng đầu là En-si.

=> [Cánh diều] Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Lời giải các câu khác trong bài

Hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 28 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 sách Cánh Diều – Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Câu hỏi: Nêu quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà?

Trả lời:  Qúa trình thành lập nhà nước của người Ai Cập: Từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN, cư dân Ai Cập sống trong các công xã. Vào khoảng năm 3200 TCN, Mê-nét đã thống nhất các công xã thành nhà nước Ai Cập, đứng đầu là Pha-ra-ông.

Qúa trình thành lập nhà nước của người Lưỡng Hà: Vào khoảng cuối thiên niên kỉ IV TCN, nhiều quốc gia ở Lưỡng Hà ra đời ở hai lưu vực sông Ti-grơ và Ơ-phrát. Sau đó, thống nhất các nước nhỏ thành một vương quốc lớn, đứng đầu là En-si.



    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Lịch Sử và Địa Lí 6 Sách Cánh Diều

Quảng cáo

I. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lí:

+ Ai Cập nằm ở đông bắc châu Phi, là vùng đất dài nằm dọc hai bên bờ sông Nin.

Ai Cập gồm 2 vùng: Hạ Ai Cập và Thượng Ai Cập

+ Phía Bắc là vùng Hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung Hải.

+ Phía nam là vùng Thượng Ai Cập, nơi sông Nin với nhiều đồi núi và đồi cát

+ Phía đông và phía tây là sa mạc.

 

Sông Nin mang đến nguồn nước, nguồn lương thực dồi dào cho Ai Cập cổ đại. Vào tháng 7, mực nước sông Nin lên cao, tháng 10 nước sông rút tao nên những lớp đất phù sa màu đen. Người Ai Cập cổ đại nhanh chóng gieo trồng lúa mì. Tháng 3, người dân thu hoạch đảm bảo nguồn lương thực.

II. Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại

Cư dân thuộc thổ dân châu Phi kết hợp với tộc người Ha-mít từ Tây Á xâm nhập vào lưu vực sông Nin. Họ sống theo từng công xã [còn được gọi lag Nôm]. Khoảng năm 3200 TCN, vua Na-mơ [hay Mê-nét] theo truyền thuyết đã thống nhất các Nôm thành một vương quốc.

- Na-mơ và những người kế vị Ai Cập theo hình thức cha truyền con nối. Đứng đầu nhà nước Ai Cập theo hình thức cha truyền con nối. Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là các pha-ra-ông, có quyền lực tối cao, sở hữu toàn bộ đất đat của cải, có quân đội riêng.

- Năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm Ai Cập, nhà nước Ai Cập sụp đổ.

- Quá trình thống nhất đất nước bằng chiến tranh được thê hiện ở chi tiết chim ưng thần bảo hộ của các vua pharaong dưới con chim ưng là là danh sách những nước bị vua Na-mơ đánh bại, bên dưới là hình ảnh tù binh, mặt bên kia là hình ảnh quân đội xếp hàng, cho thấy việc thống nhất đất nước là dùng biện pháp chiến tranh.

III. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

Chữ viết: Người Ai Cập dùng hình vẽ để biểu đạt ý niệm, suy nghĩ, về sau cải tiến theo hướng đơn giản hóa, chỉ lấy một phần điển hình của sự vật để tạo thành chữ. Họ chủ yếu dùng giấy pa-pi-rút.

- Toán học: Hàng năm, do nước sông Nin, người Ai Cập phải đo đạc lại các thửa ruộng nên họ rất giỏi, nền tảng để xây dựng Kim tự tháp.

- Kiến trúc và điêu khắc:

+ Công trình nổi tiếng nhất của người Ai Cập chính là các kim tự tháp, nổi tiếng là Kim tự tháp Kê-ốp.

+ Nhiều tác phẩm được coi như báu vật của nhân loại như: tượng bán thân nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti, phiến đá Na-mơ,…

- Y học: nổi bật với kĩ thuật ướp xác.

ND chính

ND chính:

- Điều kiện tự nhiên của Ai Cập cổ đại

- Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập

- Thành tựu chủ yếu của nhà nước Ai Cập

Sơ đồ tư duy Ai Cập cổ đại

Loigiaihay.com

Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập: • Mới đầu họ chỉ là những thổ dân của châu Phi kết hợp với tộc người Ha-mít từ Tây Á xâm nhập vào vùng lưu vực sông Nin, sống theo từng công xã [ Nôm] • Đếm khoảng năm 3200 TCN, vua Na-mơ theo huyền thoại đã thống nhất các Nôm lại thành một vương quốc=> Ai Cập ra đời • Qúa trình thống nhất nhà nước Ai Cập bằng chiến tranh được thể hiện qua những chi tiết trên phiến đá Na- mơ như: Hình ảnh vua Na mơ đội cả hai vương miện, tay cầm quyền trượng được vạn người tôn kính nâng nên như tựa một bị thần và hình ảnh chiến đấu bằng cả vũ khí, con người và cả động vật giao đấu với nhau.

Nhà nước Ai Cập cổ đại hình thành trên cơ sở liên kết và chinh phục tất cả các nôm [châu], đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế mạnh hơn trước.

Sự xuất hiện xã hội có giai cấp ở Ai Cập

1. Sự xuất hiện xã hội có giai cấp ở Ai Cập

Những di tích văn hóa vật chất thời cổ có thể giúp chúng ta hiểu đại khái quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước sớm nhất ở Ai Cập. Chế độ thị tộc tan rã và xã hội có giai cấp ra đời ở Ai Cập là vào khoảng bốn, năm nghìn năm trước công nguyên. Lúc đó, dân cư ở lưu vực sông Nile đã sống theo từng công xã nhỏ. Nông nghiệp đã chiếm địa vị hàng đầu trong kinh tế của công xã nông thôn.

Công xã nông thôn là tổ chức kinh tế cơ sở của Ai Cập cổ đại. Nông nghiệp lúc này đang còn ở trình độ canh tác nguyên thủy: công cụ sản xuất đều làm bằng đá, bằng gỗ, phương pháp canh tác còn rất lạc hậu, người ta chỉ biết xới đất lên rồi gieo hạt giống; tuy vậy nhờ chất đất ở đây màu mỡ, nên thu hoạch cũng tạm đủ sống. Nhưng để đảm bảo thu hoạch đều đặn, chống mọi thiên tai như hạn hán và lụt lội thường xảy ra ở Ai Cập, công tác thủy lợi đã trở thành công tác trọng yếu nhất của các công xã nông thôn. Nông nghiệp phát triển lên môt bước càng đòi hỏi bức thiết các công xã phải liên hiệp lại để cùng hợp sức làm thủy lợi. Công tác thủy lợi phát triển thì công xã nguyên thủy sống phân tán, không còn là một tổ chức thích hợp với yêu cầu phát triển sản xuất nữa. Do đó nhiều công xã nguyên thủy hợp lại thành một liên minh công xã rộng lớn hơn, gọi là “nôm” để có khả năng huy động nhiều nhân công làm công tác thủy lợi. “Nôm” có thể coi như là châu, quận ở Việt Nam ta thời cổ. Về sau các “nôm” đó hợp nhất lại, phát triển thành quốc gia Ai Cập.

Có tất cả chừng 40 “nôm” hay châu, nằm ở dọc hai bên bờ sông Nile, mỗi “nôm” đều có thành thị và hương thôn. Ở thành thị hay nông thôn, nô lệ đa số là chiến tù, thuộc sở hữu chung của công xã, và được sử dụng một cách rộng rãi trong các ngành thủ công nghiệp và nông nghiệp, chủ yếu trong các công trình thủy lợi. lao động trên đồng ruộng thì chủ yếu là do nông dân tự do của công xã làm.

Nhà nước Ai Cập cổ đại hình thành trên cơ sở liên kết và chinh phục tất cả các nôm

2. Nhà nước Ai Cập cổ đại hình thành trên cơ sở liên kết và chinh phục tất cả các nôm [châu]

Đầu thiên niên kỷ IV trước công nguyên, xã hội Ai Cập đã phân chia thành hai giai cấp đối kháng rõ rệt: chủ nô và nô lệ. Nguồn nô lệ chủ yếu là chiến tù. Chủ nô ngoài việc bóc lột nô lệ, còn bóc lột cả quần chúng nông dân công xã. Họ là tầng lớp quý tộc thị tộc đã tách ra khỏi đám dân tự do, trở thành giai cấp thống trị. Để đàn áp nô lệ và nông dân công xã, giai cấp thống trị chủ nô Ai Cập đã tổ chức ra bộ máy nhà nước.

Châu ở Ai Cập chính là hình thức phôi thai của nhà nước Ai Cập cổ đại. Đứng đầu mỗi châu, là một Nomarch – tức chúa châu. Chúa đồng thời cũng là thủ lĩnh quân sự, thẩm phán và tăng lữ tối cao của châu. Chức tăng lữ tối cao đó đã đem lại cho họ thêm một quyền lực rất lớn: thần quyền. Chúa được coi như một vị thần sống. Mỗi châu có một tín ngưỡng tôn giáo riêng, thờ một vị thần riêng, thường thường là một động vật thờ làm tô tem. Giữa các châu, chiến tranh thôn tính đất đai, cướp bóc của cải và nô lệ thường xuyên xẩy ra. Chiến tranh cũng thường xảy ra vì xúc phạm đến tín ngưỡng tôn giáo của nhau. Ví dụ: châu thờ thần cá đã từng đánh nhau với châu bên cạnh, vì người ở châu bên cạnh này thường ăn loại cá châu bên kia thờ làm tô tem.

Sự thành lập của nhà nước Ai Cập cổ đại thống nhất

3. Sự thành lập của nhà nước Ai Cập cổ đại thống nhất

Do yêu cầu thống nhất quản lý công tác thủy lợi trên phạm vi ngày càng rộng lớn, lại cũng do những cuộc tranh chấp lâu dài và tàn khốc nhằm thôn tính đất đai của nhau, dần dần các châu hợp nhất lại thành quốc gia thống nhất tương đối rộng lớn. Giữa thiên niên kỷ thứ IV trước công nguyên, các châu miền Bắc Ai Cập thống nhất thành vương quốc Hạ Ai Cập; các châu miền Nam thống nhất thành vương quốc Thượng Ai Cập. Mỗi vương quốc có tới chừng 20 châu.

Trong một thời kỳ rất lâu, giữa Thượng và Hạ Ai Cập đã xảy ra những cuộc chiến tranh tàn khốc để tranh giành địa vị bá chủ lưu vực sông Nile. Cuối thiên niên kỷ IV trước công nguyên, trải qua một cuộc đấu tranh lâu dài và tàn khốc, Thượng và Hạ Ai Cập đã hợp nhất lại thành một quốc gia thống nhất.

Trong cuộc đấu tranh giành bá quyền đó, miền Nam cuối cùng giành được thắng lợi vì các châu Nam đoàn kết chặt chẽ hơn. Nhưng sự hợp nhất giữa hai miền Bắc, Nam thành quốc gia Ai Cập thống nhất, chính là do yêu cầu phải thống nhất quản lý công tác thủy lợi trên toàn bộ lưu vực sông Nile. Sự thống nhất hai miền Nam, Bắc đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế ở hai miền bổ sung lẫn nhau để phát triển mạnh hơn.

Các sử gia Hy Lạp thường nói tới một ông vua tên là Menes mà họ coi là người đầu tiên có công thống nhất nhà nước Ai Cập cổ đại [khoảng năm 3.200 trước công nguyên]. Tại một địa điểm quan trọng về mặt chiến lược, nằm trên đường giao thông thủy, bộ, ở giữa vùng tam giác châu và thung lũng sông Nile, ông đã dựng lên một thành trì kiên cố. Thành này về sau là thủ đô Ai Cập trong suốt cả thời kỳ cổ vương quốc – thủ đô Memphis.

Sự thống nhất Ai Cập thành một quốc gia rộng lớn đã cho phép vua Menes tiến hành xây dựng các công trình thủy lợi quy mô to lớn. Sau Menes, các vua thuộc hai vương triều đầu tiên [vương triều I và II] đã nhiều lần gây chiến với các bộ lạc ở phía đông Ai Cập sống ở miền Sinai, đánh chiếm vùng mỏ đồng ở đây và lấy rất nhiều đồng đem về Ai Cập chế tạo thành vũ khí và công cụ lao động, khiến cho nền kinh tế Ai Cập có điều kiện phát triển nhanh chóng hơn. Vì hai vương triều đầu tiên chọn thành Thinis ở miền Bắc làm thủ đô, nên thời kỳ thống trị của hai vương triều này gọi là thời kỳ Thinis [năm 3.200 – 3.000 trước công nguyên], tức thời Tảo kỳ Vương quốc trong lịch sử Ai Cập cổ đại.


Video liên quan

Chủ Đề