Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 2 trang 19

I - Nhận xét

Đọc hai câu ghép sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.

a] Vì con khỉ này rất nghịch nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.

b] Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.

- Dùng gạch xiên [/] ngăn cách các vế câu trong mỗi câu ghép trên

- Gạch dưới từ hoặc cặp quan hệ từ dùng để nối các vế câu trong mỗi câu.

- Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép trên có gì khác nhau ? Viết câu trả lời vào bảng :

Câu

ghép

Cách nối các vế câu

Cách sắp xếp các vế câu

a

…………

- Vế 1 chỉ nguyên nhân

- Vế 2.............

b

………

- Vế 1 .........

- Vế 2………

II - Luyện tập

[1] Đọc các câu sau. Tìm vế câu chỉ nguyên nhân, vế câu chỉ kết quả và quan hệ từ [QHT], cặp QHT nối các vế trong mỗi câu. Điền nội dung vào bảng ở dưới:

a]

[1]Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo

Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.

b] [2]Vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học.

c] [3]Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. [4]Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm.

Câu ghép

Vế nguyên nhân

Vế kết quả

QHT, cặp QHT

1

.....

.....

.....

2

.....

.....

.....

3

.....

..... .....

4

.....

..... .....

[2Từ một câu ghép đã dẫn ở bài tập 1, em hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu [có thể thêm hoặc bớt từ nếu thấy cần thiết]:

3. Điền quan hệ từ tại, nhờ vào chỗ trống sao cho thích hợp :

a] ……… thời tiết thuận nên lúa tốt.

b] ……. thời tiết không thuận nên lúa xấu.

Giải thích vì sao em chọn những quan hệ từ ấy:……………………………

4. Viết thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả :

a] Vì bạn Dũng không thuộc bài.....................

b] Do nó chủ quan…………………………

c] ............ nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

TRẢ LỜI:

I - Nhận xét

Đọc hai câu ghép sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.

a] Vì con khỉ này rất nghịch / nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.

b] Thầy phải kinh ngạc / vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.

- Dùng gạch xiên [/] ngăn cách các vế câu trong mỗi câu ghép trên

- Gạch dưới từ hoặc cặp quan hệ từ dùng để nối các vế câu trong mỗi câu.

- Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép trên có gì khác nhau ? Viết câu trả lời vào bảng :

Câu ghép

Cách nối các vế câu

Cách sắp xếp các vế câu

a

Hai vế câu được nối bằng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân - kết quả.

 -Vế 1 chỉ nguyên nhân

- Vế 2 chỉ kết quả

b

Hai vế cấu được nối với nhau bằng một quan hệ từ.

- Vế 1 chỉ kết quả

- Vế 2 chỉ nguyên nhân

II - Luyện tập

[1] Đọc các câu sau. Tìm vế câu chỉ nguyên nhân, vế câu chỉ kết quả và quan hệ từ [QHT], cặp QHT nối các vế trong mỗi câu. Điền nội dung vào bảng ở dưới:

a]

[1]Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo

Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.

b][2]Vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học.

c] [3]Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. [4]Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm.

Câu ghép

Vế nguyên nhân

Vế kết quả

QHT, cặp QHT

1

Bác mẹ tôi nghèo [vế 1]

Tôi phải băm bèo, thái khoai [vế 2]

Bởi chưng - cho nên

2

Nhà nghèo quá [vế 1]

Chú phải bỏ học [vế 2]

3

Ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được [vế 2]

Lúa gạo quý [vế 1]

4

Nó đắt và hiếm [vế 2]

Vàng cũng quý [vế 1]

[2] Từ một câu ghép đã dẫn ở bài tập 1, em hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu [có thể thêm hoặc bớt từ nếu thấy cần thiết] :

Câu ghép

Câu ghép mới

1

M: Tôi phải băm bèo, thái khoai vì gia đình tôi 

nghèo.

2

-> Chủ phải bỏ học vì nhà nghèo quá.

Vì nhà nghèo quá nên chú phải bỏ học.

3

Vì người ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra lúa

gạo nên lúa gạo rất quý.

4

-> Vì vàng đắt và hiếm nên nó rất quý.

3. Điền quan hệ từ tại, nhờ vào chỗ trống sao cho thích hợp :

a] Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt.

b] Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu.

Giải thích vì sao em chọn những quan hệ từ ấy : “Nhờ và tại" hợp với “nên” đều thể hiện quan hệ nhân quả. “Tại" gắn với nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu, còn “nhờ” lại gắn với nguyên nhân làm nên kết quả tốt. Trường hợp câu “a” là kết quả tốt nên dùng “nhờ".

4. Viết thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả :

a] Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bạn ấy bị điểm kém.

b] Do nó chủ quan nên bài kiểm tra của nó điểm không cao.

c] Nhờ có sự cố gắng nhiều nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Tiếng Việt 5 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 5 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp con lớp 5 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.

Bài làm

Một đất nước chỉ có thể phát triển ổn định và hòa bình khi mọi người dân sống và làm việc theo pháp luật. Tấm gương về tu dưỡng đạo đức, tuân theo nếp sống văn minh của Bác Hồ khiến em vô cùng cảm phục và càng thêm kính yêu Người.

     Câu chuyện em đã được đọc trong cuốn “Những mẩu chuyện đạo đức của Bác Hồ” khiến em nhớ mãi về Bác. Hàng ngày, Bac luôn căn dặn những chú cảnh vệ phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Một hôm, Bác và các chú có đến thăm một ngôi chùa lớn. Vì là ngãy lên nên các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa đến chùa, các vị sư liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng những nghi thức như mọi người đến lễ chùa.

Trên đường về nhà, chiếc xe vừa đi đến một ngã tư và có đèn đỏ. Đường phố lúc này rất đông đúc người và các phương tiện giao thông. Chiếc xe trở bác và các chú cảnh vệ dừng lại. Các chú lo lắng, nếu mọi người trông thấy Bác thì họ sẽ ùa ra đông kín đường. Vì vậy, mọi người bàn bạc và định cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý và ngăn lại, rồi từ tốn nói: “Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình.”

Nghe xong câu nói đó, mọi người đều rất ân hận và xúc động trước tinh thần gương mẫu của Bác. Dù bận trăm công ngàn việc nhưng Người vẫn thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật. Đó cũng là bài học quý giá cho chúng ta ngày hôm nay, thực hiện trật tự giao thông để an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.

Video liên quan

Chủ Đề