Quan sát tưởng tượng so sánh trong văn miêu tả

Tải file Word [DOC] bài Soạn TẠI ĐÂY

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các em soạn bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả bằng cách trả lời các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 6 tập 2, trang 28, 29 với các bài tập từ đơn giản như chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống đến các bài có mức độ khó hơn như tìm hình ảnh miêu tả có trong đoạn văn cho sẵn, quan sát các đối tượng quanh em rồi miêu tả lại và bài tập thực hành viết đoạn văn miêu tả. Các em có thể tham khảo bài soạn của chúng tôi để tiếp thu các kiến thức khi học trên lớp dễ dàng hơn.

>> Soạn văn lớp 6 chi tiết

* Soạn bài: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả, ngắn 1

I.Quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả 

Câu 1: 

Từ đoạn văn trên giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của sự vật và phong cảnh được miêu tả:

Đoạn văn 1: Chàng Dế Choắt gầy gò, ốm yếu và đáng thương 

Đoạn văn 2: Cảnh sắc thơ mộng, tươi đẹp của sông nước Cà Mau 

Đoạn văn 3: Khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, náo nức như ngày hội 

Để viết được những câu văn miêu tả trên, người viết cần có khả năng quan sát, tưởng tượng, và tâm hồn rung động tinh tế 

Câu văn chứa sự liên tưởng: 

Như mạng nhện, như người bơi ếch, như hai dãy trưởng thành vô tận 

Như tháp đèn khổng lồ, hàng ngàn nến xanh 

Sự liên tưởng so sánh trên độc đáo ở chỗ từng hình ảnh được miêu tả cụ thể, gây ấn tượng cho người đọc 

Câu 2:

Những từ ngữ được lược đi ở đoạn văn: mênh mông, ầm ẩm, như thác, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch, …. 

Những từ ngữ ấy khi bị lược đi làm câu văn mất đi những động từ, tính từ, so sánh, liên tưởng, làm cho đoạn văn không còn mượt mà, uyển chuyển và sinh động. 

II. Luyện tập

Câu 1:

[1] Gương bầu dục 

[2] uốn 

[3] cong cong 

[4] cổ kính 

[5] xám xịt 

[6] xanh um 

b. Tác giả đã quan sát và lựa chọn hình ảnh đặc sắc và tiêu biểu : Cầu Thê Húc, Tháp Rùa 

Câu 2: Những hình ảnh nổi bật trong miêu tả ngoại hình Dế Mèn:

 [1] Rung rinh bóng mỡ 

[2] Đầu to, nổi từng chảng 

[3] Răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp 

[ 4] Râu dài, uốn cong trông rất hùng dũng 

[ 5] Trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu 

Câu 3: 

Hình ảnh đặc điểm căn phòng em ở: 

+ Ngôi nhà màu gì?

+ Được xây từ năm bao nhiều? kết cấu gì?

+ Cửa ra vào được thiết kế như thế nào? 

+ Bancon được điểm tô bằng những chậu hoa, ….

Câu 4: 

Những hình ảnh liên tưởng trong miêu tả cảnh buổi sáng trên quê hương:

Mặt trời như quả bóng khổng lồ 

Bầu trời xanh cao vời vợi 

Những hàng cây xanh mát 

Những triền núi ngát xanh 

Ngôi nhà nho nhỏ kế tiếp nhau

Câu 5:

Bài văn cần đảm bảo những nội dung sau:

Dòng sông mênh mông,  trải dài đến uốn khúc quanh co 

Khi mặt trời bừng tỉnh, dòng sông đón ánh nắng ban mai rộn rã 

Bên bờ sông, những rặng dừa vun vút mát lành 

Dòng sông thay đổi theo thời gian, trưa đến dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh biếc 

Chiều tà, ánh nắng tắt dần với những làn gió thoảng thoảng lướt qua

……..

-----------------HẾT-------------------

Ngoài ra, Soạn bài Danh từ, phần tiếp theo là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 6 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

Trong chương trình học Ngữ Văn 6 phần Soạn bài Số từ và lượng từ là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 lớp 6 nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Các em học sinh đã quá quen thuộc với kiểu văn miêu tả ở lớp dưới nhưng muốn làm tốt bài văn chúng ta cần vận dụng hiệu quả các thao tác trong văn miêu tả, bài soạn văn lớp 6 quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả giúp các em chủ động hơn trong việc tìm hiểu các thao tác làm văn và chuẩn bị tốt hơn cho bài soạn ở nhà của mình.

Soạn bài So sánh, Ngữ văn lớp 6 Văn mẫu lớp 6 Soạn bài Ẩn dụ, Ngữ văn lớp 6 Soạn bài Lao xao [Duy Khán], Ngữ văn lớp 6 Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6: Văn tả người, Ngữ văn lớp 6 Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học, Ngữ văn lớp 12

Soạn văn 6: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

  • Soạn bài: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả [ngắn nhất]
  • Soạn bài: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả [siêu ngắn]

I. QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ

Câu 1 [trang 27 sgk Ngữ văn 6 tập 2]:

Đọc

Câu 2 [trang 28 sgk Ngữ văn 6 tập 2]

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi

- Đoạn 1: Miêu tả Dế Choắt

+ Đặc điểm: gầy gò,ốm yếu,

+ Từ ngữ, hình ảnh: người gầy gò và dài lêu nghêu, cánh ngắn cũn, đôi càng bè bè,, râu ria cụt có một mẩu, lúc nào khuôn mặt cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

+Liên tưởng so sánh: Như một gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo gi-lê -> Gợi nên dáng vẻ, ốm yếu, thiếu sức sống, đi đứng vật vờ …

- Đoạn 2: Miêu tả sông ngòi Cà Mau

+ Đặc điểm: Mênh mông, hùng vĩ nhưng không kém phần nên thơ

+ Từ ngữ, hình ảnh: bầu trời xanh, làn nước trong xanh, quanh chỉ toàn màu xanh, rừng xanh rì rào bất tận [ nét thơ mộng của miền sông nước]; bủa giăng chi chít, ngàn thước, rừng đước cao ngất, nước đổ ầm ầm ra biển [vẻ hùng vĩ] …

+ Liên tưởng so sánh: như mạng nhện, như thác, như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng, như dãy trường thành vô tận. -> tăng thêm vẻ thơ mộng, hùng vĩ của dòng sông Năm Căn

- Đoạn 3: Miêu tả cây gạo vào mùa xuân

+ Đặc điểm: bầy chim trẩy hội trên cây gạo đỏ

+ Từ ngữ, hình ảnh: chim ríu rít, cây gạo sừng sững, hang ngàn ngọn lửa hồng, ngàn ánh nến trong xanh, lóng lánh, lung linh, lượn lên, lượn xuống…

+ Liên tưởng, so sánh: như một tháp đèn khổng lồ, là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, là hàng ngàn ánh nến trong xanh,.. -> tạo nên vẻ đẹp rực rỡ có 1 không 2 của cây gạo mỗi độ xuân về

⇒ Các năng lực cần thiết: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét. Quan sát giúp người viết lựa chọn được những chi tiết nổi bật nhất, đặc sắc nhất, tưởng tượng so sánh giúp người đọc hình dung ra sự vật, sự việc một cách chân thật nhất, rõ nét nhất tạo sự sinh động, hấp dẫn người đọc. Nhận xét để thể hiện quan điểm cá nhân, chất riêng của tác giả.

Câu 3 [trang 28 sgk Ngữ văn 6 tập 2]

Những từ bị bỏ đi:

+ ầm ầm, như thác, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch, như hai dãy trường thành vô tận.

Đoạn văn trở nên khô khan, thiếu sức sống, dòng sông Năm Căn chả còn hiện lên với vẻ đẹp hùng vĩ, mênh mông, không khơi gợi được trí tưởng tượng trong lòng người đọc. Dễ gây nhàm chán.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1 [trang 28 sgk Ngữ văn 6 tập 2]

a, Điền từ;

- Gương bầu dục

- Cong cong

- Lấp ló

- Cổ kính

- Xanh um

b, Hình ảnh đặc sắc:

- Mặt hồ sáng long lanh

- Cầu Thê Húc màu son

- Đền Ngọc Sơn, gốc đa già rễ lá xum xuê

- Tháp Rùa xây trên nền gò đất giữa hồ

Câu 2 [trang 29 sgk Ngữ văn 6 tập 2]

Những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc được tác giả sử dụng:

- Người rung rinh, bóng mỡ

- Đầu to nổi lên từng tảng, rất bướng

- Răng đen nhánh, nhan ngoàm ngoạp

- Râu dài, uốn cong, rất đỗi hùng dũng

- Cử chỉ: trịnh trọng, khoan thai…

Câu 3 [trang 29 sgk Ngữ văn 6 tập 2]

- Mái ngói đỏ với rêu xanh

- Nền sân gạch cổ kính

- Giàn hoa giấy ông nội trồng che gần hết khoảng sân rộng

- Hai cây cau cao cao cạnh hai bên cổng

⇒ Tập trung miêu tả giàn hoa giấy có hoa hồng, hoa trắng do ông nội trồng lâu năm che gần hết khoảng sân, làm dịu đi những cơn nắng gắt ngày hè.

Câu 4 [trang 29 sgk Ngữ văn 6 tập 2]

- Mặt trời lấp ló sau rặng tre, treo lơ lửng trên ngọn tre đầu làng

- Bầu trời xanh ngắt như dải thảm, điểm những gợn mây nhỏ lăn tăn

- Những hàng cây quanh làng như những chú lính chì canh gác ngôi làng nhỏ

- Núi [đồi] như những chiếc bát úp, sừng sững chắn gió, chắn bão như tấm lá chắn bảo vệ dân làng

- Những ngôi nhà san sát nhau như những đoàn tàu…

Câu 5 [trang 29 sgk Ngữ văn 6 tập 2]

Viết 1 đoạn văn ngắn miêu tả về 1 dòng sông hoặc cánh rừng mà em có dịp quan sát.

Lần đầu đi thăm quan thủ đô tôi đã bố mẹ dẫn đi ngắm nhìn dòng Sông Hồng – dòng sông mà nhiều lần thôi đã nghe trên báo đài. Vào buổi sáng, dòng sông hiện lên như một tấm lụa đào phẳng lặng thấp thoáng trong sương vào mùa thu Hà Nội. Hai bên bờ có bãi mía bờ dâu, bãi ngô được bồi đắp bằng phù sa màu mỡ. Thuyền bè từ khắp nơi ngược xuôi tấp nập nô nức ngược xuôi. Buổi chiều, dưới ánh hoàng hôn, dòng sông lại càng thêm thơ mộng, thấp thoáng bóng những cây cầu cũ kỹ từ những năm 80 vẫn còn tồn tại đến tận bây giờ. Phong cảnh rất hữu tĩnh , thơ mộng một cách riêng của Hà Nội mà không đâu có được.

Tham khảo thêm: Soạn văn 6 Bài 19 [chi tiết]

Video liên quan

Chủ Đề