Sấm trạng trình là ai

Sau khi hoàn thiện một số bài nghiên cứu về sấm ký Việt-Tàu, người viết nghĩ đã đủ cơ sở để nhận diện vị thiên tử được nói đến, nổi tiếng nhất là đoạn 4 câu trong Bản Sở Cuồng [1930]:

Thiên sinh thiên tử ư hoả thôn
Một nhà họ Nguyễn Phúc sinh tôn
Tiên sinh cha mẹ đà cách trở
Hậu sinh thiên tử Bảo giang môn

Đã được nhiều người bàn đến trên các diễn đàn mạng.  Đa số cho rằng đây là một vị vua của Đại Việt trong quá khứ, sẽ xuất hiện trở lại thời Thượng Nguyên Thánh Đức để cầm giữ giềng mối thiên hạ.  Có người cho rằng đây là Quốc tổ Lạc Long Quân, tuy nhiên đây chỉ là sự suy đoán.

Danh tự ‘thiên tử’ theo nhiều người hiểu, không để chỉ bậc đế vương, mà các sấm ký Việt-Tàu, vốn do được viết từ thời phong kiến, chưa có khái niệm về danh xưng một lãnh tụ tương lai [nhất là giai đoạn hiện tại: tổng thống, chủ tịch, quốc trưởng, ..] của một quốc gia.  Cũng có thể.  Tuy nhiên người viết nghĩ rằng, do sự tuần hoàn, sau khi trở lại Thượng Nguyên, có lẽ một nhà nước giống như thời phong kiến sẽ hình thành.

Để ủng hộ luận điểm, người viết sẽ dùng các nguồn tài liệu sau:

  1. Sấm Trạng Trình, đặc biệt là bản Sở Cuồng, là bản xưa nhất
  2. Các kinh kệ Phật Giáo Hòa Hảo được viết bởi Đức Huỳnh Phú Sổ trong những năm ngài truyền đạo
  3. Tài liệu của Bà Trúc Lâm Nương, giáo chủ tiên đạo Hồng Tâm
  4. Và đặc biệt là Thôi Bối Đồ, bản sấm ký của TQ viết từ thời đời Đường, trước Trạng Trình cả ngàn năm, nhưng lại cung cấp những thông tin rất khách quan.

Nhận xét về đoạn sấm trên:

1] Chỉ có trong bản Sở Cuồng, không có trong những bản sau 2] Thất ngôn tứ tuyệt, Hán Nôm lẫn lộn 3] 4 chữ “sinh” trong 4 câu.  Các chữ sau chữ “sinh” trong câu 1, 3, 4 là danh từ kép, cho nên có lẽ trong câu 2 cũng là danh từ [“tôn” là cháu] 4] “sinh” cũng hàm ý “xuất hiện”

5] Chú ý chữ “tiên” [hay “tiền”] và “hậu”.  Bản Sở Cuồng 1930 dùng chữ “tiền” chớ không phải “tiên”.

Giải thích:

– Hỏa thôn: Hành Hỏa để chỉ phương Nam.  Thôn: một đơn vị địa lý nào đó, tức làng xóm.  Thời lập quốc, theo wiki, Lạc Long Quân là hậu duệ của vua Thần Nông, con Lộc Tục vua phương Nam, nước Xích Quỷ tức Văn Lang.  Do vậy, cũng không quá ngạc nhiên khi có người cho rằng Lạc Long Quân sẽ tái sinh.
Thiên sinh: trời sinh, hàm ý nhận lãnh thiên mạng xuống trần sắp xếp lại thời cuộc
– Nhà, Hán dịch thành gia: 家, đồng âm với gia: 嘉 nghĩa là tốt đẹp, trong cụm từ Gia Miêu, nơi phát sinh dòng tộc Nguyễn Phúc [gồm Chúa Nguyễn và Nhà Nguyễn].  Tôn: 孙, cháu cùng họ, hay vật gì tái sinh.  Như vậy, vị thiên tử họ Nguyễn Phúc.
– Tiên sinh: lần xuất hiện trước.  Tức một vị vua dòng chúa Nguyễn.  Cha: hàm ý bên nội 內, tức Đàng Trong, và mẹ: bên ngoại 外, tức Đàng Ngoài.  Đây là giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh.
– Hậu sinh: lần xuất hiện sau này, vẫn là thiên tử, ở tại Bảo giang môn.

Như vậy, ngài là vị vua nào thời chúa Nguyễn?

Các sấm giảng của Phật Giáo Hòa Hảo từ cuốn 1 tới 3 có nhiều tên gọi:  Minh Vương, Minh Chúa, Minh Hoàng.  Thông thường, đây để chỉ một vị minh quân, vua sáng nào đó, nhưng trong trường hợp này cũng có thể là danh tự riêng.  Trong khi các bài thơ của bà Trúc Lâm Nương lại dùng ‘chúa thánh’, hay ‘chúa nhân’.  Trang wiki chúa Nguyễn có nêu danh hiệu các vị chúa:

1. Nguyễn Hoàng tức Chúa Tiên hay Tiên vương [1525–1613], được nhà Nguyễn truy tôn là Thái Tổ Gia Dụ hoàng đế
2. Nguyễn Phúc Nguyên tức Chúa SãiChúa Bụt hay Sãi vương [1563–1635], được truy tôn là Hy Tông Hiếu Văn hoàng đế
3. Nguyễn Phúc Lan tức Chúa Thượng hay Thượng vương [1601–1648], được truy tôn là Thần Tông Hiếu Chiêu hoàng đế
4. Nguyễn Phúc Tần tức Chúa Hiền hay Hiền vương [1620–1687], được truy tôn là Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế
5. Nguyễn Phúc Thái tức Chúa Nghĩa hay Nghĩa vương [1650–1691], được truy tôn là Anh Tông Hiếu Nghĩa hoàng đế
6. Nguyễn Phúc Chu tức Chúa Minh hay Minh vương [còn gọi là Quốc chúa, chữ Hán: 國主] [1675–1725], được truy tôn là Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế
7. Nguyễn Phúc Chú tức Chúa Ninh hay Ninh vương [1697–1738], được truy tôn là Túc Tông Hiếu Ninh hoàng đế
8. Nguyễn Phúc Khoát tức Chúa Vũ hay Vũ vương [1714–1765], được truy tôn là Thế Tông Hiếu Vũ hoàng đế
9. Nguyễn Phúc Thuần tức Chúa Định hay Định vương [1754–1777], được truy tôn là Duệ Tông Hiếu Định hoàng đế
10. Nguyễn Phúc Dương tức Tân Chính vương
11. Nguyễn Phúc Ánh tức Nguyễn Thế Tổ hoàng đế

Theo danh sách trên, nhân vật Nguyễn Phúc Chu, hay Chúa Minh, hay Minh Vương có thể là người được nói đến.  Để minh chứng thêm, hãy sử dụng Thôi Bối Đồ, tượng 53, mà người viết nghĩ rằng được dành cho vị thiên tử Việt Nam tương lai, như sau:

Quan Trung thiên tử 關中天子

Vua ở Giữa Cửa Quan


– Quan: cửa ải, cửa biên giới, Trung: ở giữa, phía trong.  Thời Trịnh Nguyễn phân tranh, sông Gianh [Linh Giang] được dùng làm biên giới của 2 miền.  Như vậy, quan trung: ở phía trong sông Gianh, tức thuộc Đàng Trong..

Lễ hiền hạ sĩ 禮賢下士

Lấy lễ hậu để đãi kẻ sĩ ở dưới


– Dùng lễ để dãi kẻ sĩ như những bậc chân chúa thời xưa.  Hãy xem wiki viết về chúa Nguyễn Phúc Chu như sau:

“Khi mới lên ngôi, ông quan tâm chiêu hiền đãi sĩ, cầu lời nói thẳng, nạp lời can gián, bỏ xa hoa, bớt chi phí, nhẹ thuế má lao dịch, bớt hình ngục. Ông còn cho xây dựng một loạt chùa miếu, mở hội lớn ở chùa Thiên Mụ, chùa Mỹ Am. Bản thân chúa cũng ăn chay ở vườn Côn Gia một tháng trời, phát tiền gạo cho người nghèo. Bờ cõi yên ổn do chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã tạm ngừng 30 năm.”

Thuận thiên hưu mệnh, 順天休命

Thuận theo mệnh trời


– Thiên tử, con trời, thì phải thuận theo mệnh trời.

Bán Lão hữu Tử 半老有子

Sắp về già mới có con


– Nửa chữ Lão 老 với chữ Tử 子 là chữ Hiếu 孝. Thường khi dùng chữ ‘bán’, hàm ý có 2 phần giống nhau [như Bắc Bán Cầu, Nam Bán Cầu], ở đây để chỉ dòng Chúa Nguyễn và Nhà Nguyễn.  Lão là già, tức có trước, do vậy vị thiên tử phải thuộc dòng Chúa Nguyễn.  Theo danh sách các vị chúa ở trên,  từ số 2 đến số 9, các vị được Nhà Nguyễn sau này truy tặng thụy hiệu có chữ “Hiếu”, trong đó số 6 Minh Vương ở ngay chỗ giữa [bán].

頌曰 一個孝子自西來 手握乾綱天下安

域中兩見旌旗美 前人不及後人才

Tụng viết
Nhất cá Hiếu tử tự Tây lai
Thủ ác Càn cương thiên hạ an
Vực trung lưỡng kiến tinh kỳ mỹ
Tiền nhân bất cập hậu nhân tài

Tụng rằng:
Có một đứa con thảo đến từ phía Tây
– Phía Tây để chỉ thế giới của Phật A Di Đà, tức ám chỉ vua là con của Phật. Trang wiki viết:

“Ông còn là một cư sĩ Phật giáo mộ đạo, có nhiều công lao trong việc trùng tu chùa chiền và hỗ trợ truyền bá Phật pháp trong nước “

Nắm quyền lãnh đạo thiên hạ yên lành
– Cai trị toàn thế giới tương lai

Trong cõi hai lần thấy cờ quạt đẹp đẽ
– Có lẽ để chỉ Hội Long Hoa và Hội Long Vân.

Người trước chẳng theo kịp được cái tài của người sau.
– Sấm Trạng Trình từng so sánh: Thuấn Nghiêu là trí, Cao Quang là tài

Đây chỉ là kiến giải cá nhân, đúng hay sai khó biết.  Chỉ những ai có thể sống sót đến thời cuối mới có cơ hội kiểm chứng.

Chúng ta đang ở giai đoạn cuối buổi Hạ Nguyên, như những ngày đầu của mùa đông.  Các loài côn trùng, cỏ dại đã sinh sôi nảy nở, đơm hoa kết hột để dành cho thời tương lai, chờ đợi những ngày tháng tuyết băng khắc nghiệt sẽ tận diệt một số lớn.  Cũng vậy, trái đất chúng ta đang sống, theo luật tuần hoàn, cũng phải trải qua những giai đoạn thành, trụ, hoại, diệt, mà một số thảm họa lại do chính con người, trực tiếp hay gián tiếp gây ra.  Một bạn đạo nói rằng, đây là Cơ Tận Diệt, không ai có thể trốn, ngoại trừ trốn trong phước đức của chính họ. Chúng ta như đang đi trên một con thuyền, hướng đến cơn sóng gió, không biết trước được tương lai, như ý nghĩa của câu ca dao sau đây:

Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ nổi danh nhờ tài học sâu rộng, tầm nhìn chiến lược, nhà văn hóa lớn của dân tộc mà còn được người đời tôn kính vì những lời sấm truyền, tiên tri vô cùng chính xác.

Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt, sinh năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22 dưới triều Lê Thánh Tông [1491]. Ông sinh tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương [nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng].

Thuở nhỏ, Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi tiếng thông minh, hiếu học. Tuy nhiên, sinh phải thời đại nhiều biến cố, nên ông không vội tham gia khoa cử. Mãi đến năm 1535 ông mới ứng thí và đỗ trạng nguyên. Năm đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ngoài 40 tuổi.

Sau khi đỗ đạt, Nguyễn Bỉnh Khiêm được bổ nhiệm nhiều chức vụ, được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi Trình Quốc Công nên dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.

Trong gần 20 năm [từ 53 - 73 tuổi], Nguyễn Bỉnh Khiêm không ra ở hẳn kinh sư nhưng vẫn đảm nhiệm nhiều việc triều chính.

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhìn nhận là một trong những nhà văn hóa lớn của dân tộc. Ông là một chính khách có uy tín, bậc hiền triết, nhà tiên tri... Ngày nay, người đời còn lưu truyền nhiều tiên đoán được cho là của ông.

Tương truyền, ông là người đã đưa ra lời khuyên giúp các nhà Nguyễn, Mạc, Trịnh, Lê thoát khỏi khó khăn, vận hạn. Ông từng đưa ra lời sấm khuyên nhà Mạc chạy lên Cao Bằng dựng nghiệp, sau khi thất thủ ở Thăng Long, và sẽ tồn tại ba đời. Quả nhiên, điều này đúng.

Ông còn khuyên Trịnh Kiểm "giữ chùa thờ Phật được ăn oản", tìm người trong tông thất nhà Lê lập làm vua. Nhà Trịnh làm theo và từ đó nối đời cầm quyền, nhưng danh nghĩa vẫn là tôn phò nhà Lê.

Với nhà Nguyễn, Nguyễn Hoàng [con trai thứ Nguyễn Kim] từng cho người đến hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhận được câu ẩn ý "Hoành sơn nhất đái khả dĩ dung thân"[một dải Hoành sơn có thể dung thân được]. Năm 1568 Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ xứ Thuận Hóa rồi dần xây dựng cơ đồ họ Nguyễn ở phương Nam.

Trong bài thơ Cự Ngao Đới Sơn, thuộc tập thơ Bạch Vân am thi tập, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết "Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình/ Chí những phù nguy xin gắng sức/ Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình". Câu này như lời khuyên của Trạng Trình với thế hệ sau, rằng phải nắm giữ được biển Đông thì đất nước mới thái bình, thịnh trị muôn đời.

Đặc biệt, Nguyễn Bỉnh Khiêm được đánh giá là một tác gia lớn. Sáng tác của ông gồm cả chữ Hán và chữ Nôm.

“Bạch Vân am thi tập” và “Bạch Vân quốc ngữ thi tập” là 2 tập thơ có giá trị nhất của Trạng Trình để lại cho hậu thế. Theo các nhà nghiên cứu, đến nay, khoảng 800 bài thơ, cả chữ Hán lẫn chữ Nôm của Trạng Trình, còn được lưu lại.

Ngoài ra, hiện nay, dân gian còn lưu hành nhiều câu sấm Trạng. Tuy vậy, theo các nhà nghiên cứu, "Sấm Trạng Trình" là một hiện tượng văn học cần phải được tìm hiểu và xác minh thêm. Không loại trừ khả năng nhiều câu sấm được người đời sau bổ sung.

Thu Hà [Theo Kiến Thức]

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

Video liên quan

Chủ Đề