Soạn văn lớp 6 so sánh trang 24

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Sách giải văn 6 bài so sánh [Cực Ngắn], giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 6, sách giải ngữ văn lớp 6 bài so sánh sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 6 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 6, giải bài tập sgk văn 6 đạt được điểm tốt:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Soạn Văn Lớp 6
  • Soạn Văn Lớp 6 [Ngắn Gọn]
  • Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6
  • Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 6
  • Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6

I. So sánh là gì?

Câu 1 [trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh

a. Búp trên cành

b. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận

Câu 2 [trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 2]:

– trẻ em so sánh với búp trên cành

-rừng đước so sánh với hai dãy trường thành vô tận

→ Sở dĩ có thể so sánh như vậy vì các sự vật có sự tương đồng , so sánh nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

Câu 3 [trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Sự so sánh trong câu này khác các câu trên ở chỗ đây là so sánh lí luận thiên về chức năng nhận thức hơn là biểu cảm

II. Cấu tạo của phép so sánh

Câu 1 [trang 24,25 Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Điền vào bảng

Vế A [sự vật được so sánh] Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B [sự vật dùng để so sánh]
a Trẻ em [tươi non] như búp măng non
b Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
c Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến

Câu 2 [trang 25 Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Nêu thêm một số từ so sánh

– Từ hô ứng: bao nhiêu….bấy nhiêu

– Từ: là, tựa thế, bằng, hơn , kém, ngang,…

3. Cấu tạo của phép so sánh ở ví dụ có điểm đặc biệt:

a. Dùng dấu hai chấm thay cho từ so sánh

b. Đảo vị trí của hai vế so sánh

Luyện tập

Câu 1 [trang 25,26 Ngữ Văn 6 Tập 2]:

a. So sánh đồng loại

– So sánh người với người : Thầy thuốc như mẹ hiền

– So sánh vật với vật:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

[Cảnh khuya- Hồ Chí Minh]

b. So sánh khác loại

– So sánh vật với người:

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

[Mẹ – Trần Quốc Minh]

– So sánh cái cụ thể với cái trìu tượng

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

[ca dao]

Câu 2 [trang 26 Ngữ Văn 6 Tập 2]:

– Khỏe như voi

– Đen như thui

– Trắng như trứng gà bóc

– Cao như núi

Câu 3 [trang 26 Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Các câu văn có dụng phép so sánh trong :

– Bài học đường đời đầu tiên

+ Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua

+Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc

+Cái chàng Dế Choắt người gầy gòm và dài lêu nghêu như gã nghiện thuốc phiện

…..

– Sông nước Cà Mau

+ Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi kênh rạch càng buả giăng chi chít như mạng nhện

+ Dòng sông Năm Căn mênh mông nước đổ ầm ầm ra biển ngày đêm như thác

+Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận

…..

Soạn văn lớp 6: So sánh

So sánh là gì ?

Câu 1 + 2 [trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh [những sự vật so sánh được gạch chân]:

a. Trẻ em như búp trên cành.

b. Rừng đước... như hai dãy trường thành vô tận...

Chúng dùng để so sánh với nhau vì giữa hai sự vật có nét tương đồng. Mục đích là tạo sự sinh động cho hình ảnh, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn

Câu 3 [trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Sự so sánh ở dưới đây của Tạ Duy Anh là so sánh hơn kém [to hơn], không giống sự so sánh ngang bằng [như] trong các ví dụ khác.

Cấu tạo của phép so sánh

Câu 1 [trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Vế A

Sự vật được so sánh

Phương diện so sánh Từ so sánh

Vế B

Sự vật dùng để so sánh

trẻ em nhỏ, non trẻ như búp trên cành
rừng đước cao ngất như hai dãy trường thành
con mèo vằn to hơn cả con hổ

Câu 2 [trang 25 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Một số từ so sánh khác: giống như, là, bao nhiêu... bấy nhiêu, như là, tựa như là,...

Câu 3 [trang 25 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Nét đặc biệt:

a. Dấu hai chấm [:] đóng vai trò thay từ so sánh.

b. Đảo vị trí hai vế: Vế A đứng sau vế B.

Luyện tập

Câu 1 [trang 25 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

a. So sánh đồng loại

+ người - người: Cô giáo như mẹ hiền.

+ vật - vật: Con đường uốn lượn như dải lụa

b. So sánh khác loại

+ vật - người: Những con ong hút mật chăm chỉ như những chú thợ cần mẫn

+ cụ thể - trừu tượng: Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng [Trần Đăng Khoa].

Câu 2 [trang 26 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

- Khỏe như voi/trâu.

- Đen như than/cột nhà cháy

- Trắng như tuyết/trứng gà bóc.

- Cao như núi/cây sậy

Câu 3 [trang 26 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Những câu văn sử dụng phép so sánh trong 2 văn bản đã học:

- Những ngọn cỏ gẫy ... dao vừa lia qua.

- Cái anh chàng Dế Choắt ... gã nghiện thuốc phiện.

- Chú mày hôi như cú mèo...

- Mỏ Cốc … cái dùi sắt...

- Càng đổ dẫn về hướng mũi ... như mạng nhện.

- Dòng sông Năm Căn mênh mông ... như thác.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn lớp 6

Video liên quan

Chủ Đề