Quản lý marketing là gì trắc nghiệm

Marketing căn bản là môn học được tiếng là khó nuốt. Nội dung thi thì tùy từng trường mà sẽ thi tự luận, trắc nghiệm, hoặc kết hợp cả tự luận và trắc nghiệm.

Tuy nhiên tại đây chỉ bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm [Chọn 1 phương án trả lời đúng nhất], và câu hỏi đúng hay sai. Phần câu hỏi tự luận chúng tôi xin trình bày ở một bài khác.

Trắc nghiệm Marketing căn bản

Nội dung câu hỏi trắc nghiệm xuyên suốt từ chương 1 đến chương 9 bám sát nội dung học lý thuyết trên lớp. Với bộ câu hỏi dạng trắc nghiệm này giúp các bạn hệ thống kiến thức rất tốt. Nếu làm và xem hết các câu hỏi trắc nghiệm từ chương 1 đến hết chương 9 bạn sẽ nắm rất vững phần lý thuyết và các tình huống giúp bạn vượt qua kỳ thi một cách đơn giản, và ứng dụng tốt kiến thức marketing trong công việc sau này.

Chương 1:BẢNCHẤT CỦAMARKETING

I. Câu hỏilựa chọn:Chọn 1 phương ántrả lờiđúng nhất

1. Trong một tình huống marketing cụ thể thì marketing là công việc của:

a. Người bán

b. Người mua

c. Đồng thời của cả người bán và người mua

d. Bên nào tích cực hơn trong việc tìm cách trao đổi với bên kia.

2.Bạnđangchọnhìnhthứcgiảitrícho2ngàynghỉcuốituầnsắptới.Sựlựa chọn đó đượcquyết định bởi:

a. Sự ưa thích của cá nhân bạn

b. Giá tiền của từng loại hình giải trí

c. Giá trị của từng loại hình giải trí

d. Tất cả các điều nêu trên

3.Quanđiểm marketing địnhhướng sản xuấtcho rằngngười tiêudùng sẽưa thích những sản phẩm:

a. Được bán rộng rãi với giá hạ

b. Được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ cao.

c. Có kiểu dáng độc đáo

d. Có nhiều tính năng mới.

4. Có thể nói rằng:

a. Marketing và bán hàng là 2 thuật ngữ đồng nghĩa.

b. Marketing và bán hàng là 2 thuật ngữ khác biệt nhau.

c. Bán hàng bao gồm cả Marketing

d. Marketing bao gồm cả hoạt động bán hàng.

5. Mong muốn của con người sẽtrở thành yêu cầu khi có:

a. Nhu cầu

b. Sản phẩm

c. Năng lực mua sắm

d. Ước muốn

6. Sự hài lòng của khách hàng sau khisửdụng hàng hoá tuỳ thuộc vào:

a. Giá của hàng hoá đó cao hay thấp

b. Kỳ vọng của người tiêu dùng về sản phẩm đó

c. So sánh giữa giá trị tiêu dùng và kì vọng về sản phẩm

d. So sánh giữa giá trị tiêu dùng và sự hoàn thiện của sản phẩm.

7.Trongnhữngđiềukiệnnêuradướiđây,điềukiệnnàokhôngnhấtthiết phải thoả mãn màsựtrao đổi tựnguyện vẫn diễn ra:

a. Ít nhất phải có 2 bên

b. Phải có sự trao đổi tiền giữa hai bên

c. Mỗi bên phải khả năng giao tiếp và giao hàng

d. Mỗi bên được tự do chấp nhận hoặc từ chối đề nghị [chào hàng] của bên kia.

e. Mỗi bên đều tin tưởng việc giao dịch với bên kia là hợp lý.

8. Câu nói nào dưới đây thể hiện đúng nhất triết lý kinh doanh theo định hướng Marketing?

a. Chúng ta đang cố gắng bán cho khách hàng những sản phẩm hoàn hảo.

b. Khách hàng đang cần sản phẩm A, hãy sản xuất và bán cho khách hàng sản phẩm A

c. Chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào của sản phẩm B đang rất cao, hãy cố giảmnó đểbán được nhiều sản phẩm Bvới giá rẻ hơn.

d. Doanh số đang giảm, hãy tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh bán hàng.

9. Theo quan điểm Marketing thị trường của doanh nghiệp là:

a. Tập hợp của cả người mua và người bán 1 sản phẩm nhất định

b. Tập hợp người đã mua hàng của doanh nghiệp

c. Tập hợp của những nguời mua thực tế và tiềm ẩn

d. Tập hợp của những người sẽ mua hàng của doanh nghiệp trong tương lai.

e. Không câu nào đúng.

10.Trongcáckháiniệmdướiđây,kháiniệmnàokhôngphảilàtriếtlývề quản trị Marketing đã được bàn đến trong sách?

a. Sản xuất

b. Sản phẩm

c. Dịch vụ

d. Marketing

e. Bán hàng

11. Quan điểm .. cho rằng người tiêu dùng ưa thích những sản phẩm có chất lượng, tính năng và hình thức tốt nhất và vì vậy doanh nghiệp cần tập trung nỗ lực không ngừng để cải tiến sản phẩm.

a. Sản xuất

b. Sản phẩm

c. Dịch vụ

d. Marketing

e. Bán hàng

12. Quan điểm bán hàng được vận dụng mạnh mẽ với

a. Hàng hoá được sử dụng thường ngày

b. Hàng hoá được mua có chọn lựa

c. Hàng hoá mua theo nhu cầu đặc biệt

d. Hàng hoá mua theo nhu cầu thụ động.

13. Theo quan điểm Marketing đạo đức xã hội, người làm Marketing cần phải cân đối những khía cạnh nào khi xây dựng chính sách Marketing?

a. Mục đích của doanh nghiệp

b. Sự thoả mãn của người tiêu dùng

c. Phúc lợi xã hội

d. [b] và [c]

e. Tất cả những điều nêu trên.

14. Triết lý nào về quản trị Marketing cho rằng các công ty cần phải sản xuấtcáimàngườitiêudùngmongmuốnvànhưvậysẽthoảmãnđượcngườitiêu dùng và thu được lợi nhuận?

a. Quan điểm sản xuất

b. Quan điểm sản phẩm

c. Quan điểm bán hàng

d. Quan điểm Marketing

15. Quản trị Marketing bao gồm các công việc: [1] Phân tích các cơ hội thị trường, [2] Thiết lập chiến lược Marketing, [3] Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, [4] Hoạch định chương trình Marketing, [5] Tổ chức thực hiện và kiểm tra các hoạt động Marketing.Trình tự đúng trong quá trình này là:

a. [1] [2] [3] [4] [5]

b. [1] [3] [4] [2] [5]

c. [3] [1] [2] [4] [5]

d. [1] [3] [2] [4] [5]

e. Không câu nào đúng

II. Cáccâu sau là đúng hay sai?

1. Marketing cũng chính là bán hàng và quảng cáo?

2. Các tổ chức phi lợi nhuận không cần thiết phải làm Marketing

3. Mong muốn của con người là trạng thái khi anh ta cảm thấy thiếu thốn một cái gì đó.

4. Những thứ không thể sờ mó được như dịch vụ không được coi là sản phẩm như định nghĩa trong sách.

5. Báo An ninh thế giới vừa quyên góp 20 triệu đồng cho quỹ Vì trẻ thơ. Việc quyên góp này được coi như là một cuộc trao đổi.

6. Quan điểm sảm phẩm là một triết lý thích hợp khi mức cung vượt quá cầu hoặc khi giá thành sản phẩm cao, cần thiết phải nâng cao năng xuất để giảm giá thành.

7. Quan điểm bán hàng chú trọng đến nhu cầu của người bán, quan điểm Marketing chú trọng đến nhu cầu của người mua.

8. Nhà kinh doanh có thể tạo ra nhu cầu tự nhiên của con người.

9. Mục tiêu chính của người làm Marketing là phát hiện ra mong muốn

và nhu cầu có khả năng thanh toán của con người.

10.Quan điểm nỗ lực tăng cường bán hàng và quan điểm Marketing trong quản trị Marketing đều có cùng đối tượng quan tâm là khách hàng mục tiêu

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ NGHIÊN CỨU MARKETING

I. Câu hỏilựa chọn:Chọn 1 phương ántrả lờiđúng nhất

1. Bước đầu tiên trong quátrình nghiên cứu Marketing làgì?

a. Chuẩn bị phương tiện máy móc để tiến hành xử lý dữ liệu

b. Xác định vấn đề và mục tiêu cần nghiên cứu.

c. Lập kế hoach nghiên cứu [ hoặc thiết kế dự án nghiên cứu]

d. Thu thập dữ liệu

2. Sau khi thu thập dữ liệu xong, bước tiếp theo trong quá trình nghiên cứu Marketing sẽlà:

a. Báo cáo kết quả thu được.

b. Phân tích thông tin

c. Tìm ra giải pháp cho vấn đề cần nghiên cứu.

d. Chuyển dữ liệu cho nhà quản trị Marketing để họ xem xét.

3. Dữ liệu thứ cấp làdữliệu:

a. Có tầm quan trọng thứ nhì

b. Đã có sẵn từ trước đây

c. Được thu thập sau dữ liệu sơ cấp

d. [b] và [c]

e. Không câu nào đúng.

4. Câu nào trong các câu sau đây đúng nhất khi nói về nghiên cứu Marketing:

a. Nghiên cứu Marketing luôn tốn kém vì chi phí tiến hành phỏng vấn rất cao.

b. Các doanh nghiệp cần có một bộ phận nghiên cứu Marketing cho riêng mình.

c. Nghiên cứu Marketing có phạm vi rộng lớn hơn so với nghiên cứu khách hàng.

d. Nhà quản trị Marketing coi nghiên cứu Marketing là định hướng cho mọi quyết định.

5. Có thể thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn:

a. Bên trong doanh nghiệp

b. Bên ngoài doanh nghiệp

c. Cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

d. Thăm dò khảo sát

6. Nghiên cứu Marketing nhằm mục đích:

a. Mang lại những thông tin về môi trường Marketing và chính sách Marketing của doanh nghiệp.

b. Thâm nhập vào một thị trường nào đó

c. Để tổ chức kênh phân phối cho tốt hơn

d. Để bán được nhiều sản phẩm với giá cao hơn.

e. Để làm phong phú thêm kho thông tin của doanh nghiệp

7. Dữ liệu so cấp có thể thu thập được bằng cách nào trong các cách dưới đây?

a. Quan sát

b. Thực nghiệm

c. Điều tra phỏng vấn.

d. [b] và [c]

e. Tất cả các cách nêu trên.

8. Câu hỏi đóng là câu hỏi:

a. Chỉ có một phương án trả lời duy nhất

b. Kết thúc bằng dấu chấm câu.

c. Các phương án trả lời đã được liệt kê ra từ trước.

d. Không đưa ra hết các phương án trả lời.

9. Trong các câu sau đây, câu nào không phải là ưu điểm của dữ liệu sơ cấpso vớidữ liệu thứcấp:

a. Tính cập nhật cao hơn

b. Chi phí tìm kiếm thấp hơn

c. Độ tin cậy cao hơn

d. Khi đã thu thập xong thì việc xử lý dữ liệu sẽ nhanh hơn.

10.Trongcáccáchđiềutraphỏngvấnsauđây,cáchnàochođộtincậycao nhất vàthông tin thu được nhiều nhất?

a. Phỏng vấn qua điện thoại

b. Phỏng vấn bằng thư tín.

c. Phỏng vấn trực tiếp cá nhân

d. Phỏng vấn nhóm.

e. Không có cách nào đảm bảo cả hai yêu cầu trên

11.Câunàosauđâylàđúngkhisosánhphỏngvấnquađiệnthoạivàphỏng vấn quabưu điện [thư tín]?

a. Thông tin phản hồi nhanh hơn.

b. Số lượng thông tin thu đuợc nhiều hơn đáng kể.

c. Chi phí phỏng vấn cao hơn.

d. Có thể đeo bám dễ dàng hơn.

12. Các thông tin Marketing bên ngoài được cung cấp cho hệ thông thông tin củadoanh nghiệp, ngoại trừ:

a. Thông tin tình báo cạnh tranh.

b. Thông tin từ các báo cáo lượng hàng tồn kho của các đại lý phân phối.

c. Thông tin từ các tổ chức dịch vụ cung cấp thông tin.

d. Thông tin từ lực lượng công chúng đông đảo.

e. Thông tin từ các cơ quan nhà nước.

13.Câuhỏimàcácphươngántrảlờichưađượcđưarasẵntrongbảngcâu hỏi thì câu hỏi đó thuộc loại câu hỏi?

a. Câu hỏi đóng

b. Câu hỏi mở

c. Có thể là câu hỏi đóng, có thể là câu hỏi mở.

d. Câu hỏi cấu trúc.

14. Thứ tự đúng của các bước nhỏ trong bước 1 của quá trình nghiên cứuMarketing làgì?

a. Vấn đề quản trị, mục tiêu nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu.

b. Vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, vấn đề quản trị.

c. Mục tiêu nghiên cứu, vấn đề nghiên cứư, vấn đề quản trị.

d. Vấn đề quản trị, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu.

e. Không có đáp án đúng.

15. Một cuộc nghiên cứu Marketing gần đây của doanh nghiệp X đã xác định được rằng nếu giá bán của sản phẩm tăng 15% thì doanh thu sẽ tăng 25%; cuộc nghiên cứu đó đã dùng phương pháp nghiên cứu nào trong các phương pháp nghiên cứu sau đây?

a. Quan sát

b. Thực nghiệm

c. Phỏng vấn trực tiếp cá nhân

d. Thăm dò

II. Cáccâu hỏi sauđây đúng hay sai?

1. Nghiên cứu Marketing cũng chính là nghiên cứu thị trường

2.DữliệuthứcấpcóđộtincậyrấtcaonêncácnhàquảntrịMarketinghoàn toàncóthểyêntâmkhiđưaracácquyếtđịnhMarketingdựatrênkếtquả phân tích các dữ liệu này.

3. Công cụ duy nhất để nghiên cứu Marketing làbảng câu hỏi

4.Thựcnghiệnlàphươngphápthíchhợpnhấtđểkiểmnghiệmgiảthuyếtvề mối quan hệ nhân quả.

5. Chỉ có một cách duy nhất để thu thập dữ liệu sơ cấp là phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân.

6. Việcchọn mẫu ảnh hưởng không nhiều lắm đến kết quả nghiên cứu.

7. Một báo cáo khoa học của một nhà nghiên cứu đã được công bố trước đây vẫn được xem là dữ liệu thứ cấp mặc dù kết quả nghiên cứu này chỉ mang tính chất định tính chứ không phải là định lượng.

8. Sai số do chọn mẫu luôn xảy ra bất kể mẫu đó được lập như thế nào.

9.Cáchdiễnđạtcâuhỏicóảnhhưởngnhiềuđếnđộchínhxácvàsốlượng thông tin thu thập được.

10.Mộtvấnđềnghiêncứuđượccoilàđúngđắnphùhợpnếnnhưnóđược xácđịnh hoàn toàn theo chủ ý của người nghiên cứu.

CHƯƠNG3: MÔI TRƯỜNGMARKETING

I. Câu hỏilựa chọn:Chọn 1 phương ántrả lờiđúng nhất.

1. Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào không thuộc về môi trường Marketing vimô của doanh nghiệp?

a. Các trung gian Marketing

b. Khách hàng

c. Tỷ lệ lạm phát hàng năm.

d. Đối thủ cạnh tranh.

2. Môi trường Marketing vĩ mô được thể hiện bởi những yếu tố sau đây, ngoại trừ:

a. Dân số

b. Thu nhập của dân cư.

c. Lợi thế cạnh tranh.

d. Các chỉ số về khả năng tiêu dùng.

3. Trong các đối tượng sau đây, đối tượng nào là ví dụ về trung gian Marketing ?

a. Đối thủ cạnh tranh.

b. Công chúng.

c. Những người cung ứng.

d. Công ty vận tải, ô tô.

4. Tín ngưỡng và các giá trị rất bền vững và ít thay đổi nhất.

a. Nhân khẩu

b. Sơ cấp

c. Nhánh văn hoá

d. Nền văn hoá

5. Các nhóm bảo vệ quyền lợi củadân chúng không bênh vực cho:

a. Chủ nghĩa tiêu dùng.

b. Chủ trương bảo vệ môi trường của chính phủ.

c. Sự mở rộng quyền hạn của các dân tộc thiểu số

d. Một doanh nghiệp trên thị trường tự do.

6. Văn hoá là một yếu tố quan trọng trong Marketing hiện đại vì:

a. Không sản phẩm nào không chứa đựng những yếu tố văn hoá.

b. Hành vi tiêu dùng của khách hàng ngày càng giống nhau.

c. Nhiệm vụ của người làm Marketing là điều chỉnh hoạt động marketing đúng với yêu cầu của văn hoá.

d. Trên thế giới cùng với quá trình toàn cầu hoá thi văn hoá giữa các nước ngày càng có nhiều điểm tương đồng.

7. Môitrường Marketing của một doanh nghiệp có thể được định nghĩa là:

a. Một tập hợp của những nhân tố có thể kiểm soát được.

b. Một tập hợp của những nhân tố không thể kiểm soát được.

c. Một tập hợp của những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp đó.

d. Một tập hợp của những nhân tố có thể kiểm soát được và không thể kiểm soát được.

8.Nhữngnhómngườiđượcxemlàcôngchúngtíchcựccủa1doanhnghiệp thường có đặctrưng:

a. Doanh nghiệp đang tìm sự quan tâm của họ.

b. Doanh nghiệp đang thu hút sự chú ý của họ.

c. Họ quan tâm tới doanh nghiệp với thái độ thiện chí.

d. Họ quan tâm tới doanh nghiệp vì họ có nhu cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

9.Khiphântíchmôitrườngbêntrongdoanhnghiệp,nhàphântíchsẽthấy được:

a. Cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp.

b. Điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp

c. Cơ hội và điểm yếu của doanh nghiệp.

d. Điểm mạnh và nguy cơ của doanh nghiệp

e. Tất cả điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ.

10.Trongcácyếutốsau,yếutốnàokhôngthuộcphạmvicủamôitrường nhân khẩu học:

a. Quy mô và tốc độ tăng dân số.

b. Cơ cấu tuổi tác trong dân cư.

c. Cơ cấu của ngành kinh tế.

d. Thay đổi quy mô hộ gia đình.

11.KhiMarketingsảnphẩmtrênthịtrường,yếutốđịalývàyếutốkhíhậu ảnh hưởng quan trọng nhất dưới góc độ:

a. Thu nhập của dân cư không đều.

b. Đòi hỏi sự thích ứng của sản phẩm

c. Nhu cầu của dân cư khác nhau.

d. Không tác động nhiều đến hoạt động Marketing.

12.ĐốithủcạnhtranhcủadầugộiđầuClearlàtấtcảcácsảnphẩmdầugội đầukháctrênthịtrường.Việcxemxétđốithủcạnhtranhnhưtrênđâylà thuộc cấp độ:

a. Cạnh tranh mong muốn.

READ: Tổng hợp đề thi Marketing căn bản

b. Cạnh tranh giữa các loại sản phẩm.

c. Cạnh tranh trong cùng loại sản phẩm.

d. Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu.

13.Cáctổchứcmuahànghoávàdịchvụchoquátrìnhsảnxuấtđểkiếmlợi nhuận vàthựchiện các mục tiêu đề ra được gọi là thị trường

a. Mua đi bán lại.

b. Quốc tế.

c. Công nghiệp.

d. Tiêu dùng.

e. Chính quyền.

II. Cáccâu sau đây đúng hay sai?

1.Nhữngyếutốthuộcmôitrườngkinhtếthườngcóítgiátrịchoviệcdự báo tiềm năng của một đoạn thị trường cụ thể.

2. Công ty nghiên cứu thị trường là một ví dụ cụ thể về trung gian marketing.

3. Nói chung thì các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô của doanh nghiệp được coi là yếu tố mà doanh nghiệp không kiểm soát được.

4. Môi trường công nghệ là một bộ phận trong môi trường Marketing vi mô của doanh nghiệp

5. Các yếu tố thuộc môi trường Marketing luôn chỉ tạo ra các mối đe doạ cho doanh nghiệp.

6. Các nhánh văn hoá không được coi là thị trường mục tiêu vì chúng có nhu cầu đặc thù.

7. Các giá trị văn hoá thứ phát thường rất bền vững và ít thay đổi nhất.

8. Trong các cấp độ cạnh tranh, cạnh tranh trong cùng loại sản phẩm là gay gắt nhất.

9. Khách hàng cũng được xem như là một bộ phận trong môi trường Marketing của doanh nghiệp.

10.Đãlàkháchhàngcủadoanhnghiệpthìnhucầuvàcácyếutốđểtác động lên nhu cầu là khác nhau bất kểthuộcloại khách hàng nào.

CHƯƠNG4: HÀNHVI MUACỦAKHÁCHHÀNG

I. Câu hỏilựa chọn:Chọn 1 phương ántrả lờiđúng nhất.

1. Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào không phải là tác nhân môi trườngcó thểảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dung?

a. Kinh tế

b. Văn hoá

c. Chính trị

d. Khuyến mại

e. Không câu nào đúng.

2. Gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp là ví dụ về cácnhóm:

a. Thứ cấp

b. Sơ cấp

c. Tham khảo trực tiếp

d. [b] và [c]

e. [b] và [a]

3. Một khách hàng đã có ý định mua chiếc xe máy A nhưng lại nhận được thông tin từ một người bạn của mình là dịch vụ bảo dưỡng của hãng này không được tốt lắm. Thông tin trên là:

a. Một loại nhiễu trong thông điệp

b. Một yếu tố cản trở quyết định mua hàng.

c. Một yếu tố cân nhắc trước khi sử dụng

d. Thông tin thứ cấp.

4.Khimộtcánhâncốgắngđiềuchỉnhcácthôngtinthunhậnđượctheoý nghĩ củaanh ta thì quá trình nhận thức đó là:

a. Bảo lưu có chọn lọc

b. Tri giác có chọn lọc

c. Bóp méo có chọn lọc.

d. Lĩnh hội có chọn lọc.

5. Khái niệm động cơ được hiểu là:

a. Hành vi mang tính định hướng.

b. Nhu cầu có khả năng thanh toán.

c. Nhu cầu đã trở nên bức thiết buộc con người phải hành động để thoả mãn nhu cầu đó.

d. Tác nhân kích thích của môi trường.

6.Mộtkháchhàngcóthểkhônghàilòngvớisảnphẩmmàhọđãmuavàsử dung;trạngtháicaonhấtcủasựkhônghàilòngđượcbiểuhiẹnbằngtháiđộ nào sau đây?

a. Tìm kiếm sản phẩm khác thay thế cho sản phẩm vừa mua trong lần mua kế tiếp.

b. Không mua lại tất cả các sản phẩm khác của doanh nghiệp đó.

c. Tẩy chay và truyền tin không tốt về sản phẩm đó.

d. Phàn nàn với Ban lãnh đạo doanh nghiệp

e. Viết thư hoặc gọi điện theo đường dây nóng cho doanh nghiệp.

7.TheolýthuyếtcủaMaslow,nhucầucủaconngườiđượcsắpxếptheothứ bậcnào?

a. Sinh lý, an toàn, được tôn trọng, cá nhân, tự hoàn thiện.

b. An toàn, sinh lý, tự hoàn thiện, được tôn trọng, cá nhân.

c. Sinh lý, an toàn, xã hội, được tôn trọng, tự hoàn thiện.

d. Không câu nào đúng.

8. Một người mà các quyết định của anh ta tác động đến quyết định cuối cùng của người khác được gọi là:

a. Người quyết định

b. Người ảnh hưởng

c. Người khởi xướng.

d. Người mua sắm.

9.Tậphợpcácquanđiểmtheoniềmtincủamộtkháchhàngvềmộtnhãn hiệu sản phẩm nào đó được gọi là:

a. Các thuộc tính nổi bật.

b. Các chức năng hữu ích

c. Các giá trị tiêu dùng.

d. Hình ảnh về nhãn hiệu.

10.Theođịnhnghĩa,củamộtconngườiđượcthểhiệnquasựquan tâm, hành động, quan điểm về các nhân tố xung quanh.

a. Nhân cách.

b. Tâm lý.

c. Quan niệm của bản thân.

d. Niềm tin.

e. Lối sống.

11.Hànhvimuacủatổchứckhácvớihànhvimuacủangườitiêudùngở chỗ:

a. Các tổ chức mua nhiều loại sản phẩm hơn.

b. Các tổ chức khi mua thì có nhiều người tham gia vào quá trình mua hơn.

c. Những hợp đồng, bảng báo giá thường không nhiều trong hành vi mua của người tiêu dùng.

d. Người tiêu dùng là người chuyên nghiệp hơn.

12. Hai khách hàng có cùng động cơ như nhau nhưng khi vào cùng một cửa hàng thì lại có sự lựa chọn khác nhau về nhãn hiệu sản phẩm, đó là do họ cósự khác nhau về:

a. Sự chú ý.

b. Nhận thức.

c. Thái độ và niềm tin

d. Không câu nào đúng.

e. Tất cả đều đúng.

13. Trong giai đoạn tìm kiếm thông tin, người tiêu dùng thường nhận được thông tin từ nguồn thông tin nhiều nhất, nhưng nguồn thông tin .. lạicó vai trò quan trọng cho hành động mua.

a. Cá nhân/ Đại chúng.

b. Thương mại/ Đại chúng.

c. Thương mại/ Cá nhân.

d. Đại chúng/ Thương mại.

14. Ảnh hưởng của người vợ và người chồng trong các quyết định mua hàng:

a. Phụ thuộc vào việc người nào có thu nhập cao hơn.

b. Thường là như nhau.

c. Thường thay đổi tuỳ theo từng sản phẩm.

d. Thường theo ý người vợ vì họ là người mua hàng.

e. Thường theo ý người chồng nếu người vợ không đi làm.

15.Trongcáccâusauđây,câunàolàkhôngđúngkhisosánhsựkhácnhau giữaviệcmuahàngcủadoanhnghiệpvàviệcmuahàngcủangườitiêudùng cuối cùng?

a. Số lượng người mua ít hơn.

b. Quan hệ lâu dài và gắn bó giữa khách hàng và nhà cung cấp.

c. Vấn đề thương lượng ít quan trọng hơn.

d. Mang tính rủi ro phức tạp hơn.

II. Cáccâu sau đây đúng hay sai?

1. Hành vi mua của người tiêu dùng là hành động trao tiền nhận hàng.

2.Nếungườibánphóngđạicáctínhnăngcủasảnphẩmthìngườitiêudùng

sẽkỳvọngnhiềuvàosảnphẩm,vàkhisửdụngsảnphẩmnàythìmứcđộ thoả mãn của họ sẽtăng lên.

3.Mộttrongnhữngkhácbiệtgiữangườimualàcácdoanhnghiệpvàngười mualànhữngngườitiêudùnglàcácdoanhnghiệpkhimuasắmthườngdựa vào lý trí nhiều hơn.

4.Ngườitiêudùngkhôngnhấtthiếtphảitrảiquađầyđủcả5bướctrongquá trình mua hàng.

5.Ngườisửdụngsảnphẩmcũngchínhlàngườikhởixướngnhucầuvềsản phẩm đó.

6.Quátrìnhmuahàngcủangườitiêudùngđượckếtthúcbằnghànhđộng mua hàng của họ.

7.Nghềnghiệpcủamộtngườicóảnhhưởngđếntínhchấtcủasảnphẩmmà người đó lựa chọn.

8.Cácyếutố tâmlý ảnhhưởng sâu rộng nhất đếntínhchấtcủasảnphẩm mà người đó lựa chọn.

9.Freudchorằngphầnlớnmọingườiđềukhôngcóýthứcvềnhữngyếutố tâm lý tạo nên hành vi của họ.

10.Dokhimuahàngcácdoanhnghiệpthườngdựavàolýtrínhiềuhơncho nên việc mua hàng của họ hầu như không có rủi ro.

11.Nhómthamkhảosơcấplànhómmàngườitiêudùnggiaotiếpthường xuyên hơn nhóm thứ cấp.

CHƯƠNG 5: PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG

I. Câu hỏilựa chọn:Chọn 1 phương ántrả lờiđúng nhất:

1.Marketingmụctiêuphảiđượctiếnhànhtheo4bướclớn.Côngviệcnào được nêu dưới đây không phải là một trong cácbướcđó.

a. Định vị thị trường.

b. Soạn thảo hệ thống Marketing Mix cho thị trường mục tiêu

c. Phân đoạn thị trường

d. Phân chia sản phẩm.

e. Lựa chọn thị trường mục tiêu.

2. Ba doanh nghiệp X, Y, Z hoạt động cạnh tranh trong một ngành mà mức tiêu thụ hàng hoá như sau: Doanh nghiệp X: 80.000USD. Doanh nghiệp Y:75.000USD; Doanh nghiệp Z: 45.000USD. Theo cách tính cơ bản thì thị phần của doanh nghiệp Y sẽ là:

a. 40%

b. 42,5%

c. 37,5%

d. 35%

e. Không câu nào đúng

3.Sựtrungthànhcủakháchhànglàmộtvídụcụthểvềtiêuthức.để phân đoạn thịtrường:

a. Địa lý

b. Xã hội

c. Tâm lý

d. Hành vi

4.TheokháiniệmđoạnthịtrườngthìĐoạnthịtrườnglàmộtnhóm..có phản ứng như nhau đối với một tập hợp những kích thích Marketing.

a. Thị trường

b. Khách hàng

c. Doanh nghiệp

d. Người tiêu dùng

e. Tất cả đều đúng.

5. Marketing có phân biệt:

a. Diễn ra khi một doanh nghiệp quyết định hoạt động trong một số đoạn thị trường và thiết kế chương trình Marketing Mix cho riêng từng đoạn thị trường đó.

b. Có thể làm tăng doanh số bán ra so với áp dụng Marketing không phân biệt.

c. Có thể làm tăng chi phí so với Marketing không phân biệt.

d. [b] và [c]

e. Tất cả các điều trên.

6. Tất cả những tiêu thức sau đây thuộc nhóm tiêu thức nhân khẩu học dùngđể phân đoạn thị trường ngoại trừ:

a. Tuổi tác

b. Thu nhập

c. Giới tính

d. Lối sống

e. Chu kì của cuộc sống gia đình.

7. Marketing tập trung:

a. Mang tính rủi ro cao hơn mứa độ thông thường. b. Đòi hỏi chi phí lớn hơn bình thường

c. Bao hàm việc theo đuổi một đoạn thị trường trong một thị trường lớn

d. [a] và [c]

e. Tất cả các điều trên.

8.Mộtdoanhnghiệpcóquymônhỏ,nănglựckhônglớn,kinhdoanhmột sản phẩm mới trên một thị trường không đồng nhất nên chọn:

a. Chiến lược Marketing phân biệt

b. Chiến lược Marketing không phân biệt

c. Chiến lược Marketing tập trung

d. Chiến lược phát triển sản phẩm.

9. Đâu làưu điểm của chiến lược Marketing không phân biệt?

a. Giúp tiết kiệm chi phí.

b. Gặp phải cạnh tranh khốc liệt

c. Đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp bị hạn chế về nguồn lực.

d. [a] và [c]

e. Tất cả các điều nêu trên

10.Điềukiệnnàosauđâykhôngphảilàtiêuchuẩnxácđángđểđánhgiá mức độ hấp dẫn của một đoạn thị trường?

a. Mức tăng trưởng phù hợp

b. Quy mô càng lớn càng tốt

c. Phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp

d. Mức độ cạnh tranh thấp.

11.Nếutrênmộtthịtrườngmàmứcđộđồngnhấtcủasảnphẩmrấtcaothì doanh nghiệp nên áp dụng chiến lược:

a. Marketing không phân biệt

b. Marketing phân biệt

c. Marketing tập trung.

d. Bất kì chiến lược nào cũng được.

12.Vịthếcủasảnphẩmtrênthịtrườnglàmứcđộđánhgiácủa.vềcác thuộc tính quan trọng của nó.

a. Khách hàng.

b. Người sản xuất.

c. Người bán buôn.

d. Người bán lẻ

13.Nếudoanhnghiệpquyếtđịnhbỏquanhữngkhácbiệtcủacácđoạnthị trườngvàthâmnhậptoànbộthịtrườnglớnvớimộtsảnphẩmthốngnhấtthì điều đó có nghĩalà doanh nghiệp thực hiện Marketing

a. Đa dạng hoá sản phẩm

b. Đại trà.

c. Mục tiêu

d. Thống nhất.

e. Không câu nào đúng.

14.Quátrìnhtrongđóngườibánphânbiệtcácđoạnthịtrường,chọnmột hayvàiđoạnthịtrườnglàmthịtrườngmụctiêu,đồngthờithiếtkếhệthông Marketing Mix cho thị trường mục tiêu đượcgọilà:

a. Marketing đại trà

b. Marketing mục tiêu

c. Marketing đa dạng hoá sản phẩm.

d. Marketing phân biệt theo người tiêu dùng.

15. Trong thông báo tuyển sinh năm học 2004 của trường Đại Học Thăng Long có câu: Trải qua hơn 15 năm từ khi thành lập đến nay, Đại học Thăng ong luôn lấy việc đảm bảo chất lượng đào tạo làm trọng. Câu nói này có tácdụng:

a. Quảng cáo đơn thuần

b. Nhắc nhở sinh viên và giảng viên cần cố gắng

c. Định vị hình ảnh của trường trong xã hội.

d. Không có các tác dụng trên.

II. Cáccâu sau đây đúng hay sai?

1. Phân đoạn thị trường là chia thị trường thành các nhóm người mua mà giữa các nhóm đó đặc điểm nhu cầu giống nhau về một loại sản phẩm nàođó.

2. Phân đoạn thị trường cho phép doanh nghiệp xây dựng một chương trìnhMarketing phù hợp vớitoàn bộ thị trường tổng thể.

3. Marketing đại trà nhằm tạo ra các sản phẩm đa dạng để cung cấp cho người mua mà không chú ý đến đoạn thị trường khác.

4.Marketingmụctiêuvàxácđịnhthịtrườngmụctiêulàhaikháiniệmđồng nghĩa.

5.Nhữngngườitrongmộtnhómnhânkhẩuhọccóthểcónhữngđặcđiểm tâm lý hết sức khác nhau.

6. Chiến luợc Marketing không phân biệt có ưu điểm là nó giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.

7.ÁpdụngMarketingphânbiệtthườngdẫnđếntổngdoanhsốbánrathấp hơn so vớiáp dụng Marketing không phân biệt.

8.Định vịthị trườngcóliên quantới việcsản phẩmđược phânphối vàtrưng bày ở đâu trong cửa hàng.

9. Ngày nay, các doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển từ hình thức Marketing đại trà và Marketing đa dạng hoá sản phẩm sang Marketing mục tiêu.

10.Việcphânđoạnthịtrườngđượcthựchiệnbằngcáchchiathịtrườngchỉ theo duy nhấtmột tiêu thức nào đó.

CHƯƠNG6: CÁCQUYẾT ĐỊNHVỀSẢNPHẨM

I. Câu hỏilựa chọn:Chọn 1 phương ántrả lờiđúng nhất

1. Sản phẩm có thểlà:

a. Một vật thể

b. Một ý tưởng

c. Một dịch vụ

d. [a] và [c]

e. Tất cả những điều trên

2.Cóthểxemxétmộtsảnphẩmdưới3cấpđộ.Điểmnàotrongcácđiểm dưới đây không phải là một trong 3 cấp độ đó.

a. Sản phẩm hiện thực

b. Sản phẩm hữu hình

c. Sản phẩm bổ xung

d. Những lợi ích cơ bản

3.Việcđặttên,nhãnhiệuriêngchotừngsảnphẩmcủadoanhnghiệpcóưu điểm:

a. Cung cấp thông tin về sự khác biệt của từng loại sản phẩm.

b. Giảm chi phí quảng cáo khi tung ra sản phẩm mới thị trường

c. Không ràng buộc uy tín của doanh nghiệp với một sản phẩm cụ thể.

d. [a] và [c]

e. Tất cả đều đúng.

4.Cácsảnphẩmmàkhimuakháchhàngluônsosánhvềchấtlượng,giácả, kiểu dáng đượcgọi làsản phẩm:

a. Mua theo nhu cầu đặc biệt

b. Mua có lựa chọn

c. Mua theo nhu cầu thụ động

d. Sử dụng thường ngày.

5.Điềunàosauđâychothấybaogóihànghoátrongđiềukiệnkinhdoanh hiện nay làcần thiết ngoại trừ:

a. Các hệ thống cửa hàng tự phục vụ ra đời ngày càng nhiều.

b. Khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn khi mua hàng hoá, miễn là nó tiện lợi và sang trọng hơn.

c. Bao gói góp phần tạo nên hình ảnh của doanh nghiệp và của nhãn hiệu hàng hoá

d. Bap gói tạo khả năng và ý niệm về sự cải tiến hàng hoá

e. Bao gói làm tăng giá trị sử dụng của hàng hoá.

6.Bộphậnnhãnhiệusảnphẩmcóthểnhậnbiếtđượcnhưngkhôngthểđọc được là:

a. Dấu hiệu của nhãn hiệu

b. Tên nhãn hiệu

c. Dấu hiệu đã đăng kí

d. Bản quyền

e. Các ưu điểm trên đều sai.

7.Ưuđiểmcủaviệcvậndụngchiếnlượcđặttênnhãnhiệuchoriêngtừng loại sản phẩm là:

a. Danh tiếng của doanh nghiệp không gắn liền với mức độ chấp nhận sản phẩm.

b. Chi phí cho việc giới thiệu sản phẩm là thấp hơn

c. Việc giới thiệu sản phẩm mới dễ dàng hơn.

d. [a] và [b]

e. Tất cả đều đúng.

8. Bao gói tốt có thể là:

a. Bảo vệ sản phẩm

b. Khuếch trương sản phẩm

c. Tự bán được sản phẩm

d. Tất cả các điều nêu trên

9. Việc một số hãng mỹ phẩm Hàn Quốc mang các sản phẩm đã ở giai đoạn cuối của chu kì sống tại thị trường Hàn Quốc sang thị trường Việt Nam thìđã:

a. Làm giảm chi phí nghiên cứu và triển khai sản phẩm mới

b. Tạo cho những sản phẩm đó một chu kì sống mới

c. Giảm chi phí Marketing sản phẩm mới

d. Làm tăng doanh số bán sản phẩm.

10. Thứtự đúng của các giai đoạn trong chu kì sống của sản phẩm là:

a. Tăng trưởng, bão hoà, triển khai, suy thoái

b. Triển khai, bão hoà, tăng trưởng, suy thoái

c. Tăng trưởng, suy thoái, bão hoà, triển khai

d. Không câu nào đúng.

11.Trongmộtchukìsốngcủamộtsảnphẩm,giaiđoạnmàsảnphẩmđược bán nhanh trên thị truờng và mức lợi nhuận tăng nhanh được gọi là:

a. Bão hoà

b. Triển khai

c. Tăng trưởng

d. Suy thoái

12.CôngviệcnàotrongcáccôngviệcsauđâymànhàlàmMarketingkhông nên tiến hành nếu sản phẩm đang ở giai đoạn tăng trưởng của nó?

a. Giữ nguyên hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm.

b. Tiếp tục thông tin mạnh mẽ về sản phẩm cho công chúng.

c. Đánh giá và lựa chọn lại các kênh phân phối

d. Đưa sản phẩm vào thị trường mới.

e. Thay đổi đôi chút về thông điệp quảng cáo.

13.Cácsảnphẩmthamgiahoàntoànvàothànhphầnsảnphẩmcủanhàsản xuất được gọi là:

a. Tài sản cố định

b. Vật tư dịch vụ

c. Nguyên vật liệu.

d. Thiết bị phụ trợ

14.Chấtlượngsảnphẩmlàmộttrongcáccôngcụđểđịnhvịthịtrường,vì vậy chất lượng sản phẩm có thểđượcđo lường bằng sựchấp nhận của:

a. Nhà sản xuất

b. Đối thủ cạnh tranh

c. Khách hàng

d. Đại lý tiêu thụ

II. Cáccâu sau đây đúng hay sai:

1.CácnhàMarketingphảitìmcáchbánnhữnglợiíchsảnphẩmchứkhông phải các tính chất của chúng.

2.Bấtkìsảnphẩmnàođượctungrathịtrườngđềuphảiđượcgắnnhãnhiệu củanhà sản xuất.

3.Việcsửdụngtênnhãnhiệuđồngnhấtchotấtcảcácsảnphẩmđượcsản xuất bởi doanh nghiệp sẽlàm tăng chi phí quảng cáo.

4.Mộtyêucầucủatênnhãnhiệulànóphảiđượckhácbiệtsovớicáctên nhãn hiệu khác của các sản phẩmcùng loại.

5.Việcbổxungnhữngyếutốchomộtsảnphẩmnhưlắpđặt,bảohành,sửa chữadịchvụsaubánhànglàmtăngchiphí,dođódoanhnghiệpkhông nên làmnhững việcnày.

6. Cách duy nhất để có được sản phẩm mới là doanh nghiệp tự nghiên cứuvà thử nghiệm sản phẩm mới đó.

7. Trong quá trình phát triển sản phẩm mới, thử nghiệm thị trường là giai đoạn trong đó sản phẩm mới cùng với các chương trình Marketing được triển khai trong bối cảnh môi trường thực tế.

8.Thôngthưởng,khichukìsốngcủamộtsảnphẩmbắtđầu,doanhnghiệp không cần bỏ nhiều nỗ lực để cho nó diễn tiến.

9. Danh mụcsản phẩm có phạm vi hẹp hơn chủng loại sản phẩm.

10.TheoquanniệmMarketing,sảnphẩmmớilànhữngsảnphẩmphảiđược làm mới hoàn toàn vềchất lượng, hình dáng, bao gói, nhãn hiệu.

CHƯƠNG7: CÁCQUYẾT ĐỊNHVỀGIÁBÁN

I. Câu hỏilựa chọn:Chọn 1 phương ántrả lờiđúng nhất:

1. Đường cầu về một sản phẩm:

a. Phản ánh mối quan hệ giữa giá bán và lượng cầu.

b. Thường có chiều dốc xuống.

c. Luôn cho thấy là khi giá càng cao thì lượng cầu càng giảm.

d. [a] và [b]

e. Tất cả những điều nêu trên.

2.Cácnghiêncứuvềmặthànggạochothấylàkhigạotănggiáthìlượng cầuvềgạogiảmnhẹ.Nhưngtổngdoanhthubángạovẫntănglên.Đường cầu mặt hàng gạo là đường cầu:

a. Đi lên

b. Co giãn thống nhất

c. Ít co giãn theo giá

d. Co giãn theo giá

3.Khimộtdoanhnghiệpgặpkhókhăndocạnhtranhgaygắthoặcdonhu cầuthịtrườngthayđổiquáđộtngột,khôngkịpứngphóthìdoanhnghiệp nên theo đuổimụctiêu:

a. Dẫn đầu về thị phần

b. Dẫn đầu về chất lượng

READ: Nhu cầu mua sắm của cá nhân thay đổi như thế nào theo tuổi tác và tình trạng gia đình?

c. Tối đa hoá lợi nhuận hiện thời

d. Đảm bảo sống sót

e. Mục tiêu nào nêu trên cũng phù hợp.

4.Câunàotrongcáccâusauđâykhôngnóivềthịtrườngđộcquyềnthuần tuý?

a. Đường cầu của thị trường cũng là đường cầu của ngành.

b. Giá được quyết định bởi người mua.

c. Là thị trường rất hấp dẫn nhưng khó gia nhập.

d. Giá bán là một trong những công cụ để duy trì và bảo vệ thế độc quyền.

5. Khi sản phẩm của doanh nghiệp có những khác biệt so với những sản phẩm cạnh tranh và sự khác biệt này được khách hàng chấp nhận thì doanh nghiệp nên:

a. Đinh giá theo chi phí sản xuất

b. Định giá cao hơn sản phẩm cạnh tranh

c. Định giá thấp hơn sản phẩm cạnh tranh

d. Định giá theo thời vụ.

6.Điềukiệnnàođượcnêuradướiđâykhôngphảilàđiềukiệnthuậnlợicho việcáp dụng chính sách giá: Bám chắc thị trường

a. Thị trường rất nhạy cảm về giá và giá thấp sẽ mở rộng thị trường.

b. Chi phí sản xuất tăng lên khi sản lượng sản xuất gia tăng

c. Chi phí phân phối giảm khi lượng hàng bán ra tăng lên

d. Giá thấp làm nhụt chí của các đối thủ cạnh tranh hiện có và tiềm ẩn.

7. Bạn mua một bộ sản phẩm Johnson với nhiều loại sản phẩm khác nhau sẽ được mua với giá thấp hơn nếu bạn mua các sản phẩm đó riêng lẻ. Đó chínhlà do người bán đãđịnh giá:

a. Cho những hàng hoá phụ thêm

b. Cho những chủng loại hàng hoá

c. Trọn gói

d. Cho sản phẩm kèm theo bắt buộc

8. Việc định giá của hãng hàng không Vietnam Airline theo hạng BussinessClass và Economy Class là việc:

a. Định giá phân biệt theo giai tầng xã hội

b. Định giá phân biệt theo nhóm khách hàng

c. Định giá phân biệt theo địa điểm

d. Định giá phân biệt theo thời gian

e. Tất cả

9. Giá bán lẻ 1kg bột giặt X là 14.000VND/1kg nhưng nếu khách hàng muatừ6kgtrởlênthìtínhrachỉphảithanhtoán12.000VND/1kg.Doanhnghiệp bán sản phẩm X đang thực hiện chính sách:

a. Chiết khấu cho người bán lẻ.

b. Chiết khấu do thanh toán ngay bằng tiền mặt

c. Chiết khấu do mua số lượng nhiều

d. Chiết khấu thời vụ

e. Chiết khấu thương mại

10. Trong tình huống nào thì doanh nghiệp cần chủ động hạ giá?

a. Năng lực sản xuất dư thừa.

b. Lượng hàng bán ra không đủ đáp ứng nhu cầu

c. Lợi nhuận đang tăng lên ở mức cao

d. Thị phần chiếm giữ đang tăng lên

e. Khi gặp phải tình trạng lạm phát chi phí

11. Một doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh trên những vùng thịtrườngxanơisảnxuất,cáchtiếpcậnxácđịnhgiánàosauđâytỏra không hiệu quảnhất?

a. FOB

b. Giá thống nhất

c. Giá trọn gói

d. Giá tại thời điểm giao hàng

12. Công ty xe Bus Hà Nội giảm giá vé cho những học sinh, sinh viên khi đi xe bus. Đó là việc áp dụng chiến lược.

a. Giá trọn gói

b. Giá hai phần

c. Giá phân biệt

d. Giá theo hình ảnh

e. Giá chiết khấu

13.Mụctiêuđịnhgiátốiđahoálợinhuậnthìtươngứngvớikiểuchiếnlược giá:

a. Thẩm thấu thị trường

b. Trung hoà

c. Hớt phần ngon

d. Trọn gói

14. Phương pháp định giá chỉ dựa vào chi phí có hạn chế lớn nhất là:

a. Doanh nghiệp có thể bị lỗ

b. Không biết chắc là có bán được hết số sản phẩm dự tính ban đầu hay không?

c. Không tính đến mức giá của đối thủ cạnh tranh

d. Tất cả

e. [b] và [c]

15. Trong trường hợp nào sau đây thì doanh nghiệp nên chủ động tăng giá?

a. Năng lực sản xuất dư thừa

b. Cầu quá mức

c. Thị phần đang có xu hướng giảm

d. Nền kinh tế đang suy thoái

e. Không có trường hợp nào cả

II. Cáccâu hỏi đây đúng hay sai?

1.GiácảlàyếutốduynhấttronghệthốngMarketingMixtạoradoanhthu còn các yếu tố khác thể hiện chi phí.

2.Xâydựngchiếnlượcgiáchodoanhnghiệpchỉcónghĩalàxácđịnhcho mỗi loại sản phẩm của doanh nghiệp một mức giá nhấtđịnh.

3. Đường cầu về một sản phẩm luôn là được dốcxuống.

4. Nếu doanh nghiệp đang ở trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì việc doanh nghiệp quyết định một mức giá cho riêng mình là không có ý nghĩa.

5.Nếuđốithủcạnhtranhgiảmgiábánthìdoanhnghiệpcũngphảinêngiảm giá theo đểkhông mất những khách hàng hiện tại.

6.GiáCIFlàgiámàngườibánkhôngphảichịuchiphívậnchuyểnvàchi phí bảom hiểm hàng hoáđến nơi người mualựachọn.

7.Chếnlượchớtphầnngonlàchiếnlượcđặtgiábánchomộtsảnphẩmở mức thấp nhấtcó thể để chiếm được phần lớn thị trường.

8.Giáthốngnhấtbaogồmchiphívậnchuyểnnghĩalàngườimuaởgầnthì đượcmuavớigiáthấphơn,cònnguờimuaởxathìphảimuavớigiácao hơn.

9. Nếu các yếu tố khác không đổi thì khi cầu ầê một sản phẩm vượt qua cung về sản phẩm đó thì doanh nghiệp nên tăng giábán sản phẩm.

10. Việc giảm giá cho những cuộc gọi vào ban đêm họăc ngày nghỉ, ngày lễtết được gọi là chính sách định giá hai phần.

CHƯƠNG8: CÁCQUYẾT ĐỊNHVỀPHÂNPHỐI

I. Câu hỏilựa chọn:Chọn 1 phương ántrả lờiđúng nhất:

1. Trong kênh Marketing trực tiếp:

a. Người bán buôn và bán lẻ xen vào giữa người sản xuất trực tiếp và người tiêu dùng.

b. Phải có người bán buôn

c. Người sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng

d. Tất cả đều sai

2. Công ty sữa Mộc Châu đưa sản phẩm của mình cho các của hàng tiêu thụ sản phẩm, sau đó các cửa hàng này bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng. Công ty sữa Mộc Châu tổ chức hệ thống kênh Marketing:

a. Trực tiếp

b. Một cấp

c. Hai cấp

d. Ba cấp

e. Không thuộc loại nào kể trên.

3. Định nghĩa nào sau đây đúng với một nhà bán buôn trong kênh phân phối?

a. Là trung gian thực hiện chức năng phân phối trên thị trường công nghiệp

b. Là trung gian có quyền hành động hợp pháp thay cho nhà sản xuất.

c. Là trung gian bán hàng hoá và dịch vụ cho các trung gian khác.

d. Là trung gian bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.

4.CôngtybiaViệtHàbánsảnphẩmbiacủamìnhthôngquacáccửahàng bánlẻtrênkhắpmiềnBắcvàmụctiêucủacôngtylàcónhiềuđiểmbánlẻ càng tốt. Phương thức phân phối này đượcgọilà:

a. Phân phối có chọn lọc

b. Phân phối rộng rãi

c. Phân phối đặc quyền cho các cửa hàng bán lẻ

d. Phân phối theo kênh hai cấp

5. Các xung đột trong kênh:

a. Gồm có xung đột theo chiều dọc và theo chiều ngang

b. Có thể làm giảm hiệu quả của kênh c. Có thể làm tăng hiệu quả của kênh

d. [a] và [b]

e. Tất cả

6. Các nhà sản xuất sử dụng những người trung gian phân phối vì những lýdo sau đây, ngoại trừ:

a. Các nhà sản xuất thường không có đủ nguồn lực tài chính để thực hiện

cảchức năng phân phối.

b. Các nhà sản xuất nhận thấy rõ hiệu quả của việc chuyên môn hoá

c. Các nhà sản xuất không muốn tham gia vào việc phân phối sản phẩm

d. Không câu nào đúng

7. Mộtkênh phân phối được gọi là kênh dài nếu:

a. Có số lượng nhiều các trung gian Marketing

b. Có số lượng nhiều các trung gian ở mỗi cấp độ kênh phân phối

c. Có nhiều cấp độ trung gian trong kênh.

d. Tất cả đều đúng

8. Kênh phân phối:

a. Là tập hợp các tổ chức và cá nhân tham gia vào dòng chảy hàng hoá

từ người sản xuất đến khách hàng của họ

b. Phải có ít nhất một cấp trung gian

c. Phải có sự tham gia của các công ty kho vận

d. Tất cả đều đúng

9.Câunàotrongcáccâusauđâythểhiệnđúngnhấtsựkhácnhaugiữakênh marketing truyền thông và VMS?

a. Kênh phân phối truyền thống là kênh phân phối được tổ chức theo kiểu cũ, còn VMS được tổ chức theo kiểu mới.

b. Kênh phân phối truyền thống chỉ có nhà sản xuất và người tiêu dùng, còn VMS được tổ chức theo kiểu mới.

c. Các thành viên trong kênh phân phối truyền thống hoạt động vì lợi ích riêng của họ còn trong kênh VMS thì các thành viên hoạt động như một thể thống nhất vì mục tiêu chung.

d. Trong kênh phân phối truyền thống không có hợp đồng ràng buộc giữa các bên còn ở VMS thì phải có hợp đồng.

10. Trong các câu sau đây nói về ngành bán lẻ, câu nào không đúng?

a. Bán lẻ là việc bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng

b. Bán lẻ là một ngành lớn

c. Người sản xuất và người bán buôn không thể trực tiếp bán lẻ

d. Bán lẻ có thể được thực hiện qua các nhân viên bán hàng, qua thư bán hàng, qua điện thoại và bán hàng tại nhà

11.Việcbánhàngchocáccánhânvàdoanhnghiệpđểhọbánlạihoặcsử dụng vào mụcđích kinh doanh được gọi là:

a. Bán lẻ

b. Bán buôn

c. Liên doanh

d. Sản xuất

12.Trongcácquyếtđịnhsauđây,quyếtđịnhnàokhôngphảilàmộttrong các quyết định cơ bản về sản phẩm mà người bán lẻ thông qua?

a. Về chủng loại hàng hoá

b. Về cơ cấu dịch vụ

c. Về bầu không khí [cách trưng bày hàng hoá]

d. Về thị truờng mục tiêu

13.Việccácnhàsảnxuấthỗtrợchonhữngnhàbánlẻtrongviệctrưngbày hànghoávàtưvấnchokháchhànglàthựchiệnchứcnăngnàotrongcác chứcnăng sau đây?

a. Thiết lập các mối quan hệ

b. San sẻ rủi ro

c. Tài trợ

d. Xúc tiến bán hàng

14. Bán hàng tại nhà người tiêu dùng

a. Là bán lẻ

b. Là Marketing trực tiếp

c. Là việc bán hàng không qua trung gian

d. Tất cả đếu sai.

II. Cáccâu hỏi sauđây đúng hay sai?

1. Kênh phân phối mộtcấp còn gọi là kênh phân phối trực tiếp?

2.Theocácnhàsảnxuất,khisốcấptrongkênhtănglênthìviệckiểmtra giám sát của các nhà sản xuất với hàng hoá của mình sẽđược nhẹ bớt đi.

3. Điểm khác biệt chủ yếu của hệ thống kênh Marketing liên kết dọc [VMS]sovớikênhMarketingtruyềnthốnglàcácthànhviêntỏngkênhhoạtđộng như một hệ thống nhất.

4.Phươngthứcphânphốichọnlọcdiễnrakhisảnphẩmđượcbánởcàng nhiều điểm bán lẻcàng tốt.

5.Xungđộtchiềungangtrongkênhlàxungđộtgiữacáctrunggianởcùng một cấp độ phân phối.

6.Nếukháchhàngmụctiêucàngởphântánđịalýthìkênhphânphốicàng phải ngắn để tiết kiệm chi phí.

7. Với những sản phẩm dễ hỏng thì kênh phân phối phải càng ngắn càng tốt.

8. Các quyết định về địa điểm mở cửa hàng bán lẻ ít ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách hàng của cửa hàng tự do.

9. Các tổ chức bán buôn, bán lẻ các doanh nghiệp độc lập không nắm quyềnsở hữu đối với hàng hoá mà họ bán.

10.Nhàbánbuônthườngđặtđịađiểmởnhữngnơimàtiềnthuêđịađiểm thấp, chiphí cho trưng bày hàng hoá thấp.

CHƯƠNG9: CÁCQUYẾT ĐỊNHVỀXÚCTIẾNHỐNHỢP

I. Câu hỏilựa chọn:Chọn 1 phương ántrả lờiđúng nhất:

1. Quá trình mà các ý tưởng được chuyển thành những hình thức có tính biểu tượng được gọi là:

a. Mã hoá

b. Giải mã

c. Liên hệ ngược

d. Nhiễu

e. Phương tiện truyền thông

2. Truyền thông Marketing khó thành công nhất khi:

a. Mã hoá thông tin nhưng không giải mã được

b. Người truyền tin và người nhận tin không trực tiếp nói chuyện với nhau

c. Có nhiều nhiễu trong quá trình truyền tin

d. Người truyền tin và người nhận tin không có cùng mặt bằng nhận thức.

3.TheomôhìnhAKLPCP,cáctrạngtháiliênquanđếnviệcmuahàngcủa một khách hàng lần lượtlà:

a. Nhận biết, hiểu, ưa chuộng, thiện cảm, ý định mua, hành động mua.

b. Nhận biết, thiện cảm, ưa chuộng, hành động mua.

c. Nhận biết, ý định mua, ưa chuộng, hành động mua

d. Không câu nào đúng.

4.Việcgiớithiệunhữngtínhnăngưuviệtcủamộtsảnphẩmquabaogói củasản phẩm đó được xem nhưlà:

a. Quan hệ công chúng

b. Bán hàng cá nhân

c. Bán hàng qua bao gói

d. Quảng cáo

5. Bản chất của các hoạt động xúc tiến hỗn hợp là:

a. Chiến lược tập trung nỗ lực vào việc bán hàng

b. Xúc tiến thương mại

c. Truyền thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm đối với khách hàng

d. Xúc tiến bán

6. Một thông điệp có nội dung đề cập đến lợi ích tiêu dùng mà khách hàngsẽnhận được khi tiêu dùng một sản phẩm. Đó chính là sựhấp dẫn về:

a. Cảm xúc

b. Lợi ích kinh tế

c. Tình cảm

d. Đạo đức

7. Trong giai đoạn giới thiệu thuộc chu kỳ sống của một sản phẩm tiêu dùng:

a. Việc bán hàng cá nhân được chú trọng nhiều hơn so với quảng cáo

b. Quảng cáo và tuyên truyền là các biện pháp thích hợp nhằm tạo ra sự nhận biết của khách hàng tiềm ẩn.

c. Không có khuyến mại

d. Không có tuyên truyền

8. Bán hàng cá nhân tốt hơn quảng cáo khi:

a. Thị trường mục tiêu lớn và trải rộng

b. Doanh nghiệp có rất nhiều khách hàng tiềm năng

c. Các thông tin phản hồi ngay lập tức

d. Muốn giảm chi phí Marketing

9. Các hình thức xúc tiến bán có thểlà:

a. Xúc tiến với người tiêu dùng

b. Xúc tiến với các trung tâm thương mại

c. Xúc tiến với các trung gian trong kênh

d. [a] và [c]

e. Tất cả

10.Việcmộtdoanhnghiệpgiaotiếpvớicácnhàlàmluậtđểủnghộhaycản trở một sắc luậtđượcgọilà:

a. Tham khảo ý kiến

b. Vận động hành lang

c. Truyền thông công ty

d. Tuyên truyền về sản phẩm

11. Trong số các hoạt động xúc tiến hỗn hợp, hoạt động nào có tác dụng thiết lập các mối quan hệ phong phú, đa dạng với khách hàng?

a. Quảng cáo

b. Bán hàng cá nhân

c. Xúc tiến bán

d. Quan hệ công chúng

12. Nhiệm vụ nào dưới đây không phải là nhiệm vụ của người bán hàng trực tiếp?

a. Tìm kiếm khách hàng mới

b. Thiết kế sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng

c. Truyền đạt thông tin về sản phẩm cho khách hàng

d. Cung cấp dịch vụ trước và sau khi bán

e. Nghiên cứu và thu thập thông tin về thị trường.

13. Marketing trực tiếp

a. Là việc gặp gỡ khách hàng và trực tiếp bán hàng

b. Thương là sự kết hợp của 3 yếu tố quảng cáo, xúc tiến bán hàng và bán hàng cá nhân.

c. Giúp cho khách hàng lựa chọn và đặt hàng thuận lợi và tiết kiệm thời gian

d. [a] và [c]

e. Tất cả

14. Trong thị trường các yếu tố sản xuất, công cụ xúc tiến hỗn hợp nào thường giúp cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất?

a. Quảng cáo

b. Tuyên truyền

c. Bán hàng cá nhân

d. Xúc tiến bán

15.Khiápdụngchiếnlượcđấy,côngcụnàotrongcáccôngcụsauđâyphát huy tácdụng cao nhất?

a. Quảng cáo

b. Tuyên truyền

c. Ưu đãi trung gian

d. Không có công cụ nào

II. Các câu hỏi sau đây đúng hay sai?

1. Việc đóng góp của một doanh nghiệp vào quỹ từ thiện được coi là một trong những hoạt động thuộc quan hệ công chúng.

2. Việc bán hàng qua mạng Internet của siêu thị Intimex được xem là hoạt động bán hàng cá nhân.

3. Quảng cáo là một cách hữu hiệu để tiếp cận đông đảo người mua phân tán về mặt địa lý với chi phí thấp nhất cho mỗi lần tiếp xúc.

4. Bán hàng cá nhân là phương pháp tiếp cận khách hàng tốn kém nhất tính cho một lần tiếp xúc.

5. Quảng cáo trên radio là hình thức tryền thông trực tiếp được thực hiện bằng kinh phí của người quảng cáo.

6. Quảng cáo trên báo chí thường tốn kém hơn quảng cáo trên truyền hình.

7. Căn cứ duy nhất để xác định ngân sách cho quảng cáo là dựa vào doanh thu bán hàng.

8. Cửa hàng Rinnai tặng quà cho 100 khách hàng đầu tiên đến mua hàng, đó chính là hoạt động xúc tiến bán.

9. Việc đưa ra công chúng một bài báo hay về doanh nghiệp là một trong các hoạt động quảng cáo.

10. Các tổ chức phi lợi nhuận không cần thiết phải làm công tác truyền thông trong Marketing!

Trên đây là hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ hoàn thiện, chúc các bạn học tốt và đạt thành tích cao trong kỳ thi hết môn Marketing căn bản và ứng dụng tốt kiến thức đã học cho công việc sau này.

Nội dung liên quan

  • Thế nào là thị trường ngách?
  • Cho thí dụ về các cách phân khúc thị trường?
  • Hãy cho một số thí dụ về sản phẩm hay dịch vụ?
  • Phân khúc là gì?
  • hành vi mua lặp lại không thay đổi về yêu cầu có gì khác với quá trình quyết định mua với kiểu hành vi mua cho nhiệm vụ mới?
  • Trình bày những điểm khác biệt trong hành vi mua của khách hàng công nghiệp so với hành vi mua của người tiêu dùng
  • Bạn kỳ vọng vai trò nào ở người chồng người vợ?
Đánh giá SAO
[Tổng: 6 Trung bình: 3.3]

Video liên quan

Chủ Đề