Sách bài tập hóa hữu cơ của trần kim thạnh

Hiện nay bộ môn Hóa Hữu cơ đang đảm nhiệm giảng dạy các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành và một số chuyên đề thuộc khối kiến thức nhóm chuyên ngành trong chương trình đào tạo cử nhân Hóa học, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Hoá dược, Sư phạm Hoá học, giảng dạy một số học phần thuộc khối kiến thức nhóm ngành trong chương trình đào tạo cử nhân hóa học và cử nhân tài năng & tiên tiến ngành hóa học của khoa Hóa học. Đảm nhiệm giảng dạy các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành của chương trình đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ Hoá Hữu cơ.

3. Giới thiệu sơ lược về các hướng nghiên cứu chính

- Nghiên cứu tổng hợp và hoá học các hợp chất dị vòng.

- Nghiên cứu tổng hợp và chuyển hoá monosaccaride và disaccaride.

- Nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng các chất lỏng ion.

- Nghiên cứu mối liên quan định lượng giữa cấu trúc phân tử với hoạt tính sinh học (QSAR) và khả năng phản ứng hoá học (QSPR).

  1. Hoá học các hợp chất thiên nhiên:

- Nghiên cứu cấu trúc, tổng hợp, và hoá học các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học từ thực vật Việt Nam.

  1. Vật liệu hữu cơ ứng dụng:

- Phát triển công nghệ chế tạo polyme làm phụ gia giảm nhiệt độ đông đặc cho dầu thô và diesel sinh học.

- Phát triển công nghệ mới sản xuất diesel sinh học, chất hóa dẻo, chất ổn nhiệt cho cao su và polyme thân thiện hơn với môi trường.

- Vật liệu polyme composit: Nghiên cứu chế tạo vật liệu cho các ứng dụng: cảm biến theo dõi phá huỷ vật liệu, lớp phủ, lớp phủ bảo vệ, vật liệu hấp thu dầu, …

- Nghiên cứu biến tính cellulose thành vật liệu hấp phụ kim loại nặng.

- Xúc tác đồng thể và dị thể ứng dụng trong các phản ứng tổng hợp hữu cơ, hóa dầu, xử lý các hợp chất hữu cơ độc hại dễ bay hơi, chất ô nhiễm môi trường, …

- Nghiên cứu các quá trình xúc tác hoá học xanh.

- Nghiên cứu phát triển các phương pháp chuẩn bị mẫu và phân tích hữu cơ sử dụng trong phân tích với các thiết bị GC, GCMS, HPLC…

Trần Kim Thạch (1937–2009) là một trong những nhà địa chất hàng đầu của Việt Nam và là nhà khoa học nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới. Ông cũng là người có công lớn góp phần vào việc đặt nền móng nghiên cứu, giảng dạy và phát triển hiệu quả về địa chất tại miền Nam Việt Nam liên tục trong suốt 45 năm qua (1964–2009). Ông được giới chuyên môn xem là một trong số ít những cây đại thụ của ngành địa chất Việt Nam.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo sư tiến sĩ Trần Kim Thạch sinh ngày 01/01/1937 tại làng Nam Ô, quận Hòa Vang (nay là quận Liên Chiểu), thành phố Đà Nẵng trong một gia đình là dòng dõi hậu duệ Nhà Trần di cư vào Đà Nẵng từ khoảng thế kỷ XVI. Nội tổ là cụ Trần Đình Liệu làm quan triều Nguyễn. Cha là nhà giáo – nhà trí thức Trần Kim Bảng (bút hiệu Thiên Giang) và cô ruột là nhà giáo Trần Thị Hợp Phố (bút danh Hợp Phố) là những nhà giáo nổi tiếng với các trước tác về giáo dục thanh niên, thiếu niên từ trước năm 1975 ở Miền Nam. Cha của ông cũng là anh em "cột chèo" với giáo sư tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê và học giả miền Nam Hồ Hữu Tường.

  • 1955: Đỗ tú tài toàn phần. Cựu học sinh trung học Petrus Ký (Sài Gòn)
  • 1958: Cử nhân Vạn vật học (sinh – địa) Khoa học Đại học đường Sài Gòn
  • 1960: Tốt nghiệp Cao học Vạn vật học Khoa học Đại học đường Sài Gòn và được học bổng toàn phần của Tập đoàn Dầu khí Shell đi du học tại Vương quốc Anh.
  • 1964: Tốt nghiệp tiến sĩ tối danh dự tại Viện Nghiên cứu Trầm tích học thuộc Đại học Reading (Anh) lúc mới 27 tuổi.
  • 1964–1974: Giảng dạy với tư cách giảng viên (1964), giáo sư ủy nhiệm (1970) & giáo sư thực thụ (1972) tại Khoa học Đại học đường Sài Gòn và được bầu làm Trưởng ban Địa chất thuộc trường đại học này. Ông cũng là người Việt đầu tiên được giao chức vụ Trưởng ban khoa học của một trong những trường đại học hàng đầu của Miền Nam lúc ấy.
  • 1973–1975: Tổng thư ký Hội Địa chất Địa lý Miền Nam Việt Nam.
  • 1975–1976: Phó Ban lãnh đạo Đại học Khoa học Sài Gòn (Phó hiệu trưởng).
  • 1976–1985: Giáo sư,Trưởng khoa Địa chất của Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
  • 1986–2003: Giáo sư Trường đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh). Phụ trách bộ môn trầm tích.

Ông nghỉ hưu từ năm 2003 nhưng vẫn làm việc nghiên cứu địa chất, biên soạn sách cho tới ngày mất. Ông mất ngày 28/7/2009 tại TP.Hồ Chí Minh

Tham gia các tổ chức hiệp hội[sửa | sửa mã nguồn]

  • Được Nhà nước tái công nhận chức danh Giáo sư ngành Địa chất học (1980)
  • Thành viên Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Thành viên hoạt động của Viện Hàn lâm khoa học New York – Mỹ (1993)
  • Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học New York– Mỹ (1993)
  • Thành viên Hiệp hội Dầu khí Quốc gia Mỹ (AAPG – 1993)
  • Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh (1983–1998)
  • Thành viên Ban Cố vấn khoa học của Chính phủ thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và cựu Thủ tướng Phan Văn Khải (1990–2003).
  • Được tặng thưởng Huy chương 30 năm Vì sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo và nhiều bằng khen giấy khen của Chính phủ, chính quyền các cấp. Được đề nghị xét truy tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân.

Hoạt động chuyên môn[sửa | sửa mã nguồn]

Hướng nghiên cứu khoa học chính[sửa | sửa mã nguồn]

Nghiên cứu lĩnh vực địa chất miền Nam Việt Nam. Địa chất thủy điện Trị An. Địa chất trầm tích đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu polyme hóa đất thành đá để làm vật liệu xây dựng, nền móng đê đập với chất lượng tốt và giá thành hạ. Nghiên cứu tài nguyên và môi trường trầm tích ứng dụng cho quy hoạch nông lâm thủy sản của Nam Bộ.

Kinh nghiệm và kết quả đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Kinh nghiệm giảng dạy các môn học: Địa tầng cấu trúc địa chất, thạch học & trầm tích học. Phân tích đánh giá các vùng bồn trũng chứa dầu. Phân tích và giải đoán ảnh hàng không, ảnh vệ tinh. Lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 50.000,1: 100.000 các tỉnh phía Nam Việt Nam. Kinh nghiệm chuyên sâu về trầm tích miền Tây Nam bộ; thuyết kiến tạo mảng (Thuyết trôi dạt lục địa)[cần dẫn nguồn]; địa chất kinh tế và ứng dụng...

Đào tạo học thuật: Trong vòng 9 năm trước ngày giải phóng (30/4/1975), giáo sư Thạch đã hướng dẫn và giúp 11 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và đã hướng dẫn cho hơn 60 nghiên cứu sinh cao học khác. Sau năm 1976 ông tiếp tục giảng dạy đào tạo hàng chục ngàn sinh viên hoặc giúp đỡ nhiều sinh viên tốt nghiệp cử nhân địa chất tiếp tục học lên cao học. Nhiều người trong số họ nay đã là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ địa chất giỏi, có tên tuổi.