Sách lớp 1 năm 2022 có cái cách không

CTGDPT cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; Có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhờ đó giúp học sinh có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.

Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; Định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

Lộ trình triển khai thực hiện

Năm học 2020 - 2021 triển khai đối với lớp 1; Năm học 2021 - 2022 triển khai lớp 2 và lớp 6; Năm học 2022 - 2023 triển khai lớp 3 và lớp 7 và lớp 10; Năm học 2023 - 2024 triển khai lớp 4 lớp 8 và lớp 11. Năm học 2024 - 2025 triển khai lóp 5 lớp 9 và lớp 12.

Năm học 2020 - 2021 triển khai ở lớp 1, nền móng cấp tiểu học là khóa học đầu tiên áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới, trong đó học sinh được học theo định hướng phát triển cả phẩm chất và năng lực, nhằm hình thành phát triển nhân cách toàn diện ở trẻ em, học không chỉ thiên về kiến thức mà còn phát triển hài hòa cả nhân cách, trí tuệ, tâm hồn, thể chất, trong đó việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của trẻ được chú trọng ngay từ lớp 1.

Các môn học lớp 1

Lớp 1 CTGDPT 2018 gồm 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Tự nhiên và xã hội; Nghệ thuật [gồm môn Âm nhạc và Mĩ thuật]; Giáo dục thể chất; Hoạt động trải nghiệm.

So với chương trình tiểu học năm 2000, CTGDPT 2018 đối với cấp tiểu học thì tên các môn học lớp 1 không có thay đổi lớn. Nội dung hoạt động trải nghiệm đối với lớp 1 có 105 tiết học, trong đó 35 tiết chung cho các hoạt động tập thể chào cờ đầu tuần, 35 tiết chung cho nội dung sinh hoạt lớp cuối tuần và 35 tiết còn lại dành tìm hiểu giáo dục địa phương.

Ở lớp 1 CTGDPT 2018 giáo dục thể chất được coi trọng nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về chiều cao, thể lực, trí tuệ. CTGDPT 2018, các môn học đều đóng vai trò như nhau, mỗi môn học có tác dụng riêng góp phần hình thành nhân cách cho trẻ, do vậy cha mẹ cần quan tâm con tới việc học đều tất cả các môn học, trẻ có năng khiếu môn học nào thì tạo điều kiện cho trẻ phát huy thế mạnh về môn học đó.

Giai đoạn trẻ mới vào lớp 1 đối với môn Tiếng Việt, điều mà cha mẹ các em quan tâm là cách đánh vần, hướng dẫn đọc viết của các con, nội dung này các cha mẹ cần phối hợp giáo viên chủ nhiệm để được giúp đỡ và hướng dẫn.

Về kế hoạch giáo dục

Chương trình lớp 1 được thiết kế dạy học 2 buổi/ngày, sáng học 4 tiết, chiều học không quá 3 tiết, các bậc phụ huynh học sinh cần nắm vững thời gian để sắp xếp công việc gia đình hợp lý, thuận tiện đưa đón.

Trẻ học cả ngày, các kiến thức hoàn thành tại lớp, do vậy các bậc cha mẹ không phải lo lắng chuyện học thêm, ngoài thời gian học tại trường, thời gian ở nhà dành cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý nhằm phát triển trí tuệ, thể lực, sức khỏe.

Mục tiêu của hoạt động dạy học 2 buổi/ngày là tăng cường giáo dục toàn diện, đặc biệt tăng cường các hoạt động thực hành, rèn luyện thân thể, sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Dạy học 2 buổi/ngày cũng hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm, giảm áp lực học tập và góp phần giảm tải trong việc tổ chức thực hiện chương trình; đáp ứng yêu cầu quản lí và giáo dục học sinh của gia đình và xã hội; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp tiểu học

Đổi mới đánh giá học sinh tiểu học

Đổi mới Chương trình đồng thời đổi mới đánh giá học sinh, mỗi học sinh chỉ kiểm tra điểm số môn Tiếng Việt và Toán giai đoạn học kỳ 1 và cuối năm học, thời gian còn lại suốt 9 tháng học sinh học tại trường, giáo viên chỉ đánh giá, nhận xét thường xuyên bằng lời kết hợp ghi vào vở khi cần thiết.

Lớp 1 là nền móng của cấp tiểu học. Khi bước vào lớp 1 thì hoạt động học tập là chủ đạo, do vậy các em phải làm quen từng bước nề nếp học tập, quy định của giáo viên như: Tư thế ngồi học, tư thế viết, cách cầm bút Điều này cần sự quan tâm phối hợp của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm.

Trong quá trình học sinh học tại trường, giáo viên không chấm điểm tất cả các môn mà dành thời gian nhận xét, đánh giá và giúp đỡ kịp thời. Trong đó sự kết nối giữa phụ huynh học sinh với giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng.

Giai đoạn trẻ mới vào học lớp 1 nhất là học kỳ 1, giáo viên ít khi ghi nhận xét vào vở vì các em chưa biết đọc biết viết, giai đoạn này giáo viên chủ yếu dành thời gian nhận xét bằng lời và quan tâm giúp đỡ các em trực tiếp tại lớp.

Đổi mới cánh đánh giá và không chấm điểm thường xuyên ở lớp, do vậy, điều phụ huynh cần quan tâm là cách học tập của con, các điều kiện phục vụ học tập, động viên kịp thời các tiến bộ của trẻ dù nhỏ nhất.

Năm học 2021-2022 đã chính thức được khởi động ở nhiều địa phương. Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến cho việc đi lại khó khăn tuy nhiên các nhà xuất bản, các trường học đã cố gắng thực hiện việc bàn giao sách giáo khoa đến tay học sinh sớm nhất.

Năm nay, học sinh lớp 1 chọn học 1 trong 3 bộ sách là Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống của NXB Giáo dục và bộ sách Cánh diều của NXB Đại học Sư phạm TP.HCM. Giá mỗi bộ sách niêm yết công khai dao động trên dưới 200.000 đồng/bộ. Tuy nhiên, các phụ huynh chia sẻ, khi đăng ký mua sách qua trường học của con thì vô cùng bất ngờ vì mỗi trường mỗi giá khác nhau.

Một bộ sách giáo khoa lớp 1 được sử dụng trong năm học 2021-2022. Ảnh: NVCC

Trao đổi với PV báo Dân Việt, chị Hoàng Thị Thủy, một phụ huynh có con năm nay vào lớp 1 ở Hà Nội chia sẻ: "Ngay khi con nhận lớp tôi đã được cô giáo thông báo đăng ký mua sách giáo khoa. Do dịch bệnh không đi lại được cộng với muốn con học sách vở đồng bộ với các bạn nên tôi đăng ký mua ở trường. Tổng giá tiền cho 12 quyển sách cùng Bộ dụng cụ học Toán và học vần là 538.000 đồng".

Mặc dù hoàn toàn hài lòng với bộ sách giáo khoa và giá tiền của trường nhưng chị Thủy bày tỏ sự ngạc nhiên vì mỗi trường lại có một bộ sách mà giá khác nhau, đồng thời có thêm nhiều quyển khác ngoài sách giáo khoa bắt buộc. Ví dụ như có trường thêm các quyển sách tham khảo Văn hóa giao thông, Truyện đọc phát triển năng lực…

Bảng giá bộ sách chị Thủy mua cho con học lớp 1. Ảnh: NVCC

Một số phụ huynh khác cũng cho biết, học sinh cùng vào lớp 1 nhưng có trường bán sách 249.000 đồng lại có trường lên tới 798.000 đồng, thậm chí có phụ huynh thông báo vừa mua hết 900.000 đồng/bộ sách cho con.

Những phụ huynh này cho rằng, mỗi bộ sách khác nhau thì chắc chắn sẽ có giá khác nhau, tuy nhiên các trường nên có sự thống nhất chung về sách cũng như các môn học chứ không nên quá khác xa nhau về số tiền như vậy.

Một bộ sách 14 quyển có giá 249.000 đồng. Ảnh: Facebook

"Buộc" phải mua?

Chia sẻ với PV, một phụ huynh có con vào lớp 1 ở Hà Nội cho biết, do khó khăn kinh tế, để tiết kiệm tiền, chị đã xin được người quen một bộ sách giáo khoa từ năm ngoái cho con học. Tuy nhiên, khi họp đầu năm, nhà trường yêu cầu 100% phụ huynh phải mua vì đã... đặt rồi.

"Tôi dự định chỉ mua ở bên ngoài vài quyển cần thiết cho con nhưng nhà trường yêu cầu tất cả phụ huynh mua cả bộ sách nên đành làm theo. Nhà trường đang làm khó cha mẹ học sinh", phụ huynh này cho biết.

Một phụ huynh khác ở một tỉnh chia sẻ, chị này đóng gần 900.000 đồng tiền mua sách đầu năm cho con nhưng không biết gồm những gì. "Khi nhận cả bộ, tôi thấy khá đầy đủ như sách giáo khoa, bảng... Nhà trường khá chu đáo trong tình hình dịch bệnh khó khăn đi lại hiện nay. Nhưng không hiểu tại sao học sinh lớp 1 mà trường lại đặt mua tới 20 quyển vở", phụ huynh này cho hay.

Một phụ huynh mua bộ sách với giá 798.000 đồng. Ảnh: Facebook

Hoặc có phụ huynh lại thắc mắc khi mua tới 29 đầu sách khác nhau với giá 798.000 đồng. Trong đó có 4 quyển dành cho buổi học thứ hai và không hiểu đây là sách gì, có thực sự cần thiết với học sinh lớp 1 hay không.

Trao đổi với PV báo Dân Việt, cô Lê Thị Tuyết Lan, Hiệu trưởng Trường tiểu học Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội cho hay: "Sách giáo khoa được các trường đặt mua từ đơn vị phát hành sách của nhà xuất bản nên phụ huynh sẽ mua theo giá niêm yết. Ngoài sách giáo khoa, học sinh phải mua thêm đồ dùng vì đi kèm theo chương trình học của từng nhà xuất bản. Chỉ bộ nào được phòng GD-ĐT quận, công ty phát hành sách duyệt thì nhà trường mới cho sử dụng".

Tại Trường Tiểu học Xuân Phương, cô Lan chia sẻ, trường phát danh mục sách đầy đủ cho phụ huynh có nhu cầu sẽ đăng ký, còn không thì phụ huynh sẽ tự đi mua, nhà trường không bắt buộc.

Chia sẻ thêm về cuốn sách dành cho buổi thứ 2, cô Lan cho biết, đây là sách dành cho lớp học 2 buổi/ngày. Ngoài chương trình cơ bản, học sinh có tiết tăng cường, hướng dẫn học buổi chiều. "Sách dành cho buổi thứ 2 là quyển hay dành cho giáo viên và học sinh nhưng chỉ phù hợp với nơi học sinh học tại trường. Còn trong tình hình dịch bệnh này là không cần thiết, học sinh học online chỉ cần học đủ trong sách giáo khoa là tốt lắm rồi", cô Lan nói.

Bà Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội lý giải về việc hiện nay hầu hết phụ huynh đặt mua sách ở trường thay vì ra nhà sách đầu năm: "Ở nước ngoài, nhà trường sẽ lên danh mục đầu sách và đồ dùng sau đó phụ huynh cùng học sinh đi mua vì đây là việc học của con.

Còn ở Việt Nam hiện nay, ngay từ cuối năm học phụ huynh đã được nhà trường cho đăng ký mua trọn bộ sách. Điều này thể hiện nhà trường và phụ huynh đang có tư tưởng bao bọc con.

Nhà trường thì tranh thủ bán sách giáo khoa, ngoài ra một số trường lại kèm thêm các loại sách không có trong danh mục sách giáo khoa do Bộ GD-ĐT quy định. Cha mẹ thì nghĩ rằng đăng ký mua sách ở trường cho thuận tiện đỡ mất công đi mua và lại đúng loại sách vở hay đồ dùng nhà trường yêu cầu. Phụ huynh tin vào nhà trường nên đôi khi trong bộ sách đó có những đầu sách tham khảo cũng nghĩ rằng nó cần thiết, bắt buộc cho việc học của con".

Giải thích vì sao lại có giá tiền khác nhau ở mỗi trường, bà Hương cho hay: "Hiện nay học sinh lớp 1 học 3 bộ sách khác nhau nên có sự chênh lệch về giá. Ngoài ra, mỗi trường lại học giáo trình tiếng Anh, sách tham khảo khác nhau".

Để giải quyết tình trạng này, bà Hương cho rằng: "Có 2 cách, cách 1 là Bộ GD-ĐT phải quy định nhà trường không được mua hộ sách cho học sinh. Trường chỉ được phép đưa ra các đầu sách sử dụng cho năm học để phụ huynh tự đi mua.

Cách thứ 2 là Bộ GD-ĐT nên công khai danh sách các loại sách giáo khoa bắt buộc sử dụng trong năm học để phụ huynh đối chiếu, so sánh với trường. Không nên để tình trạng để trường tự chọn".

Trao đổi với Dân Việt, GS.TSKH Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam bày tỏ: "Bộ GD-ĐT nên có quy định rõ ràng về đầu sách giáo khoa cần thiết để trường và phụ huynh làm theo. Đặc biệt, không nên để địa phương tự chọn sách vì nếu như vậy Bộ GD-ĐT đang bỏ vai trò quản lý của mình".

Video liên quan

Chủ Đề