Rbc là chỉ số gì

Nhiều người bệnh khi cầm kết quả xét nghiệm máu trong thay thấy chỉ số RBC của mình nằm ngoài mức giới hạn cho phép nhưng không biết chỉ số RBC là gì? Ý nghĩa của chỉ số RBC đối với sức khỏe? Liệu nguy hiểm nào có thể xảy ra khi chỉ số RBC tăng hoặc giảm. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan về chỉ số RBC để có cái nhìn tổng thể hơn và có biện pháp xử trí khi chỉ số RBC tăng hoặc giảm. 

Chỉ số RBC là gì? 

Bạn đang xem: Rbc là gì

RBC có tên tiếng anh là Red Blood Cell, tức là số lượng hồng cầu. Hồng cầu là một thành phần quan trọng trong máu, chúng chiếm số lượng lớn trong các tế bào máu và có chứa huyết sắc tố giúp cho máu có màu đỏ. 

Máu lại gồm 2 thành phần chính là tế bào máu và huyết tương. Trong tế bào máu gồm có 3 thành phần chính là: 

- Hồng cầu [chiếm số lượng nhiều nhất, với chức năng vận chuyển khí oxy từ phổi đến các mô và nhận lại khí CO2 từ các mô trở về phổi để đào thải. Chu kỳ sống trung bình của hồng cầu là từ 90-120 ngày. Sau thời gian này hồng cầu sẽ bị “chết” và và sẽ có các tế bào hồng cầu khác được sinh ra.

- Bạch cầu: có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu diệt các “nhân tố” gây bệnh. 

- Tiểu cầu: hỗ trợ chức năng cầm máu thông qua việc tạo ra các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch máu. Ngoài ra, tiểu cầu còn giúp cho thành mạch mềm mại, dẻo dai. 

Do đó hồng cầu đóng vai trò rất quan trọng duy trì sự sống của chúng ta. Đây là thành phần chính cấu tạo nên các tế bào máu nuôi sống cơ thể. 

Chỉ số RBC phản ánh số lượng hồng cầu trong máu. Ở người bình thường chỉ số RBC nằm trong khoảng 4.0 đến 5.9 triệu tế bào/cm3, tương đương với số lượng hồng cầu tính theo đơn vị quốc tế là: nam từ 4.20-5.80 tế bào/L [T/L] và nữ từ 4.00-5.40 tế bào/L [T/L]. 

Đối với trẻ sơ sinh, chỉ số RBC thường dao động ở khoảng 3.8 tế bào/L [T/L]. 

Nguy hiểm nào có thể xảy ra khi chỉ số RBC tăng hoặc giảm

Xem thêm: Consignee Là Gì - Phân Biệt Shipper/Seller Và Consignee/Buyer

Số lượng hồng cầu [RBC] tăng hoặc giảm ngoài giới hạn cho phép có thể cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe sau đây.

Chỉ số RBC tăng khi nào? 

Chỉ số RBC cao với nam là RBC > 5.9 [T/L], với nữ là RBC>5.5 [T/L]. Nếu chỉ số xét nghiệm RBC vượt mức tiêu chuẩn có thể xảy ra trong một số trường hợp sau: mất nước, nôn nhiều, đi ngoài nhiều, chứng tăng hồng cầu hay bệnh đa hồng cầu thực [bệnh Vaquez], rối loạn tuần hoàn tim, tim bẩm sinh, hẹp động mạch phổi, thiếu oxy máu,...

Các trường hợp RBC tăng thường xảy ra không nhiều, tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. 

Chỉ số RBC giảm khi nào? 

Chỉ số RBC thấp với nam là RBCđại tràng, bệnh tan máu bẩm sinh [Thalassemia], thiếu máu do bệnh lý, thiếu hụt axit folic hay vitaminB12 do thói quen ăn uống không đầy đủ. Ngoài ra, chỉ số RBC thường giảm ở những người già, phụ nữ mang thai, bệnh nhân suy tủy, bệnh nhân bị mắc các bệnh về thận, ung thư, hoặc do yếu tố di truyền,…

Xét nghiệm RBC được thực hiện như thế nào? 

Theo thống kê mỗi ngày có khoảng 200-400 tỷ hồng cầu “chết” đi. Do đó cơ thể cần sử dụng nhiều năng lượng để có thể tái tạo các hồng cầu mới và duy trì lượng hồng cầu trong máu ở mức ổn định. Xét nghiệm chỉ số RBC giúp đánh giá số lượng hồng cầu trong máu của bạn đang ở mức nào: bình thường, thấp hay cao, căn cứ vào kết quả để chẩn đoán các nguyên nhân gây ra tình trạng này và có các biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời. 

Xét nghiệm RBC là một hình thức xét nghiệm máu. Các kỹ thuật viên sẽ lấy một lượng máu nhỏ ở tĩnh mạch và mao mạch để tiến hành gửi đến phòng xét nghiệm, ứng dụng các trang thiết bị máy móc để kiểm tra và phân tích. Kết quả xét nghiệm máu sẽ có sau khoảng 90 phút, bạn sẽ biết được về tình trạng sức khỏe của bản thân và phát hiện sớm các bệnh lý mắc phải. 

Khi xét nghiệm máu, bác sĩ không chỉ căn cứ vào chỉ số số lượng hồng cầu RBC mà còn căn cứ vào các chỉ số khác liên quan như WBC, HTC, HB, PLT, LYM, NEUT,... Tùy từng trường hợp và sự thay đổi của chỉ số RBC và các chỉ số liên quan nêu trên, bác sĩ sẽ chẩn đoán đúng tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn, phát hiện sớm các bệnh về máu như thiếu máu, nhiễm trùng, ung thư máu,...

Nên lựa chọn xét nghiệm RBC ở đâu?

Đơn vị xét nghiệm thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc là một trong những đơn vị mũi nhọn, được đầu tư cả về đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị máy móc, ứng dụng hệ thống xét nghiệm tự động bằng robot, xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012,.. cho kết quả nhanh chóng và có độ chính xác cao nhất. Các kỹ thuật viên lấy máu không đau, phục vụ chu đáo, chi phí khám và làm xét nghiệm phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân. 

Sau khi thăm khám với bác sĩ, bạn sẽ được hướng dẫn ra khu vực lấy máu và làm xét nghiệm, trong khoảng thời gian [khoảng 90 phút] đợi kết quả xét nghiệm máu bạn có thể tham quan các khu vực và dịch vụ của Hệ thống Y tế Thu Cúc, sau khi có kết quả nhân viên y tế sẽ trực tiếp gửi kết quả xét nghiệm máu của bạn với bác sĩ mà bạn đã thăm khám ban đầu. Sau đó bạn vào gặp bác sĩ để bác sĩ đọc kết quả và kết luận về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. 

Hệ thống Y tế Thu Cúc gồm rất nhiều các khoa, chuyên khoa, các vấn đề bệnh lý chuyên sâu sẽ được các bác sĩ liên hệ các phòng ban để hội chẩn, đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn. 

Chủ Đề