Quốc ca của nước anh có tên gọi là gì

Quốc ca là một bài hát thể hiện sự ái quốc, khơi gợi và tán dương lịch sử, truyền thống và đấu tranh của nhân dân quốc gia đó, được chính phủ của một đất nước công nhận là bài hát chính thức của quốc gia, hoặc được người dân sử dụng nhiều thành thông lệ.

Lịch sử

Quốc ca xuất hiện ở châu Âu trong thế kỷ 19; quốc ca cổ nhất là "Het Wilhelmus", quốc ca Hà Lan, được viết vào khoảng năm 1568 và 1572 trong Chiến tranh tám năm. Quốc ca Nhật Bản, "Kimigayo", có lời bài hát được lấy từ bài thơ có vào thời kỳ Kamakura, vẫn chưa được phổ nhạc cho đến năm 1880. "God Save the Queen", bài quốc ca của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, được trình diễn đầu tiên vào năm 1745 dưới tựa đề "God Save the King". Bài quốc ca Tây Ban Nha, "Marcha Real" [Hành khúc hoàng gia], sáng tác từ năm 1770. "La Marseillaise", quốc ca Pháp, được viết vào năm 1792 và trở thành quốc ca vào năm 1795.

Trong thời kỳ vươn lên của các quốc gia độc lập vào thế kỷ thứ 19 và 20, đa số các quốc gia chọn quốc ca dựa trên từng dân tộc. Vì sự ảnh hưởng của thực dân châu Âu, nó cũng phản ánh trong việc chọn quốc ca, và do đó một vài quốc ca bên ngoài châu Âu mang phong cách châu Âu. Chỉ có một số quốc gia không phải châu Âu có quốc ca của mình có gốc gác từ dân tộc trong đó có Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Costa Rica, Iran, Sri Lanka, và Myanmar.

Một bài hát ái quốc có thể trở thành quốc ca của một quốc gia bằng một quy định trong hiến pháp của nước đó, bằng một bộ luật của cơ quan lập pháp ban hành, hoặc chỉ đơn giản là do truyền thống. Đa số quốc ca có phong cách hành khúc hoặc bài ca tụng. Những quốc gia ở Châu Mỹ Latin có xu hướng sử dụng các đoạn nhạc mang phong cách opera, trong khi một số quốc gia chỉ đơn giản là kèn lệnh.

Quốc ca thường viết bằng ngôn ngữ phổ biến nhất của quốc gia đó, có thể là trên danh nghĩa hoặc chính thức. Quốc ca Ấn Độ, Jana Gana Mana, là một phiên bản Sanskrit hóa ngôn ngữ Bengali. Mặt khác, quốc ca Pakistan không phải là tiếng Urdu hay tiếng Anh [ngôn ngữ chính thức] hoặc bất cứ ngôn ngữ bản địa nào mà là tiếng Ba Tư. Thực tế này do truyền thống của Pakistan đại diện cho đỉnh cao của các quốc gia và vương quốc Hồi giáo trong khu vực; ngôn ngữ của nhiều quốc gia đó là tiếng Ba Tư. Các quốc gia có nhiều hơn một ngôn ngữ chính thức thường có nhiều phiên bản quốc ca, như quốc ca Thụy Sĩ có nhiều lời khác nhau cho mỗi ngôn ngữ của quốc gia [tiếng Pháp, Đức, Ý và Romansh]. Quốc ca Singapore có bốn phiên bản cho bốn ngôn ngữ chính thức [tiếng Anh, Malay, Quan Thoại, Tamil], nhưng theo pháp luật thì chỉ lời bài hát của tiếng Malay là chính thức, mặc dù ở đây tiếng Anh hay Quan Thoại là ngôn ngữ phổ biến hơn. Mặt khác, quốc ca Nam Phi độc đáo ở chỗ năm trong mười một ngôn ngữ chính thức được dùng trong cùng một bài quốc ca [mỗi thứ tiếng là một khổ thơ]. Quốc gia đa ngôn ngữ khác, Tây Ban Nha không có lời cho quốc ca La Marcha Real mặc dù vào năm 2007 một cuộc thi toàn quốc để viết lời đã được tổ chức.
 

Sử dụng

Quốc ca được dùng trong nhiều loại bối cảnh. Chúng được chơi tại buổi lễ và lễ hội quốc gia, và cũng gắn liền với các sự kiện thể thao. Trong các cuộc thi đấu thể thao, như Thế vận hội, quốc ca của vận động viên đoạt huy chương vàng được chơi tại mỗi buổi lễ trao huy chương. Quốc ca cũng được chơi trước các trận đấu trong nhiều giải thể thao, từ khi nó bắt đầu được sử dụng trong trận đấu bóng chày vào Chiến tranh thế giới II. Tuy nhiên việc sử dụng quốc ca bên ngoài đất nước đó phụ thuộc vào sự công nhận của quốc tế về quốc gia đó. Ví dụ, trước sức ép rất lớn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa [tức Trung Quốc], Trung Hoa Dân Quốc [tức Đài Loan] không được IOC công nhận là một quốc gia riêng biệt và các vận động viên Đài Loan phải thi đấu dưới tên gọi là Đài Bắc Trung Hoa; Quốc kỳ ca được sử dụng thay cho quốc ca.

Ở một số quốc gia, quốc kỳ được cử cho học sinh mỗi ngày vào đầu buổi học như bài học về lòng yêu nước. Ở các nước khác quốc ca được chơi tại rạp hát trước một vở kịch hoặc trong rạp chiếu phim trước một bộ phim. Nhiều đài phát thanh và truyền hình cũng cử quốc ca khi họ bắt đầu phát sóng vào buổi sáng và khi kết thúc phát sóng vào ban đêm.

Những nước tùy vào văn hóa và đơn vị cấp nhỏ hơn quốc gia mà có nhạc hoàng gia, nhạc tổng thống, nhạc bang, hoặc nhạc được hiến pháp công nhận chính thức dành cho từng phần của quốc gia liên bang hoặc liên minh. Những loại nhạc này có thể gọi là "quốc ca khu vực", như đối với các khu vực của Bỉ.

Các nước đa quốc gia như Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland và Đan Mạch thi đấu tại các sự kiện thể thao theo nhiều đội khác nhau, như các đội tuyển bóng đá Anh, Scotland, Wales và Bắc Ireland của Vương quốc Anh và Đảo Faroe của Đan Mạch. Điều này sẽ gây ra vấn đề với truyền thống cử quốc ca trước trận đấu, vì Anh lẫn Đan Mạch đều không có quốc ca khu vực và đều dùng quốc ca, God Save the Queen và Der er et yndigt land.

Những chính thể lớn hơn đôi khi cũng có quốc ca. Có nhiều quốc ca ở dạng đa quốc gia hoặc quốc tế. Quốc tế ca là nhạc chính thức của phong trào chủ nghĩa xã hội, Quốc tế cộng sản, và một thời gian là quốc ca Liên bang Xô viết. Giai điệu Ode to Joy trích từ Bản giao hưởng số 9 của Beethoven là quốc ca của Liên minh châu Âu [EU]; Liên Hợp Quốc [UN] và Liên minh châu Phi [AU][6] cũng có quốc ca. Phong trào Olympics cũng có Bài hát Olympic riêng của nó. Những người nói tiếng Esperanto tại những cuộc họp thường sử dụng bài La Espero làm bài hát chính thức. Một số đảo cũng có quốc ca riêng, như Puerto Rico có "La Borinquena".

Lịch sử quốc ca Việt Nam

Bản quốc ca đầu tiên

Theo Nguyễn Ngọc Huy, đến thời Chiến tranh thế giới thứ hai, hoàng đế Bảo Đại xuống chiếu chọn 1 quốc kỳ và quốc ca. Quốc kỳ là cờ long tinh còn quốc ca là bài Đăng đàn cung.

Đăng đàn cung là 1 bản cổ nhạc Việt Nam, hiện vẫn được sử dụng trong hầu hết các giáo trình dạy cổ nhạc và nhạc cụ cổ truyền. Đây là bài nhạc nằm trong nghi thức lễ tế Nam Giao, được dùng khi vua ngự đến đài tế lễ. Lễ tế Nam Giao, thực hiện 3 năm/lần vào ngày đông chí, là lễ quan trọng nhất trong nghi thức của triều đình, khi nhà vua thay mặt quốc dân làm lễ tế trời.

Bài Đăng đàn cung được dùng cho nước Đại Nam, gồm Trung Kỳ và Bắc Kỳ, chứ không dùng cho Nam Kỳ vì Nam Kỳ là thuộc địa, là 1 lãnh thổ hải ngoại của Pháp.

Năm 1942 ở Hà Nội, nhạc sĩ Lê Hữu Mục [1925-] ghi lại nhạc, đặt lời ca khác gọi đó là Quốc ca Việt Nam, lấy tên Tiếng Gọi Non Sông còn có tên là Hồn Việt Nam:

Bên núi sông hùng vĩ trời Nam. Đã bao đời vết anh hùng chưa hề tan. Vì đâu máu ai ghi ngàn thu. Còn tỏ tường bên núi sông. Xác thân tan tành.

Vì nước quên mình.

được một số người tin là quốc ca song ở miền Trung ít ai biết.

Hiện nay

Quốc ca Việt Nam hiện nay là bài "Tiến quân ca" do Văn Cao sáng tác, bắt nguồn từ lúc phong trào Việt Minh sử dụng bài hát này cho tới khi trở thành quốc ca Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó sử dụng cho toàn nước Việt Nam sau khi Quốc hội Việt Nam họp và chính thức thống nhất Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam năm 1976. Bài quốc ca đem lại không khí hào hùng, sôi nổi, vẻ vang của những năm nhân dân ta anh dũng chiến đấu bảo vệ quê hương.

Người đăng: dathbz Time: 2020-08-14 11:03:07

Chia sẻ bài viết này

0

Quốc ca luôn luôn là biểu trưng sống động bằng âm nhạc cho niềm tự hào của mỗi dân tộc. Nếu như vào mùa thu tháng Tám năm 1945, người Việt Nam lần đầu tiên được nghe giai điệu hào hùng, mạnh mẽ của “Tiến Quân Ca” của nhạc sỹ Văn Cao và sau này trở thành Quốc ca Việt Nam thì Vương Quốc lại tự hào sở hữu bài hát quốc ca cổ nhất thế giới “God Save The Queen”. Thậm chí một số quốc gia khác còn học theo giai điệu của bài hát này để làm quốc ca riêng cho mình. English4ALL Thứ Sáu với ga British Way xin giới thiệu một đôi nét về bài hát quốc ca nổi tiếng thế giới này của người Anh. All aboard!

Lịch sử ra đời Quốc ca Vương Quốc Anh

Quốc ca của Vương Quốc Anh [British National Anthem] có từ thế kỉ 18. ‘God Save The King’ là một bài hát yêu nước [a patriotic song] được công diễn lần đầu tiên [first publicly performed] tại London vào năm 1745 sau này chính thức trở thành quốc ca vào đầu thế kỉ 19.

Tác giả của ca từ và giai điệu [tune] hoàn toàn ẩn danh [anonymous] và bắt nguồn từ thế kỉ 17.

Tháng 9 năm 1745, người thừa kế vương vị của Vương Quốc Anh [the British Throne], hoàng tử Charles Edward Stuart, đã đánh bại đội quân của Vua George II ở Prestonpans, gần thành phố Edinburgh ngày nay.

Một bầu không khí ái quốc sôi nổi sau tin tức từ trận Prestonpans đã truyền về London. Người đứng đầu dàn nhạc ở Nhà hát Hoàng gia [Theatre Royal], Drury Lane đã sắp xếp biểu diễn bài “God Save The King” sau một vở kịch [a play]. Đó là một thành công vang dội và được lặp đi lặp lại hàng đêm .

Dần dần các nhà hát khác cũng học theo cách này, và truyền thống sử dụng bài hát này để chào mừng vua/nữ hoàng [monarchs] khi họ tới các điểm giải trí của công chúng cũng được hình thành.

Những ca từ ngày nay vẫn được sử dụng có từ năm 1745 chỉ thay từ King thành Queen [nữ hoàng] cho phù hợp. Trong những dịp chính thức, người ta thường chỉ hát khổ đầu tiên.

Lời bài hát Quốc ca Vương Quốc Anh như sau:

God save our gracious Queen!

Long live our noble Queen!

God save the Queen!

Send her victorious,

Happy and glorious,

Long to reign over us,

God save the Queen.

Thy choicest gifts in store

On her be pleased to pour,

Long may she reign.

May she defend our laws,

And ever give us cause,

To sing with heart and voice,

God save the Queen.

Giai điệu quốc ca Anh còn được sử dụng ở các nước khác. Các du khách châu Âu tới Anh vào thế kỉ 18 nhận thấy được lợi ích của việc có một bài hát chung cho quốc gia như một biểu tượng âm nhạc được ghi nhận [a recognised musical symbol]. Tổng cộng, có tới 140 nhạc sĩ [composers] bao gồm các những tên tuổi tài danh như Beethoven, Haydn và Brahms đều đã sử dụng giai điệu này trong các sáng tác của họ.

Quốc ca Anh được hát vào những dịp nào?

[Bài hát God Save the Queen được hát trong lễ mừng sinh nhật lần thứ 85

của Nữ hoàng Anh Elizabeth tại Tu Viện Westminter]

Bài hát Quốc ca này được cử hành bất cứ khi nào nữ hoàng Anh hiện diện trước công chúng [make a public appearance] và được phát trên đài BBC[ British Broadcasting Corporation] mỗi đêm trước khi kết thúc chương trình.

“God Save The Queen” cũng được hát vào cuối tất cả các nghi lễ trong ngày Tưởng Niệm [Remembrance Day – 11/11]. Lễ nhận huy chương [Medal ceremonies]của đội tuyển Vương Quốc Anh [Great Britain Team] – đại diện cho tất cả các nước. Trong các trận đấu bóng đá của Anh [England] và Bắc Ai Len [Northern Ireland]; riêng Scotland và xứ Wales sử dụng quốc ca riêng [Scotland có bài Flower of Scotland và người xứ Wales có bài Land of my Fathers – Hen Wlad Fy Nhadau].

Hoàng Huy

Video liên quan

Chủ Đề