Review hợp đồng thuê nhà

Chủ nhà khi cho thuê nhà ở cần thỏa thuận những nội dung gì?

✔  Đầu tiên là giá tiền thuê nhà: Đây là một điều khoản cần có trong soạn thảo hợp đồng thuê nhà. Tuy nhiên, nếu chỉ quy định giá tiền thuê nhà thì sẽ có rất nhiều thiếu sót. Kèm theo giá tiền thuê nhà thì cần phải quy định thêm phương thức thanh toán tiền nhà, trong bao lâu thì sẽ thanh toán tiền nhà một lần, vào thời điểm nào?

Khi đó, chủ nhà sẽ dựa vào những căn cứ này để tính xem bên đi thuê nhà có chậm thanh toán hay không? Quy định mức phạt của việc chậm thanh toán. Còn trong trường hợp không thanh toán thì sẽ có biện pháp xử lý như thế nào?

Trong trường hợp cho thuê nhà lâu dài thì giá tiền có cố định không? Nếu không có định thì bao lâu sẽ được thay đổi một lần, biên độ dao động sẽ không quá bao nhiêu %? Điều này cần được thông báo trước cho người thuê nhà, tránh trường hợp sau này hai bên dẫn đến những tranh chấp.

Để đảm bảo quá trình cho thuê diễn ra thuận lợi, chủ nhà có thể đưa ra điều khoản đặt cọc tiền nhà trong soạn thảo hợp đồng thuê nhà.

✔  Thứ hai là tài sản trong quá trình cho thuê nhà: Trước khi vào ở, chủ nhà có thể quy định về phạm vi được sửa chữa trong hợp đồng thuê nhà nhà nếu bên thuê nhà muốn được sữa chữa. Trong quá trình cho thuê nhà, tài sản nếu có hỏng hóc thì cần thông báo cho chủ nhà, nếu không thì bên đi thuê nhà cần phải chịu toàn bộ thiệt hại và trách nhiệm phát sinh sau đó.

Trong trường hợp phải đền bù tài sản thì quy định của bên cho thuê đối với việc đền bù là như thế nào? Thiệt hại sẽ được đền bù trực tiếp bằng tiền mặt có giá trị tương đương, hay được đền bù bằng hiện vật thay thế [trường hợp có thể thay thế, sửa chữa]. Trong trường hợp nếu không được đền bù thì sẽ trừ vào tiền đặt cọc hay xử lý ra sao? Đây là những lưu ý mà mà bên cho thuê nhà cầu quy định rõ khi soạn thảo hợp đồng thuê nhà.

Biên bản bàn giao tài sản khi cho thuê nhà chính là căn cứ để quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Điều này sẽ tránh gây ra những thất thoát khi chủ cho thuê nhà nhận lại nhà, từ đó cũng có thể dựa vào biên bản này để làm căn cứ đền bù khi có thiệt hại về cơ sở vật chất.

Tài sản sau khi được sử dụng nếu có hao mòn quá lớn, khoảng bao nhiêu % trở lên thì có phải đền bù hay không, mức đền bù được quy định như thế nào? Và trong biên bản bàn giao tài sản cần quy định cụ thể từng tài sản, độ mới của tài sản, số lượng cụ thể, giá trị thực của tài sản khi đó,… để làm căn cứ khi có tranh chấp xảy ra.

✔  Thứ ba là quyền đối với ngôi nhà trong quá trình cho thuê: Chủ nhà có quyền được kiểm tra nhà, tài sản trong quá trình cho thuê theo định kỳ. Đồng thời, chủ nhà cũng có thể kiểm tra đột xuất nếu thấy có điều bất thường và thông báo trước với người đi thuê nhà.

✔  Thứ tư là chấm dứt hợp đồng: Bên đi thuê nhà nếu muốn kết thúc hợp đồng thì cần thông báo trước cho bên cho thuê nhà, và thông báo trước ít nhất một khoảng thời gian theo quy định của chủ nhà. Điều này sẽ được quy định rõ trong hợp đồng thuê nhà.

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục quy trình đăng ký nhãn hiệu

\

Kinh nghiệm ký kết hợp đồng thuê nhà ở khi là bên đi thuê nhà

✔  Thứ nhất là quyền bảo đảm được ở đối với ngôi nhà cho thuê: Nhà ở cho thuê không được đang xảy ra tranh chấp, khiếu nại, đang bị kê biên để thi hành án. Nếu có, bên cho thuê nhà cần thông báo rõ cho bên thuê nhà biết, nếu không thì bên cho thuê nhà cần phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và những chi phí phát sinh đền bù thiệt hại cho bên đi thuê nhà.

✔  Thứ hai là quyền sử dụng ngôi nhà: Bên đi thuê nhà muốn được sử dụng ổn định nhà cho thuê, hợp pháp, quyền sử dụng tuyệt đối đối với căn nhà [hoặc phòng ở], không có hành vi xâm phạm quyền riêng tư. Nếu bên thuê nhà muốn kiểm tra nhà thì cần thông báo trước cho bên đi thuê nhà để chuẩn bị, bên thuê nhà muốn có yêu cầu về các khoảng thời gian trong ngày không được phép kiểm tra nhà.

✔  Thứ ba là quyền ưu tiên khi thuê nhà: Trước khi vào ở, bên đi thuê nhà muốn được sửa chữa lại nhà. Như vậy, trong quá trình sữa chữa lại nhà và việc sửa chữa lại nhà đó có được ưu tiên gì không, muốn được giảm tiền thuê nhà có được không?

 Nếu khi kết thúc hợp đồng thuê nhà, mà bên cho thuê vẫn muốn tiếp tục dùng ngôi nhà đấy để đem đi cho thuê, đồng thời bên đang thuê cũng có nguyện vọng mong muốn được tiếp tục thuê nhà, thì bên đi thuê muốn có quyền ưu tiên thuê nhà khi kết thúc thời hạn hợp đồng.

✔  Thứ tư là trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Bên đi thuê nhà sẽ chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại do lỗi của bên đi thuê nhà gây ra.

✔  Thứ năm là sự kiện bất khả kháng: Đối với những thiệt hại về tài sản do sự kiện bất khả kháng gây ra thì bên đi thuê nhà sẽ không phải chịu trách nhiệm. Những thiệt hại về tài sản đó bên chủ cho thuê nhà cần có trách nhiệm sửa chữa, chịu chi phí tổn thất.

✔  Thứ sáu là chấm dứt hợp đồng: Trong trường hợp bên cho thuê nhà chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thì phải thông báo trước cho bên thuê nhà một khoảng thời gian để bên thuê nhà chuẩn bị. Đồng thời bên thuê nhà muốn được đền bù thiệt hại về những chi phí sửa nhà trước đó.

Còn trong trường hợp nếu chủ thuê nhà thay đổi [chủ thuê nhà mới là người thừa kế của chủ cũ] mà vẫn còn thời gian hợp đồng thuê nhà thì bên thuê nhà có nguyện vọng mong muốn tiếp tục được thuê.

✔  Thứ bảy là chi phí trong quá trình thuê nhà: Ngoài tiền thuê nhà và các chi phí được ghi trong hợp đồng thuê nhà, bên đi thuê nhà sẽ không phải chịu bất cứ một khoản chi phí nào khác phát sinh trong quá trình thuê nhà.

*Lưu ý: Nếu bên thuê nhà là pháp nhân thì cần có người đại diện đứng ra thuê nhà và ký kết hợp đồng thuê nhà.

Tham khao thêm một số mẫu hợp đồng thuê nhà xưởng.

Chủ Đề