Rút dây nguồn máy tính đột ngột

Lỗi mất nguồn đột ngột không khởi động được máy . Pro nào giúp mình với.

Mình đang sử dụng máy tính thì mất điện. Khi có điện mình khởi động lại máy thì quạt ,card mạng .... Chạy bình thường. Còn màn hình và bàn phím thì không khởi động như bình thường. Đèn đỏ sáng liên tục. Rút giac bàn phím cắm lại thì đèn bàn phím có sáng lên rồi tắt. Mình thử đưa điã boot vào nhưng không có tác dụng. Ai biết cách khắc phục chỉ giúp mình nha. Cảm ơn nhiều.

  • Thích
  • Yêu
  • Haha
  • Wow
  • Khóc
  • Giận

[6 năm trước]

Bạn có rút dây cắm máy tính khi trời đang bão? Nếu không, sau khi đọc bài viết này, bạn nên suy nghĩ và thay đổi thói quen này nhé.

Ai cũng biết rằng, bão điện từ và cắt điện đột ngột thường xuyên sẽ gây tổn hại, thâm chí hoàn toàn phá hủy các thiết bị điện tử, bao gồm cả máy tính. Bất kỳ ai phủ nhận điều này nếu không phải do thiếu hiểu biết, thì chắc chắn họ đang nói dối. Điều tệ nhất là cắt điện đột ngột không phải là vấn đề duy nhất.

Vậy những nguy cơ của nguồn điện không ổn định là gì? Nó ảnh hưởng thế nào đến máy tính của bạn? Bạn phải làm gì để máy tính không chết?

Các hiện tượng bất thường nguồn điện

Dòng điện mà bạn vẫn dùng tại nhà thực ra không hề ổn định như bạn tưởng. Về lý thuyết thì đó là dòng ổn định, nhưng thực tế đôi khi dòng điện vẫn có thể tăng giảm một cách bất thường. Tất cả chúng đều có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.

Khi dòng điện hoàn toàn bị ngắt, đó là hiện tượng cúp điện [blackout]. Hiện tượng này thường xảy ra do những nguyên nhân nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn [vd: vấn đề ở trạm biến áp, đường dây, v…v…] nhưng đôi khi cũng có thể tự xảy ra [vd: đoản mạch, quá tải].

Ngoài ra còn một hiện tượng gần tương tự là giảm áp tạm thời [brownout], là hiện tượng xảy ra khi hiệu điện thế đột ngột giảm mà không bị ngắt hoàn toàn. Nếu bạn từng thấy đột nhiên ánh sáng đèn bị giảm mà không vì nguyên nhân gì cả, đó rất có thể chính là hiện tượng giảm áp. Giảm áp có thể được chủ động tạo ra để giảm tải điện và đề phòng ngắt điện hoàn toàn, dù chúng cũng có thể xảy ra ngoài ý muốn.

Mặt khác, chúng ta còn có hiện tượng xung đột biến điện [power surge], khi một thiết bị điện tiếp nhận điện thế cao hơn bình thường trong vòng ít nhất 3 nano-giây. Hiện tượng nhảy có thể được tạo ra bởi một số nguyên nhân, trong đó bao gồm đoản mạch và lỗi mạch điện. Nếu điện thế tăng chỉ xảy ra trong vòng 1-2 nano giây, đó là hiện tượng nhảy điện áp, thường do nguyên nhân do chiếu sáng.

Tại sao Cúp điện và Xung đột biến áp lại nguy hiểm

Mối nguy thực sự của Cúp điện và Giảm áp tạm thời là tắt nguồn bất ngờ của máy tính. Các hệ điều hành đều rất phức tạp và cần đến một “quy trình tắt nguồn” để đảm bảo tất cả các chương trình đang chạy đều được ngừng hoạt động một cách hoàn chỉnh trước khi tắt nguồn. Sự biến mất bất ngờ của nguồn điện có thể làm gián đoạn các quy trình quan trọng và làm cho máy tính rơi vào trạng thái không hoạt động được.

Các tệp hệ thống là vấn đề đáng quan tâm nhất. Thử suy nghĩ xem sẽ thế nào khi bạn đang ghi dữ liệu vào ổ cứng thì máy tính bị tắt. Nếu tệp đang được ghi là tệp rất cần thiết cho việc khởi động máy? Tệp đó sẽ bị lỗi và bạn sẽ không thể khởi động được máy mà không sử dụng các biện pháp phục hồi.

Thêm vào đó, hiện tượng bất ổn nguồn điện có thể làm giảm tuổi thọ của ổ cứng. Đầu ghi-đọc ở phía trên ổ đĩa trong thời gian hoạt động sẽ bật trở lại vị trí ban đầu khi nguồn điện bị ngắt. Chuyển động bất ngờ này có thể gây ra những lỗi nhỏ và tích lại dần theo thời gian, và có thể gây ra “head crash”: lỗi xảy ra khi điểm đầu chạm vào và làm xước bề mặt đĩa, làm ổ cứng bị hỏng hoàn toàn. Các ổ SSD cũng có thể gặp phải những hậu quả khôn lường khi xảy ra ngắt điện đột ngột. Những vấn đề này có thể bao gồm từ hỏng dữ liệu cho đến hỏng hoàn toàn.

Cũng cần chú ý là dòng điện bất ổn sẽ không gây ra hậu quả trực tiếp nào lên máy tính ngoài ổ dữ liệu, tuy vậy, sự giảm điện thế có thể đi kèm với tăng điện áp – hiện tượng này có thể gây ra tổn hại lên máy tính.

Khi nói đến những tình huống điện áp tăng đột ngột, mối lo lớn nhất của bạn là sét đánh. Phần lớn đường điện các gia đình được thiết kế tương thích với dòng 120V. Tuy vậy, dòng điện của một tia sét có thể dễ dàng vượt lên hàng triệu volt. Điều đó tương tự như dồn “cả thác nước vào trong một cái ống hút”.

Các thiết bị điện tử không được thiết kế để chịu được tải điện lớn như vậy và nếu dòng điện từ sét đánh chạy vào đường dây của bạn, tất cả các thiết bị điện không được bảo vệ đều sẽ bị phát hủy đến mức không thể sửa chữa được nữa.

Do vậy, lần tiếp theo bạn sử dụng máy tính trong thời tiết giông tố, đừng lấy làm ngạc nhiên khi điện thế đột ngột tăng vọt và bạn phải nói lời tạm biệt với máy tính của mình. Điều đó dễ xảy ra hơn bạn tưởng.

Bảo vệ thiết bị của mình

Biện pháp đảm bảo tuyệt đối duy nhất để bảo vệ máy tính của bạn khỏi các hiện tượng bất thường của dòng điện là ngắt nguồn hoàn toàn cho đến khi các nguy cơ đã kết thúc. Thực tế, bạn phải rút dây cắm hoàn toàn. Chỉ đơn thuần gạt nút tắt nguồn không thực sự hiệu quả. Đây là biện phát duy nhất đảm bảo thành công tuyệt đối khỏi những tình trạng bất thường của nguồn điện.

Tuy nói như vậy, chắc chắn không phải ai cũng sẽ rút dây điện máy tính khi trời giông. Không phải là một việc làm khôn ngoan, nhưng cũng có thể hiểu được. Do đó, còn có 02 biện pháp thay thế mà bạn có thể lựa chọn.

Đối với tăng điện áp đột ngột, bạn sẽ cần thiết bị chống sét. Thiết bị này có hình dáng giống một phiên bản to hơn của ổ chia nguồn [nhưng không phải là một], có tác dụng đổi hướng các dòng điện áp lớn khỏi các thiết bị được cắm vào nó. Các thiết bị chống sét được thiết kế để chịu đựng một mức điện thế nhất định và khi vượt qua mức này, chúng phải được thay thế.

Đối với tình huống sụt điện thế, bạn sẽ cần đến bộ lưu điện UPS [Uninterruptible Power Supply]. Thiết bị này bao gồm một ắc quy dự phòng cho phép liên tục cung cấp điện cho máy tính của bạn kể cả trong trường hợp nguồn điện bị ngắt. Phần lớn các UPS chỉ chạy được thêm vài phút, tuy vậy khoảng thời gian này là đủ để bạn có thể tắt máy tính một cách chỉnh.

UPS cùng thường bao gồm thêm đầu ra chống sét, làm cho các thiết bị này là một món đầu tư hiệu quả, nhất là khi nơi bạn sống thường xuyên phải chịu tình trạng rớt hay tăng đột ngột hiệu điện thế.

Những thay đổi đột ngột của điện thế có thể ảnh hưởng đến hệ thống và thiết bị của bạn. Đừng nghĩ rằng chuyện đó sẽ không thể xảy ra với bạn. Hãy tự bảo vệ bạn mình sớm, và đừng quên back up lại dữ liệu!

Máy tính để bàn [PC] không có pin như laptop nên phải dựa vào nguồn điện trực tiếp ổn định để hoạt động, nhưng đôi khi có thể bị cúp điện hoặc vô tình rút dây cắm làm máy bị tắt đột ngột. Vậy máy tính mất điện có bị hư hỏng gì không, và có cách nào để phòng ngừa thiệt hại? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Những vấn đề liên quan tới dòng điện của máy tính

Dòng điện cung cấp cho các thiết bị trong nhà thường không ổn định tuyệt đối mà luôn có dao động tăng giảm. Điện quá mạnh hoặc quá yếu đều có thể gây ra vấn đề, thậm chí làm hư hỏng đồ dùng.

Dòng điện tăng giảm có thể ảnh hưởng tới đồ dùng [Ảnh: Internet].

Mất điện là khi hoàn toàn không có dòng điện chạy vào thiết bị, có thể do yếu tố khách quan không tránh được như phía nhà máy điện hay đường dây truyền tải điện bị hư, hoặc do nguyên nhân nội tại của chính thiết bị như đoản mạch hoặc quá tải điện.

Cũng có thể xảy ra một vấn đề khác nhẹ hơn là điện bị yếu tạm thời nhưng không mất hẳn, chẳng hạn như đèn vẫn bật được nhưng sáng yếu hơn bình thường. Hiện tượng này có thể là sự cố ngoài ý muốn hoặc do cố tình giảm điện để tránh quá tải.

Trái với giảm điện là tăng điện – hiện tượng dòng điện chạy vào thiết bị mạnh hơn bình thường và kéo dài ít nhất 3 nano giây. Nguyên nhân có thể do đoản mạch hoặc sự cố trên đường dây điện, nhưng nếu điện chỉ tăng trong 1-2 nano giây thì có thể là do sét đánh.

Tăng điện còn nguy hiểm hơn mất điện [Ảnh: Internet].

Mất điện có thể làm hư máy tính không?

Câu trả lời là có. Không chỉ dữ liệu phần mềm mà các bộ phận phần cứng của máy tính cũng có thể bị hư hại nếu mất điện đột ngột.

Mất dữ liệu phần mềm

Nguyên nhân chính làm hư máy là do máy bị tắt đột ngột, bởi vì các chương trình và hệ điều hành của máy tính có cơ chế hoạt động rất phức tạp và phải tắt theo đúng quy trình để dữ liệu được lưu trữ an toàn. Mất điện sẽ làm quá trình này bị ngắt giữa chừng và có thể gây mất dữ liệu.

Đặc biệt nếu các file hệ thống bị hư hại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến máy tính, chẳng hạn như bị mất điện trong lúc hệ điều hành đang cập nhật. Khi có điện lại và bật máy lên, hệ điều hành sẽ không tìm thấy file bị mất đó và không thể khởi động được.

Máy tính mất điện khi đang chạy có thể bị mất dữ liệu [Ảnh: Internet].

Không chỉ các file hệ thống mà cả những file và phần mềm thông thường cũng có thể bị mất dữ liệu do cúp điện. Nếu bạn không có thói quen lưu dữ liệu thường xuyên trong lúc làm việc, ví dụ như gõ văn bản trên Word, thì khi mất điện sẽ coi như mất toi công sức vừa làm xong. Mặc dù một số phần mềm có chức năng tự động lưu nhưng cũng không thể đảm bảo an toàn 100% được.

Hư phần cứng

Đối với phần cứng, mất điện thường xuyên có nguy cơ làm hư ổ cứng. Nếu dùng ổ HDD đời cũ, đầu đọc-ghi dữ liệu sẽ bị bật lại về vị trí xuất phát trên đĩa mỗi khi cúp điện. Hiện tượng này lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến đầu đọc-ghi tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đĩa, làm trầy xước và giảm tuổi thọ của ổ cứng.

Ổ cứng HDD rất dễ bị hư nếu ngắt điện nhiều lần [Ảnh: Internet].

Ổ đĩa SSD đời mới không dùng cơ chế như trên nhưng cũng có thể bị hư hại nặng do mất điện đột ngột, nhiều vấn đề có thể xảy ra như mất dữ liệu hay hỏng toàn bộ ổ cứng.

Tăng điện đột ngột khi có điện lại cũng gây hại cho máy tính

Máy tính không chỉ bị hư lúc mất điện mà còn có thể hư thêm lần nữa do điện tăng khi có điện lại. Tăng điện đột ngột sẽ gây quá tải và làm nóng các linh kiện điện tử trong máy, có thể làm hỏng bộ nguồn hoặc bo mạch chủ là những bộ phận thường ít bị hư lúc mất điện ban đầu. Nếu 2 thành phần này bị trục trặc sẽ làm cho máy tính không thể khởi động khi có điện lại.

Máy tính có thể bị hư tới mức bật không lên [Ảnh: Internet].

Như vậy nếu muốn bảo vệ máy tính khỏi bị hư do mất điện thì cũng phải tìm cách hạn chế sự tăng điện đột ngột xảy ra sau đó.

Làm cách nào để bảo vệ máy tính?

Có một số cách để tránh mất dữ liệu và hư phần cứng do mất điện gây ra.

Sử dụng bộ lưu điện [bộ cấp điện liên tục – UPS]

Bộ lưu điện có nhiều kiểu dáng và kích cỡ khác nhau [Ảnh: Internet].

Cách tốt nhất để tránh mất điện là đầu tư hẳn một nguồn cấp điện liên tục giống như pin của laptop, giúp máy tính có đủ năng lượng để hoạt động khi không còn điện từ ổ cắm.

Các bộ UPS cũng có thể tích hợp chức năng chống tăng điện đột ngột để bảo vệ máy tính tốt hơn nữa. Đây là thiết bị cực kỳ đáng mua nếu đường dây điện ở nơi bạn sống không ổn định, tăng giảm bất chợt.

Nhưng lưu ý là UPS chỉ có thể cung cấp năng lượng cho máy tính duy trì hoạt động thêm vài phút, do đó bạn nên tranh thủ lưu dữ liệu và tắt máy an toàn trong khoảng thời gian ngắn ngủi này chứ đừng cố làm thêm việc. Ngoài ra tùy sản phẩm sẽ có tính năng phát âm thanh cảnh báo mất điện hoặc buộc máy tính tắt ngay.

  • Bạn có thể mua bộ lưu điện cho PC tại đây

Dùng laptop thay thế

Nếu bạn có điều kiện thì nên sắm thêm một chiếc laptop để làm việc trong thời gian thường xuyên có cắt điện, nhưng nhớ đừng tháo pin ra. Mặc dù khả năng xử lý của laptop thường kém hơn PC nhưng có thể dùng tạm để thay thế trong lúc điện chập chờn.

Dùng ổ cắm có chức năng chống tăng điện

Ổ cắm chống tăng điện hay còn gọi là ổ cắm chống sét giúp bảo vệ các thiết bị điện trong nhà [Ảnh: Internet].

Bên cạnh việc bảo vệ dữ liệu khỏi bị hư hại do tắt máy đột ngột, hãy trang bị thêm ổ cắm chống tăng điện hay còn gọi là ổ cắm chống sét để tránh hỏng phần cứng. Bạn có thể mua ổ cắm điện chống sét tại đây.

Vậy là bạn đã biết tại sao máy tính dễ bị hư khi mất điện và các biện pháp phòng tránh đơn giản tại nhà. Bạn có đang áp dụng những cách này để bảo vệ máy tính của mình không? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận nhé!

Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Video liên quan

Chủ Đề