Xây dựng trường học xanh - sạch - năng động

  Thưa các bạn, ai ai trong mỗi chúng ta đề mong muốn được học tập trong một môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn. Trường học xanh, sạch, đẹp tạo ra một môi trường học tập, sinh hoạt và vui chơi, an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với chúng ta, giúp chúng ta càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè. Ngôi trường đẹp để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng mỗi người. Trường học xanh, sạch, đẹp còn có ý nghĩa giáo dục mỗi chúng ta ý thức, thói quen giữ gìn và bảo vệ môi trường Vậy để trường lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn thì không ai khác mỗi học sinh chúng ta phải chung tay để cùng bảo vệ và xây dựng.

            Vậy chúng ta phải làm gì.

            Trước hết để trường lớp luôn xanh chúng ta cần:

- Phải bảo vệ và chăm sóc cây xanh, không bẻ cành, hái hoa nhất là các bạn nam không trèo lên cây cối trong trường. Trong trường ta có nhiều cây tán thấp vì vậy có nhiều bạn thường đu lên cây, chúng ta cần phải khuyên các bạn chấm dứt hiện tượng này.

-          Tích cực tham gia các đợt trồng cây do liên đội và nhà trường tổ chức.

Vậy để trường lớp luôn sạch thì sao?

-          Không vứt giấy rác bừa bãi ở trong ngăn bàn, trong lớp học, ngoài sân trường, ngoài cổng trường đặc biệt là ở các bồn hoa cây cảnh. Hàng ngày, hàng tuần phải vệ sinh sạch sẽ lớp học và sân trường.

-          Có ý thức giữ gìn khu vệ sinh chung.

-          Cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nước sạch đã được đưa đến từng lớp. Để làm được điều đó đòi hỏi sự cố gắng không phải của một vài người mà cần sự cố gắng của tất cả các bạn học sinh.

Vậy làm thế nào để  xây dựng trường lớp Đẹp.

-          Để trường đẹp thì trước hết mỗi chúng ta cũng phải đẹp.  Chúng ta phải đẹp trong cách ăn mặc. Với người học sinh thì mặc đẹp là ăn mặc giản dị, gọn gàng, sạch sẽ, không loè loẹt. Hiện nay còn một số bạn hiểu chưa thật đúng về ăn mặc đẹp, các bạn cho rằng phải theo mốt mới là đẹp, có bạn lại cho rằng phải đắt tiền mới là đẹp. Tôi không nghĩ vậy, đẹp là phải phù hợp với môi trường trường học, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh riêng của gia đình. Vì vậy với học sinh ăn mặc không gì đẹp bằng bộ quần áo đồng phục nhà trường.

-          Đẹp quần, đẹp áo là cần thiết nhưng chưa đủ chúng ta cần phải đẹp trong từng hành động, cử chỉ, lời ăn tiếng nói. Hãy làm sao để  mái trường thân yêu của chúng ta không có những lời nói thô tục, những hành vi vô lễ, mất lịch sự với thầy cô, bạn bè. Mỗi chúng ta cần phải  sống thân thiện với  môi trường:

+ Không trèo, chạy nhảy trên  bàn ghế, bồn hoa, cây cảnh,

+ Không vẽ bậy lên tường, lên bàn ghế.

 Hơn nữa ngôi trường đẹp luôn gắn với an toàn. Vậy thế nào là an toàn:

-  Trước tiên đó là ngôi trường không có bạo lực. Trong thời gian qua ở trường ta vẫn còn có hiện tượng các bạn học sinh đánh nhau. Mặc dù được nhà trưởng nhắc nhở nhiều song hiện tượng này vẫn cứ xảy ra thậm trí với cả bạn nữ. Theo tôi mỗi chi đội, liên đội và nhà trường cần có biện pháp kỷ luật thích đáng đối với những bạn học sinh đánh nhau. Đáng trách hơn nữa là nhiều bạn không tham gia đánh nhau nhưng lại bàng quan, vô cảm trước sự việc này: còn xem, cổ vũ và cười  khi bạn đánh nhau. Thái độ và hành động đó của các bạn cũng gián tiếp, tiếp tay cho hành động bạo lực. Hôm nay mỗi các bạn ngồi đây- những cán bộ đội hãy là những thành viên xuất sắc, đi đầu trong việc chống bạo lực trong trường học.

-          Thứ hai chúng ta cần giữ gìn và bảo vệ của công: tắt điện khi ra khỏi lớp, đóng cửa khi ra về.

-          Ngoài ra cũng cần chống tai nạn thương tích, tai nạn giao thông.

            Trên đây là tham luận về việc Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn,

 mong các bạn sẽ bổ sung cho bản tham luận được đầy đủ hơn.

            Cuối cùng em  xin kính chúc các vị đại biểu khách quý mạnh khoẻ, hạnh phúc. Chúc các bạn đội viên chăm ngoan học giỏi. Chúc đại hội thành công tốt đẹp.

Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo; tăng cường ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ cảnh quan trường lớp của CBGV, NV và học sinh. Tạo lập một môi trường học tập, sinh hoạt và vui chơi an toàn, thoáng mát, sạch sẽ.

Tiếp tục kêu gọi sự quan tâm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, sự phối hợp, hỗ trợ của các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường để bổ sung cơ sở vật chất nhằm tạo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện; đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ dạy và học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, các hoạt động giáo dục và chăm sóc sức khỏe trong nhà trường.

  Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh ý thức xây dựng, bảo vệ cảnh quan môi trường; đảm bảo trường, lớp xanh, sạch, đẹp.  Giáo dục HS cách sống khỏe mạnh; ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh trường, lớp; Có kỹ năng quan sát, cảm nhận về môi trường, có nhu cầu cải thiện môi trường lớp học và trường học; Yêu quí, gìn giữ trường học xanh, sạch, đẹp và thể hiện thái độ đối xử thân thiện với môi trường.

Tiếp tục củng cố cơ sở vật chất, tạo môi trường sư phạm, trong sạch, lành mạnh đáp ứng được các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ dạy và học, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chăm sóc giáo dục trong nhà trường. Phấn đấu đạt Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn vào năm 2021.

“Đại sứ nhí” trường học không rác

Đà Nẵng có 5 trường học tham gia chương trình “Vì mái trường xanh” Do Hội đồng đội Trung ương và Nhãn hàng dụng cụ học sinh Điểm 10 [Tập đoàn Thiên Long] phối hợp tổ chức. Mỗi trường học có một Công trình măng non để HS bỏ rác thải nhựa tái chế vào.

Chương trình “Vì mái trường xanh” được tổ chức với mục đích trao học bổng cho các em học sinh Tiểu học và THCS hiếu học, có hoàn cảnh khó khăn thông qua hoạt động phân loại rác thải nhựa tái chế và các dụng cụ học tập Thiên Long đã qua sử dụng ngay tại trường.

Học sinh Trường Tiểu học Phù Đổng thu gom và phân loại rác đã qua sử dụng 

Bảo Ngân - Học sinh Trường Tiểu học Phù Đổng] chia sẻ: “Trong chương trình “Vì môi trường xanh”, chúng em sẽ được tham gia bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể. Rác thải nhựa đã qua sử dụng sẽ được thu gom lại để tái chế chứ không vứt bỏ ra môi trường.

Từ những việc làm này, chúng em sẽ góp phần xây dựng quỹ học bổng dành tặng cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn, giúp bạn vượt khó vươn lên trong học tập. Chúng em sẽ chung tay xây dựng, bảo vệ môi trường sống, môi trường học tập an toàn và lành mạnh từ những việc làm nho nhỏ này”.

HS Trường Tiểu học Lê Lai [quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng] còn tham gia “kiểm toán” rác. Nhà trường có một nhóm tình nguyện viên là HS tham gia việc phân loại rác tại trường. Các em sẽ phân chia từng loại hộp sữa dựa trên thành phần nhựa hoặc giấy, tháo riêng ống hút, phân loại bao ni lông có màu và không màu…

Hoàng Việt chia sẻ: “Việc phân loại rác rất khó và mất nhiều thời gian hơn là việc xả rác. Ngồi phân loại rác thế này, con thấy đúng là vất vả. Con nghĩ con sẽ hạn chế xả rác thải ra môi trường và cũng sẽ góp ý với ba mẹ con và người thân, bạn bè giảm thiểu sử dụng ni lông, hộp nhựa, hộp xốp đựng thức ăn”.

Trường Tiểu học Lê Lai là một trong số các trường đang tham gia dự án Trường học không rác do Liên minh Toàn cầu các giải pháp thay thế đốt rác [GAIA] tài trợ, với sự hướng dẫn triển khai của Liên hiệp Các hội Khoa học kỹ thuật TP Đà Nẵng, Trung tâm nghiên cứu xây dựng năng lực thích ứng [CAB], Liên minh Không rác Việt Nam [VZWA], dự án Green Building & Refill Station [UNDP].

Các điều phối viên sẽ giúp các trường kiểm toán tác dụng để đánh giá đầu vào truyền thông, xây dựng giải pháp can thiệp, cho HS thực hành phân loại rác tại trường, hướng dẫn tái chế và làm phân từ rác hữu cơ. Dự án dồng hành cùng các trường hướng đến mục tiêu giảm 30% lượng rác thải nói chung và 20% lượng rác thải nhựa nói riêng.

Học sinh Trường Tiểu học Núi Thành tự trồng và chăm cây ở các bồn hoa do lớp mình phụ trách

Thảm xanh trường học

Trường TH Núi Thành [quận Hải Châu, TP Đà Nẵng] là trường học đầu tiên được thành phố Đà Nẵng trao bằng công nhận Trường học xanh năm 2016. Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt, Hiệu trưởng trường, cho biết, để có được ngôi trường xanh, sạch, đẹp, ngoài sự hỗ trợ từ Phòng GD và ĐT quận Hải Châu, là sự nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ, giáo viên, HS và phụ huynh nhà trường. Nếu không có sự chung tay, góp sức của mọi người thì nhà trường không thể xây dựng được không gian xanh.

Ngoài những chậu cây dây leo được trồng tại các cửa sổ lớp học, hệ thống cây xanh của Trường Tiểu học Núi Thành được lựa chọn, sắp xếp hợp lý, đúng các tiêu chuẩn theo quy định của thành phố.

Tham gia những hoạt động từ chương trình Trường học xanh, HS Trường Tiểu học Núi Thành dần hình thành ý thức, thái độ sống tích cực. Như cô Thu Nguyệt chia sẻ, trước đó, dù được chăm chút cẩn thận nhưng các bồn hoa xung quanh trường thường bị HS nhổ sạch.

“Gần sát Tết Nguyên đán, nhà trường tổ chức cho chính các em trồng hoa ngay sau tiết mục Phát động chương trình Trồng cây mùa xuân trong tiết sinh hoạt dưới cờ. Được tự tay trồng cây, tưới nước, chăm sóc cây, ý thức bảo vệ cây xanh của các em sau đó khác hẳn, không còn hiện tượng HS bẻ, nhổ cây như trước” – cô Thu Nguyệt nhận xét.

Những đồ dùng đã hư hỏng được Trường Mầm non Bình Minh sử dụng để làm chậu trồng cây cảnh sau khi đã được trang trí lại 

Phong trào xây dựng Trường học xanh đã góp phần tạo dựng cảnh quan, môi trường sư phạm xanh – sạch – đẹp, nâng cao chất lượng dạy học. Từ đó, HS hình thành những thói quen sống xanh như bảo vệ cây xanh, không vứt rác bừa bãi, hạn chế rác thải nhựa để góp phần bảo vệ môi trường sống.

Trường Mầm non Bình Minh [Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng], đã tận dụng những vật dụng hư hỏng như nồi cơm điện, ấm đun nước, lốp xe ô tô, chiếc ủng đã bị thủng để làm đồ dùng học tập, bàn ghế hoặc được vẽ trang trí rất đẹp mắt rồi… trồng hoa.

Chiếc thùng sơn rỗng qua bàn tay khéo léo của các giáo viên đã trở thành bộ bàn ghế đặt ở góc đọc sách trong lớp học, dưới chân cầu thang. Lốp xe cũ được sơn phết nhiều gam màu, với những mặt cười đáng yêu hay những họa tiết ngộ nghĩnh trở thành bàn để đồ chơi, bậc tam cấp vận động của trẻ… Trẻ sẽ được tham gia các công đoạn tái chế phù hợp như tô màu, trồng cây, chăm sóc cây…

Video liên quan

Chủ Đề