Readings là gì

  • Reading Seed
    • 27 thg 7, 2021

Extensive Reading là gì?

Ở các bài trước chúng ta đã tìm hiểu về Leveled Reading System [Hệ thống Đánh giá Độ khó của Sách]. Đây là một phần rất quan trọng của Phương pháp học tiếng Anh như Ngôn ngữ thứ Hai thông qua đọc sách gọi là Extensive Reading [ER]. Vậy ER là phương pháp gì và có điểm gì thú vị?


ER là phương pháp tiếp cận ngôn ngữ dựa trên quá trình đọc mở rộng [read extensively]. Điều này có nghĩa là người học ngôn ngữ sẽ đọc nhiều nhất có thể để nắm bắt được thông tin, để hiểu nội dung chính và thư giãn, mà không cần chú tâm vào các kiến thức khác như từ vựng, ngữ pháp... Để đạt được mục tiêu này, điều quan trọng là nội dung đọc phải phù hợp với khả năng ngôn ngữ và sở thích của người đọc. Khi đó, Leveled Reading System sẽ phát huy tác dụng giúp người đọc chọn sách phù hợp với trình độ đọc.


Như vậy, ER có thể gọi là phương pháp "learn to read" [học đọc], nghĩa là học ngôn ngữ và học đọc bằng chính cách đọc để hiểu nội dung chính. Tài liệu dùng trong ER có thể là tất cả các loại sách, báo, tạp chí, truyện... phù hợp với sở thích của người đọc, miễn là tài liệu đó có độ khó thấp hơn hoặc bằng trình độ đọc của người đọc. Thông thường, người đọc không cần tham gia vào các hoạt động trước và sau khi đọc và không phải trả lời các câu hỏi kiểm tra mức độ đọc hiểu [comprehension questions] sau khi đọc vì người đọc chỉ đọc để hiểu nội dung chính. Mục đích cuối cùng của ER là giúp người học phát triển khả năng đọc trơn [reading frequency], và tạo điều kiện để người học "thẩm thấu" và "cảm nhận" ngôn ngữ trong môi trường tự nhiên.


Ưu điểm của ER chính là người học có thể thẩm thấu tiếng Anh tự nhiên qua việc đọc để thư giãn hoặc để biết thêm thông tin mới mà không bị gánh nặng về việc phải học thuộc các luật ngữ pháp và nghĩa của từ. Qua đó, người học có thể hấp thụ ngôn ngữ một cách thoải mái hơn. Ví dụ, thông qua việc đọc truyện tiếng Anh, người đọc có thể cảm nhận các mạo từ [a, an, the] được dùng trong các trường hợp như thế nào mà chưa cần học thuộc các quy luật sử dụng mạo từ.


Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy ER không chỉ giúp người học phát triển kỹ năng đọc, mà còn phát triển từ vựng, ngữ pháp và kỹ năng nghe, viết, nói. Ở các bài viết sau Mầm sẽ phân tích lần lượt các tác động của ER lên sự phát triển ngôn ngữ của chúng mình nhé!


Dưới đây là 10 Nguyên lý cơ bản của ER do Day và Bamford phát triển. Mời bố mẹ và các bạn Mầm tham khảo. Cùng đón đọc các bài viết sau của Mầm về ER để hiểu thêm về phương pháp thú vị này nhé!


Nguồn Mầm tham khảo:

1. Lyon, P., & Barr, A. [2019]. An investigation into the criteria students use when selecting graded readers. Studies in Self-Access Learning Journal, 10[3], 258-281.

2. The Extensive Reading Foundation [2001]. Guide to Extensive Reading. Online: //erfoundation.org/guide/ERF_Guide.pdf.

3. Day, R. R. [2015]. Extending Extensive Reading. Reading in a Foreign Language, 27 [2], 294-301.

4. Day, R. R., & Bamford, J. [1998]. Extensive Reading in the Second Language Classroom. Cambridge: Cambridge University Press.


  • ER and Reading Skills
0 lượt xem0 bình luận
Bài đăng chưa được đánh dấu là đã thích

Ở các bài trước chúng ta đã tìm hiểu về Leveled Reading System [Hệ thống Đánh giá Độ khó của Sách]. Đây là một phần rất quan trọng của Phương pháp học tiếng Anh như Ngôn ngữ thứ Hai thông qua đọc sách gọi là Extensive Reading [ER]. Vậy ER là phương pháp gì và có điểm gì thú vị?


ER là phương pháp tiếp cận ngôn ngữ dựa trên quá trình đọc mở rộng [read extensively]. Điều này có nghĩa là người học ngôn ngữ sẽ đọc nhiều nhất có thể để nắm bắt được thông tin, để hiểu nội dung chính và thư giãn, mà không cần chú tâm vào các kiến thức khác như từ vựng, ngữ pháp... Để đạt được mục tiêu này, điều quan trọng là nội dung đọc phải phù hợp với khả năng ngôn ngữ và sở thích của người đọc. Khi đó, Leveled Reading System sẽ phát huy tác dụng giúp người đọc chọn sách phù hợp với trình độ đọc.


Như vậy, ER có thể gọi là phương pháp "learn to read" [học đọc], nghĩa là học ngôn ngữ và học đọc bằng chính cách đọc để hiểu nội dung chính. Tài liệu dùng trong ER có thể là tất cả các loại sách, báo, tạp chí, truyện... phù hợp với sở thích của người đọc, miễn là tài liệu đó có độ khó thấp hơn hoặc bằng trình độ đọc của người đọc. Thông thường, người đọc không cần tham gia vào các hoạt động trước và sau khi đọc và không phải trả lời các câu hỏi kiểm tra mức độ đọc hiểu [comprehension questions] sau khi đọc vì người đọc chỉ đọc để hiểu nội dung chính. Mục đích cuối cùng của ER là giúp người học phát triển khả năng đọc trơn [reading frequency], và tạo điều kiện để người học "thẩm thấu" và "cảm nhận" ngôn ngữ trong môi trường tự nhiên.


Ưu điểm của ER chính là người học có thể thẩm thấu tiếng Anh tự nhiên qua việc đọc để thư giãn hoặc để biết thêm thông tin mới mà không bị gánh nặng về việc phải học thuộc các luật ngữ pháp và nghĩa của từ. Qua đó, người học có thể hấp thụ ngôn ngữ một cách thoải mái hơn. Ví dụ, thông qua việc đọc truyện tiếng Anh, người đọc có thể cảm nhận các mạo từ [a, an, the] được dùng trong các trường hợp như thế nào mà chưa cần học thuộc các quy luật sử dụng mạo từ.


Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy ER không chỉ giúp người học phát triển kỹ năng đọc, mà còn phát triển từ vựng, ngữ pháp và kỹ năng nghe, viết, nói. Ở các bài viết sau Mầm sẽ phân tích lần lượt các tác động của ER lên sự phát triển ngôn ngữ của chúng mình nhé!


Dưới đây là 10 Nguyên lý cơ bản của ER do Day và Bamford phát triển. Mời bố mẹ và các bạn Mầm tham khảo. Cùng đón đọc các bài viết sau của Mầm về ER để hiểu thêm về phương pháp thú vị này nhé!


Nguồn Mầm tham khảo:

1. Lyon, P., & Barr, A. [2019]. An investigation into the criteria students use when selecting graded readers. Studies in Self-Access Learning Journal, 10[3], 258-281.

2. The Extensive Reading Foundation [2001]. Guide to Extensive Reading. Online: //erfoundation.org/guide/ERF_Guide.pdf.

3. Day, R. R. [2015]. Extending Extensive Reading. Reading in a Foreign Language, 27 [2], 294-301.

4. Day, R. R., & Bamford, J. [1998]. Extensive Reading in the Second Language Classroom. Cambridge: Cambridge University Press.


Video liên quan

Chủ Đề