Quốc hiệu của nước ta dưới thời nhà Hồ là gì

Tên gọi của đất nước dưới thời nhà Hồ là gì?

Câu hỏi: Tên gọi của đất nước dưới thời nhà Hồ là gì?

Thông tin thêm: Theo Đại Việt sử ký toàn thư, sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu Đại Việt thành Đại Ngu. Chữ "Ngu" ở đây có nghĩa là yên vui, hòa bình.  Hồ Quý Lý chọn quốc hiệu này vì nhận mình là con cháu của Ngu Thuấn - một trong ngũ đế nổi tiếng của Trung Quốc thời thượng cổ. Nhiều sử gia như Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên đều chê cười việc "bắt quàng làm họ" này của ông. "Không phải mả nhà mình mà cúng là siểm nịnh", "... họ hàng xa xôi, các đời biến đổi, khó mà tin được. Quý Ly lại nhận là dòng dõi xa của Hồ Công Mãn, tế Ngu Thuấn làm thủy tổ, thì cái tội dối đời để tiếm ngôi thực không gì to bằng", các tác gia nhận xét trong Đại Việt sử ký toàn thư.

Giải thích: Theo Đại Việt sử ký toàn thư, sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu Đại Việt thành Đại Ngu. Chữ "Ngu" ở đây có nghĩa là yên vui, hòa bình.  Hồ Quý Lý chọn quốc hiệu này vì nhận mình là con cháu của Ngu Thuấn - một trong ngũ đế nổi tiếng của Trung Quốc thời thượng cổ. Nhiều sử gia như Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên đều chê cười việc "bắt quàng làm họ" này của ông. "Không phải mả nhà mình mà cúng là siểm nịnh", "... họ hàng xa xôi, các đời biến đổi, khó mà tin được. Quý Ly lại nhận là dòng dõi xa của Hồ Công Mãn, tế Ngu Thuấn làm thủy tổ, thì cái tội dối đời để tiếm ngôi thực không gì to bằng", các tác gia nhận xét trong Đại Việt sử ký toàn thư.

Tag bạn Facebook để trợ giúp

Tên gọi của đất nước dưới thời nhà Hồ là gì?

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Hồ Quý Ly trước có tên Lê Quý Ly, tự là Lý Nguyên, sinh năm Ất Hợi [1335], quê ở tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Hồ Quý Ly có 2 cô làm phi tần của Trần Minh Tông, một bà sinh ra Trần Nghệ Tông, một sinh ra Trần Duệ Tông, nhờ đó nên được vua Trần tin dùng.

Theo sách “Việt Nam sử lược”, từ lúc làm vua cho tới khi làm thái thượng hoàng, Trần Nghệ Tông một mực tin dùng Hồ Quý Ly, bất chấp mọi sự can ngăn của hoàng thân quốc thích.

Sau khi thượng hoàng Trần Nghệ Tông qua đời năm 1394, Hồ Quý Ly ngày càng chuyên quyền. Đến tháng 3/1400, ông phế bỏ cháu ngoại là vua Trần Thiếu Đế tự xưng làm vua.

Sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly cho xây dựng kinh đô mới ở Vĩnh Lộc [Thanh Hoá] đổi tên nước thành Đại Ngu và tập trung xây dựng quân đội. Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu nước ta từ Đại Việt sang Đại Ngu, với mong muốn xây dựng một quốc gia phồn thịnh. Đại Ngu theo tiếng Hán còn có nghĩa “Sự yên vui, hoà bình”.

Theo “Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục”, Hồ Quý Ly từng cho thống nhất lại chuẩn đo lường để buôn bán; quy định người đỗ thi Hương phải qua kỳ thi Toán pháp mới được thi Hội; lưu thông tiền giấy.

Tuy nhiên, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại bởi lòng dân không theo, như Hồ Nguyên Trừng đã nói: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”.

Theo sách “Việt Nam sử lược”, nhà Hồ trị vì từ năm 1400-1407, trải qua 2 đời vua gồm Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương. Sau khi kháng chiến thất bại, cha con Hồ Quý Ly bị bắt.

Nguyễn Thanh Điệp [Zing]

Tên gọi Việt Nam
Bản mẫu chính
Sinh vật định danh

  • x
  • t
  • s

2879–2524 TCN Xích Quỷ [truyền thuyết]
2524–258 TCN Văn Lang [truyền thuyết]
257–179 TCN Âu Lạc
204–111 TCN Nam Việt
111 TCN–40 CN Giao Chỉ
40–43 Lĩnh Nam
43–203 Giao Chỉ
203–544 Giao Châu
544–602 Vạn Xuân
602–679 Giao Châu
679–757 An Nam
757–766 Trấn Nam
766–866 An Nam
866–967 Tĩnh Hải quân
968–1054 Đại Cồ Việt
1054–1400 Đại Việt
1400–1407 Đại Ngu
1407–1427 Giao Chỉ
1428–1804 Đại Việt
1804–1839 Việt Nam
1839–1945 Đại Nam
1887–1954 Đông Dương
[Bắc/Trung/Nam Kỳ]
từ 1945 Việt Nam
Lịch sử Việt Nam

Đại Ngu [chữ Hán: 大虞] là quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ, tồn tại từ năm 1400 đến khi cha con Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương bị bắt năm 1407.

Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu vào tháng 3 năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền.[1][2]. Sau đó vào tháng 4 năm 1407, nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và tên Đại Ngu không được dùng làm quốc hiệu từ thời điểm đó.[1] Sau khi nhà Hậu Lê chiến tranh giành lại độc lập, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt[1][2].

Chữ "Ngu" [虞] trong quốc hiệu "Đại Ngu" [大虞] của nhà Hồ có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình", không phải chữ "Ngu" [愚] mang nghĩa là "ngu ngốc". "Đại Ngu" có thể hiểu là ước vọng về một sự bình yên rộng lớn trên khắp cõi giang sơn.[3]

Có một thuyết khác cho rằng họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn, là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ. Sau này con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương của nhà Chu phong cho ở đất Trần, gọi là Hồ công Mãn, sau dùng chữ Hồ làm tên họ.[cần dẫn nguồn] Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu.[4][5]

  1. ^ a b c Quốc hiệu Việt Nam qua các thời đại[liên kết hỏng], Trang web tỉnh Đồng Nai
  2. ^ a b Lịch sử quốc hiệu Việt Nam, Trang web Sở Tư pháp Hải Phòng
  3. ^ “Vì sao Hồ Quý Ly chọn tên nước là Đại Ngu?”. Kienthuc.net.vn. Truy cập 22 tháng 1 năm 2018.
  4. ^ Họ Trần, nguồn gốc và truyền thống. Nhà xuất bản Thanh Hóa, 2000. Trang 95.
  5. ^ Gia Lê. Lạc Việt sử ca. Thành phố Hồ Chí Minh, 2003. Trang 144.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đại_Ngu&oldid=68529682”

Video liên quan

Chủ Đề