Quy định về hợp đồng gia công hàng hóa năm 2024

Khi thực hiện việc gia công hàng hóa cho một thương nhân nước ngoài, cả đơn vị nhận gia công và đơn vị đặt gia công phải tạo ra một hợp đồng gia công chặt chẽ. Điều này là để đảm bảo tính rõ ràng và hợp pháp trong quá trình sản xuất và giao nhận hàng hóa, đồng thời cung cấp một khung pháp lý cho việc giải quyết mọi tranh chấp hoặc vấn đề phát sinh sau này liên quan đến quá trình gia công. Bài viết sau là những lưu ý về hợp đồng gia công được Học viện đào tạo pháp chế biên soạn gửi đến quý bạn đọc

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Quy định pháp luật về hợp đồng gia công như thế nào?

Theo quy định tại Điều 542 của Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng gia công là một tài liệu phản ánh sự đồng thuận của tất cả các bên tham gia. Theo hợp đồng này, bên nhận gia công cam kết thực hiện các công việc nhất định để sản xuất ra các sản phẩm theo yêu cầu và tiêu chuẩn của bên đặt gia công. Còn bên đặt gia công cam kết tiếp nhận sản phẩm sau khi hoàn thành và thanh toán tiền công theo thỏa thuận ban đầu.

Về đối tượng của hợp đồng gia công, Điều 543 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rằng đối tượng này là sản phẩm hoặc vật phẩm cụ thể đã được xác định trước đó, theo mẫu và tiêu chuẩn được thỏa thuận bởi các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa là hợp đồng gia công chỉ có hiệu lực khi có sự thống nhất về sản phẩm cụ thể mà bên nhận gia công sẽ sản xuất và giao cho bên đặt gia công.

Theo quy định hiện hành tại Điều 179 Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định 69/2018/NĐ-CP hợp đồng gia công phải tuân theo các quy tắc sau đây:

1. Hình thức lập hợp đồng:Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, theo quy định của Luật thương mại. Điều này đảm bảo tính rõ ràng và ràng buộc pháp lý của các điều khoản hợp đồng.

2. Thông tin bên tham gia hợp đồng Hợp đồng phải ghi rõ tên và địa chỉ của tất cả các bên tham gia, bao gồm cả bên đặt gia công và bên nhận gia công trực tiếp.

3. Thông tin về sản phẩm gia công Hợp đồng cần xác định cụ thể tên và số lượng sản phẩm cần gia công.

4. Giá gia công: Hợp đồng phải quy định giá gia công cùng với các điều kiện liên quan đến thanh toán, bao gồm thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.

5. Thông tin về nguyên liệu và máy móc: Hợp đồng cần mô tả danh mục và số lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước [nếu có]. Nó cũng nên bao gồm thông tin về máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng để phục vụ quá trình gia công [nếu có].

6. Xử lý phế liệu và phế phẩm: Hợp đồng cần đề cập đến biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm, cũng như nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, và vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng.

7.Giao hàng: Hợp đồng cần xác định địa điểm và thời gian giao hàng để đảm bảo tính kịp thời và chính xác trong quá trình sản xuất và vận chuyển.

8. Nhãn hiệu và xuất xứ hàng hóa: Thông tin về nhãn hiệu và tên gọi xuất xứ của hàng hóa cần được ghi rõ để tuân thủ các quy định về xuất xứ và tiêu chuẩn sản phẩm.

9. Thời hạn hiệu lực: Hợp đồng cần xác định thời hạn hiệu lực của nó, để rõ ràng về thời gian mà các điều khoản hợp đồng có hiệu lực.

Để đảm bảo tính ràng buộc và thuận tiện trong việc thực hiện các thủ tục sau này, việc lập hợp đồng gia công bằng văn bản với đầy đủ chữ ký và dấu của các bên liên quan được khuyến nghị. Bên Việt Nam nên duy trì ít nhất một bản gốc của hợp đồng này để đảm bảo sự bảo tồn thông tin và tuân thủ quy định pháp luật.

Quy định về ngôn ngữ trong hợp đồng gia công như thế nào?

Theo quy định hiện hành, nếu ngôn ngữ của hợp đồng gia công là tiếng Anh hoặc tiếng Việt, không cần thiết phải dịch khi thực hiện các thủ tục liên quan. Do vậy, để tạo thuận tiện trong quá trình làm việc, hợp đồng gia công nên được lập bằng tiếng Anh, tiếng Việt, hoặc có thể là một hợp đồng song ngữ, trong đó ít nhất một trong hai ngôn ngữ này [tiếng Anh hoặc tiếng Việt] có mặt để đảm bảo tính rõ ràng và hiểu quả trong việc thực hiện, giám sát và đánh giá hợp đồng gia công.

Hợp đồng gia công là gì? Thực tế hiện nay, nhu cầu về các sản phẩm được cá nhân hóa đang tăng lên, bên cạnh đó là sự trỗi dậy của các sản phẩm thông minh khiến cho ngành gia công ngày càng có cơ hội phát triển, các hợp đồng gia công được sử dụng phổ biến hơn. Để biết thêm những thông tin về loại hợp đồng này, mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây!

1. Hợp đồng gia công là gì?

Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên.

Trước tiên cần hiểu, gia công là gì? Theo Điều 178, Luật Thương mại 2005 quy định như sau: “Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.”.

Theo Điều 542, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.”.

Tại Điều 179, Luật Thương mại 2005 cũng quy định: “Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”.

2. Đối tượng hợp đồng gia công

Hàng hóa không thuộc diện cấm kinh doanh đều có thể được gia công.

Điều 543, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”. Trong đó, Vật là một loại sản phẩm, hàng hóa do bên thuê gia công đặt theo hợp đồng. Mẫu của vật này có thể do bên thuê gia công chỉ định hoặc do bên gia công đưa ra và bên thuê gia công chấp nhận.

Tại Điều 180, Luật Thương mại 2005, cũng quy định:

“[1]. Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh.

[2]. Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.”.

3. Đặc điểm pháp lý

Hợp đồng gia công mang một số đặc điểm như sau:

- Là hợp đồng song vụ

Bên gia công có quyền yêu cầu bên đặt gia công chuyển vật liệu đạt tiêu chuẩn về chất lượng, chủng loại, tính đồng bộ và số lượng cùng vật mẫu, bản vẽ để chế tạo. Bên gia công yêu cầu bên đặt gia công nhận tài sản mới do bên gia công tạo ra và trả tiền công như đã thoả thuận.

- Là hợp đồng có đền bù

Thù lao mà bên thuê gia công phải trả cho bên gia công là khoản đền bù. Bên nhận gia công có thể nhận khoản đền bù tiền hoặc bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công tùy theo thỏa thuận.

- Hợp đồng gia công có kết quả được vật thể hoá.

Là loại hợp đồng có đối tượng là công việc có kết quả tạo ra tài sản mới. Kết quả của công việc gia công phải theo khuôn mẫu mà bên gia công yêu cầu. Nếu pháp luật đã quy định tiêu chuẩn riêng cho tài sản gia công thì bên gia công phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn này.

4. Quyền và nghĩa vụ của các bên

Bên nhận gia công phải giao sản phẩm cho bên đặt gia công.

4.1. Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công

Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công được quy định tại Điều 544, 545, Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 181, Luật Thương mại 2005 như sau:

+ Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công.

+ Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng. Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng.

+ Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.

+ Trả tiền công theo đúng thỏa thuận.

+ Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.

+ Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.

+ Trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn thỏa thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

4.2. Quyền và nghĩa vụ bên nhận gia công

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công được quy định tại Điều 546, 547, Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 182, Luật Thương mại 2005 như sau:

+ Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.

+ Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.

+ Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội.

+ Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công.

+ Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.

+ Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.

+ Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.

+ Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng.

+ Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận.

Trên đây là những chia sẻ về Hợp đồng gia công. Ngoài ra, Quý khách hàng có những thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về phần mềm ký kết hợp đồng điện tử iContract, vui lòng liên hệ:

Hợp đồng gia công hàng hóa là gì?

Quy định về hợp đồng gia công hàng hóa. Hợp đồng gia công là một loại hợp đồng dân sự thông dụng theo đó, bên nhận gia công phải thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, còn bên đặt gia công có quyền nhận sản phẩm và phải trả tiền công.

Hợp đồng gia công có thời hạn bao lâu?

Căn cứ quy định nêu trên, đối với thời hạn của hợp đồng gia công do hai bên tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm, và việc quyết toán thực hiện theo Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC , do đó hiện nay không có quy định việc gia hạn hợp đồng gia công.

Khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực thì cần làm gì?

Khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực thì phải thanh lý hợp đồng và làm thủ tục thanh khoản với cơ quan Hải quan theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ. 1.2. Có sử dụng phần mềm quản lý loại hình gia công và kết nối được với cơ quan Hải quan. 1.3.

Gia công là như thế nào?

1. Gia công là gì? Theo Điều 178 Luật Thương mại 2005, gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.

Chủ Đề