Sàn ôm lệnh là gì

Thị trường Forex ngày càng mở rộng, lượng khách hàng cũng ngày một tăng lên. Chính vì vậy, các sàn môi giới cũng ra đời ngày càng nhiều với mục đích dụ dỗ những con mồi là người chơi mới. Không ít nhà đầu tư chưa có kiến thức bị lôi kéo bởi những chương trình bonus hấp dẫn mà trở thành miếng mồi ngon cho những sàn môi giới ma.

Một số sàn Forex quảng cáo là sàn quốc tế danh tiếng, có văn phòng đại diện độc quyền tại Việt Nam nhằm lừa đảo khách hàng với những giao dịch không mấy minh bạch.

Thời gian gần đây, ngày 28/9 vừa rồi Phóng sự VTV cũng đã đưa tin một số sàn môi giới ôm lệnh với mục đích lừa đảo, làm cháy tài khoản khách hàng. Điển hình trong số đó là các sàn như UTspot, United [utdmarket.com], MEXFund, Forex4you, Obtrend…

Giao dịch Forex

Các sàn môi giới này với sự mời chào hấp dẫn, thu hút những nhà đầu tư mới với mức lãi suất 2-4% 1 ngày. Mức lợi nhuận này đã đánh mạnh vào mong muốn làm giàu nhanh chóng của nhiều nhà đầu tư và trở thành những con mồi ngon của sàn.

Khi tham gia vào các sàn môi giới này, thời gian đầu, các trader sẽ được tư vấn đánh lệnh thắng liên tục, mang lại lợi nhuận cao. Việc dễ kiếm tiền và sinh lời nhanh chóng, khi  tâm lý hưng phấn cao, nhà đầu tư sẽ muốn kiếm càng nhiều tiền và đưa vào với số vốn lớn. Lúc này, nhà môi giới sẽ dùng những chiêu trò khiến cho nhà đầu tư lỗ không còn đồng nào.

Một số sàn môi giới tự xây dựng một hệ thống khớp lệnh nội bộ nhau, và đánh tay đôi lệnh với khách nếu cần thiết được gọi là sàn ôm lệnh. Việc này đã làm không ít nhà đầu tư phải trắng tay. Nhà môi giới này sẽ tự tạo ra thị trường tức là khi trader muốn mua, họ sẽ bán cho bạn, khi bạn muốn bán, họ sẽ mua cho bạn.

Sàn Forex4you lừa đảo khách hàng

Đài truyền hình VTV1 đăng bản tin sáng ngày 28/09/2020

Điển hình như sàn Forex4you lừa đảo khách hàng bằng cách sửa lệnh trên hệ thống. Tức là nhà đầu tư giao dịch lệnh thì sẽ bị nhà môi giới can thiệp. Khi ra tin tức, các nhà đầu tư vẫn nghĩ họ giao dịch với lệnh thị trường, thế nhưng thực tế thì họ đang đánh lệnh với sự can thiệp của sàn Forex4you dưới hình thức ôm lệnh.

Thời gian gần đây, với nhiều thông tin phản ánh từ nhà đầu tư với việc sàn Forex4you lừa đảo. Sàn thường xuyên quảng bá những thông tin sinh lời siêu tốc, lợi nhuận cực khủng, mức hỗ trợ đòn bẩy cao [1:2000], cùng với rất nhiều ưu đãi khác nhằm mục đích lôi kéo khách hàng, đặc biệt là những nhà đầu tư mới.

Sàn Forex4you không được cấp phép bởi bất kỳ 1 cơ quan quản lý tài chính uy tín nào, nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động như một nhà giới chính thức. Nhà giao dịch nên đề phòng trước những thông pháp lý mà sàn đưa ra để đánh lừa khách hàng.

Sàn Forex4you thu lợi nhuận từ phí chênh lệch, phí spread cố định của sàn tương đối cao, nhà đầu tư nên cân nhắc để tránh rơi vào bẫy của sàn.

Phí sàn spread sàn Forex4you

Tuy nhiên, cũng có một số nhà môi giới khác không làm theo cách sửa lệnh mà họ lừa đảo khách hàng bằng cách đợi khách hàng nạp tiền càng nhiều vào tài khoản sau đó biến mất không dấu vết.

Nhà đầu tư nên cân nhắc trước những lời mời gọi với mức lãi suất hàng chục phần trăm/ tháng, kiếm tiền từ trên trời rơi xuống rất dễ dàng. Tỉnh táo trước khi rơi vào cạm bẫy những nhà môi giới lừa đảo dẫn đến tay trắng.

Trong thị trường ngoại hối, có một định kiến rằng các sàn forex luôn cố gắng lừa dối các nhà giao dịch forex và mục đích lừa đảo. Trên thực tế, định kiến này không liên quan đến việc sàn có phải là sàn ôm lệnh hay không. Bên cạnh đó, nhiều nhà giao dịch cũng chưa biết về thuật ngữ sàn forex ôm lệnh. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết ​​kiến thức cần biết về sàn forex ôm lệnh hôm nay.

Sàn forex ôm lệnh là gì?

Sàn forex ôm lệnh chính là cơ chế dealing desk trong giao dịch. Sàn giao dịch dealing desk là nơi các nhà tạo lập thị trường thực hiện và giao dịch các công cụ tài chính như ngoại hối, cổ phiếu, quyền chọn, hàng hóa và các tài sản tài chính khác. Các sàn giao dịch ở đó để hỗ trợ các giao dịch thay mặt cho khách hàng của họ và đóng vai trò như người giao dịch chính.

Trong forex, dealing desk có thể hiểu như các ngân hàng và các tổ chức tài chính. Vì thị trường ngoại hối hoạt động 24 giờ một ngày, nhiều tổ chức có bàn giao dịch trên khắp thế giới. Và với những sàn forex dealing desk không chỉ giới hạn giao dịch các cặp tiền tệ mà còn thực hiện giao dịch cổ phiếu, ETF, quyền chọn và hàng hóa.

Một số sàn giao dịch hiện nay vẫn thực hiện theo cơ chế lệnh này đối với các tài khoản hoặc giao dịch nhỏ. Còn đối với những lệnh lớn họ vẫn đưa lên thị trường liên ngân hàng để khớp lệnh trong thời gian nhanh chóng.

Cơ chế hoạt động của sàn forex dealing desk

Đối với những sàn hoạt động theo cơ chế dealing desk thì sàn sẽ xử lý lệnh của khách hàng bằng cách tìm các nhà cung cấp thanh khoản trên thị trường thứ cấp và khách sẽ nhận được mức giá tương tự do sàn thực hiện. Đó là lý do vì sao nó còn được các nhà giao dịch gọi là sàn ôm lệnh.

Đây là hình thức cơ chế phổ biến trong thị trường forex những năm về trước. Nếu ai không có kiến thức cần biết về sàn forex ôm lệnh sẽ nghĩ cơ chế này là lừa đảo. Do giao dịch điện tử phát triển, số sàn giao dịch dealing desk đã giảm đáng kể kể từ giữa những năm 2000. 

Trong thị trường ngoại hối bán lẻ, lệnh mua/bán được thực hiện theo hai cách; chúng hoặc được chuyển cho một bên khác – được gọi là nhà cung cấp thanh khoản chẳng hạn như ngân hàng, các tổ chức tài chính hoặc được thực hiện bởi chính sàn giao dịch.

Những sàn giao dịch dealing desk cũng được gọi là các nhà tạo lập thị trường. Họ nhỏ hơn nhiều so với thị trường liên ngân hàng rộng lớn nhưng có điều kiện tương tự cũng như tỷ giá gần như giống nhau.

Việc hiểu và có kiến thức cần biết về sàn forex ôm lệnh giúp bạn hiểu hơn về thị trường cũng như có thể xoá bỏ những định kiến sai lệch khiến bạn hiểu nhầm.

Nơi tự học Forex Online miễn phí tốt nhất cho người mới:

TradaFX.net là một website cung cấp cho người mới bắt đầu những kiến thức và kinh nghiệm giao dịch Forex một cách bài bản, dễ hiểu, có lộ trình rõ ràng và đặc biệt HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ! Một số điểm nổi bật trong TradaFX cung cấp:

  1. Nhận định Thị trường hàng ngày, phân tích khuyến nghị
  2. Kiến thức Forex toàn tập từ A đến Z – Từ cơ bản đến nâng cao
  3. Cập nhật nhanh nhất, mới nhất về các cuộc thi trading, chương trình sự kiện nổi bật và Cashback Forex
  4. Tổng hợp các đầu sách, ebook, tài liệu hay về tài chính, đầu tư, forex
  5. Review chi tiết nhất về các sàn uy tín nhất, tốt nhất hiện nay
  6. Các bài giảng, khóa học đầu tư chuyên sâu

Trên đây TradaFX đã gợi ý cho bạn kiến thức cần biết về sàn forex ôm lệnh. Để biết thêm những thông tin về thị trường này, bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan dưới đây:

Để được nhận thông tin tư vấn hỗ trợ và giải đáp xin liên hệ tới:

TRADAFX.NET

  • FanPages: //www.facebook.com/tradafx/
  • Website: //tradafx.net/
  • Youtube: //www.youtube.com/c/TradaFXForexTrading
  • Discord: //discord.gg/Qts245N8

Bây giờ là thời đại bùng nổ của đủ thứ loại Forex Broker, nào là Dealing Desk Broker[DD], hay No Dealing Desk [NDD], rồi thì Straight Through Processing [STP] nữa, nghe loạn cả não lên. Ở Việt Nam, từ dân dã mà anh em hay dùng là “sàn ôm” hay “sàn chuyển” đó. Bài viết dưới đây nhằm giúp anh em phân biệt rõ hơn tý các loại Broker này.

Về cơ bản, từ ngữ mà dân Việt chúng ta xài là chính xác. Sàn sẽ chia làm 2 loại, hoặc là “ôm” hoặc là “chuyển”, có điều sẽ còn vài cái lắt léo hơn tý chút. Hãy xem hình minh họa dưới đây cho rõ hơn nhé.

Trước tiên hãy tìm hiểu phần Sàn ôm – Dealing DeskSàn ôm còn có một tên gọi khác là Market Maker [Nhà cái], tức là tự nó xây dựng một hệ thống khớp lệnh nội bộ nhau, và đánh tay đôi lệnh với khách nếu cần thiết.

Ví dụ, sàn đó tổng khách mua vào 50 lot vàng, đồng thời tổng khách bán ra 50 lot vàng thì sàn sẽ tự động khớp lệnh giữa lượng mua và bán cân nhau này [hedging], sàn trung gian đứng giữa thu phí chênh lệch mua bán của 2 bên [spread]. Trường hợp này quá đẹp. Tuy nhiên, đời có phải lúc nào cũng hoàn hảo vậy đâu. Sẽ có 2 trường hợp phát sinh, một là đầu vào có khối lượng lệnh không tương thích nhau, hai là sau khi đã hedging mà vẫn còn dư ra 1 bên mua hoặc bán [vd như có 50 lot mua mà chỉ có 20 lot bán]. Lượng lot dư ra này đặt Nhà cái trước 2 hướng xử lý : [1] tự ôm, tức là vào lệnh ngược khách hoặc chấp nhận các lệnh này, khách ăn mình thua và ngược lại; [2] chuyển lệnh này lên thị trường liên ngân hàng [Interbank] cho sàn khác…nó ôm, hoặc cho các Nhà cái lớn [JP Morgan, Barclay…] ôm.Nếu Nhà cái chọn kiểu [1] thì gọi là ôm toàn phần, nếu chọn kiểu [2] thì gọi là Ôm 1 phần [hybric hay sàn … pede cũng được]

Cái tên Dealing Desk [DD] là tên gọi của bộ phận giao dịch của sàn. Bộ phận này sẽ đóng vai trò vừa đánh chặn, vừa trade ngược trader, vừa đẩy lệnh, quyết định cho vào hay đá lệnh ra. Nói chung, nó nắm quyền sinh sát cho cái lệnh của bạn. Nhiều khi giá thị trường biến động đến gần mức dừng lỗ – SL – của bạn, dealing desk sẽ giúp bạn luôn bằng cách….đẩy giá thêm 1 chút để dính SL. Hoặc tự nhiên giá lên đến gần Chốt lời – TP – rồi không thèm lên nữa mà đi ngang chơi… Hàng loạt chuyện vui khác với DD mà nếu bạn trading đã đủ lâu, bạn sẽ được nếm trải.Thường điểm để nhận ra sàn DD là sàn hay dùng spread cố định [fixed spread] vì lời lỗ do sàn tự xử lý, và spread là sàn ăn trọn gói. Giờ ra tin, do sự chênh lệch khối lượng mua bán [nghiêng hẳn về 1 bên] thường khiến thị trường rơi vào trạng thái thiếu thanh khoản và giá chạy 1 phía. Để tránh rủi ro, sàn ôm sẽ đá lệnh bạn nếu bạn đánh đúng xu hướng, bằng cách chặn lệnh vài giây và xem những lệnh vào tại thời điểm đó thì lệnh nào vào thuận hướng thì sẽ…đá ra, còn lệnh nào vào ngược hướng thì…cho khớp. Điều này thường xảy ra với các broker nhỏ, hay ăn gian khách hàng để kiếm tý cháo. Nếu phát hiện broker kiểu này thì nghỉ luôn cho khỏe nhé.Thông thường, sàn ôm cũng phân biệt tài khoản “tùy loại mà ôm”. Thường các tài khoản nhỏ, dưới 5.000 USD [con số đại khái, tùy theo sàn] thì sàn ôm luôn vì đa số đây là tài khoản của người mới tập trade, và loại trader mới như này thường sẽ “cháy” không sớm thì muộn. Tuy nhiên, nếu quan sát và thấy các tài khoản này ăn tiền đều đặn, sàn sẽ “chuyển” lệnh lên interbank hoặc dùng các biện pháp nghiệp vụ như làm chậm lệnh, cho trượt giá [slippage], làm khó chốt lệnh, offquote…để làm khách chán nản mà tự nghỉ, sàn không mang tiếng là đuổi khách.Tuy nhiên, “ôm” không phải lúc nào cũng chơi xấu và chơi đểu. Vì bản chất “sàn ôm” – market maker [MM] – là cơ bản của thị trường. Phải có MM thì thị trường mới có thanh khoản được. Các sàn ôm dạng “hàng khủng” như các ngân hàng hàng đầu thế giới hoặc các tổ chức tài chính lớn, nằm trong các hiệp hội có uy tín như NFA, CFTC của Mỹ, FCA của Anh, FINRA của Thụy Sỹ thì hoàn toàn có thể tin tưởng. Uy tín, khả năng tài chính lớn cùng lượng khách hàng phong phú giúp họ có thể chơi sòng phẳng với bạn mà không cần phải chơi xấu.Vì vậy, lời khuyên là nếu lỡ đam mê trading và phải tìm một sàn để bỏ tiền vào trade, hãy ưu tiên hàng đầu đến các sàn thuộc các tổ chức uy tín. Gần đây, có khá nhiều broker lớn đổ bộ vào Việt Nam và khách hàng đã có nhiều lựa chọn hơn, vì vậy, không quá khó để tiếp cận một sàn thuộc các tổ chức tài chính uy tín. Tuy nhiên, luôn ghi nhớ quy tắc:1. Thử với số tiền nhỏ trước2. Lập tức phản hồi ngay đến sàn nếu xảy ra các hiện tượng bất thường trong tài khoản như : bị khớp lệnh chậm, lệnh chốt không được, bị mất kết nối thường xuyên, bị xóa lệnh, xóa report… để xem sàn giải quyết ra sao.

3. Nếu sàn không thể giải quyết, hãy đưa tin lên cộng đồng thông qua các diễn đàn hoặc facebook…để cảnh báo những trader khác. Đừng bao giờ chọn giải pháp im lặng và suy nghĩ kiểu “của đi thay người”. Suy nghĩ kiểu đó chỉ biến mình thành mồi ngon trong giai đoạn hội nhập toàn cầu thôi.

Video liên quan

Chủ Đề