Sắt làm cột nhà phi bao nhiêu

Bảng báo giá sắt phi 6

Sắt phi 6 là gì ?

Sắt phi 6 là một loại sắt có đường kính là 6 mm, người ta hay gọi là sắt phi 6

sắt phi 6

Ứng dụng của sắt phi 6 ?

  • Sắt phi 6 là loại sắt được sử dụng cho rất nhiều hạng mục công trình xây dựng. Đặc biệt sắt phi 6 sử dụng làm lưới thép hàn hoặc dùng để trải sàn, đúc bê tông cốt thép.
  • Ngoài ra nó còn có nhiều ứng dụng khác trong các ngành công nghiệp cơ khí sản xuất.
  • Nó còn được sử dụng rộng rãi trong nhiều các công trình dân dụng và các công trình cầu đường, cũng như các hạ tầng quan trọng của đất nước.

ứng dụng của sắt phi 6

  • Đối với loại sắt phi 6 thì nhiệm vụ chủ yếu của nó là dùng trong các kết cấu bê tông cốt thép.
  • Và nhiệm vụ chính của các loại cốt thép này là chịu lực kéo. Tức là lực kéo khi bị uốn cong hoặc lực nén và lực kéo trung tâm. Từ đó có thể giúp cho cốt thép có thể chịu được nhiều lực.
  • Cốt thép chịu lực sắt phi 6 dùng để chống lại lực ép kéo của các cấu trúc chịu uốn như dầm, xà hoặc các kết cấu chịu kéo.
  • Cốt thép phân phối sắt phi 6 dùng làm dầm bê tông để chống lại các lực cục bộ và lực phụ có tác dụng giữ nguyên các vị trí của cốt thép chịu lực và phân phối lực lên toàn bộ lên kết cấu sàn.
  • Cốt thép đai sắt phi 6 dùng chủ yếu để làm dầm, cột. Đảm bảo các vị trí của cốt thép chịu lực, không bị các lực khác tác động làm xê dịch. Từ đó ổn định kết cấu lực của công trình, đồng thời chống được lại ứng lực chính của từng kết cấu nhỏ.
  • Cốt thép cấu tạo sắt phi 6 được sử dụng để giữa các vị trí của cốt thép chịu lực. Giúp cho bộ khung của kết cấu được vững chắc và đảm bảo được tính ổn định.

Báo giá sắt phi 6 hôm nay

Sắt Thép Phi 6 Kg/cuộn Đơn giá
Miền Nam 200 11.200
Việt Nhật 230 11.500
Pomina 210 11.300
Hòa Phát 250 11.000
Việt Úc 300 10.000
Việt Ý 290 11.300
Việt Mỹ 270 10.900
Thái Nguyên 310 11.000

Cập nhật bảng báo giá thép tròn đặc S45C, CT3, SCM440, C35, C40, C45, C50, SKD11, SKD61

Tìm hiểu chung về thép cột nhà

Trước khi cùng nắm rõ được cách bố trí thép cột nhà 2 tầng chính xác và đảm bảo nhất. Thì đầu tiên ra cần có cái nhìn cơ bản về bộ phận quan trọng này. Chúng có cơ cấu làm việc và khả năng như thế nào. Đặc biệt, có vai trò và kích thước, kết cấu thế nào là phù hợp

1/ Vai trò của cột nhà 2 tầng

Xây nhà 2 tầng trọn gói là một tổng thể thống nhất, vững chắc. Được kết nối với nhau bằng nhiều yếu tố khác nhau như móng nhà, cột nhà, tường bao quanh, trần nhà, mái nhà,… Mỗi một chi tiết đều phải đảm bảo độ an toàn, độ liên kết với nhau mới có thể cho ngôi nhà hoàn thiện. Trong đó, ta phải đánh giá để mức độ quan trọng của những cây cột nhà.

Nếu như cát sỏi, xi măng được ví như da thịt đắp vào ngôi nhà thì phần khung thép bên trong chính là bộ xương cứng rắn. Giúp nâng đỡ một cách tổng thể nhất. Điều này đồng nghĩa với việc: Bộ xương phải khỏe mới đỡ được cơ thể, sắt thép phải chắc chắn mới là trụ đỡ cho toàn bộ ngôi nhà.

Cột nhà có vai trò nâng đỡ và chịu tải trọng cho công trình

Chính vì vậy, với vai trò quan trọng là nâng đỡ và chịu tải trọng. Tạo sự an toàn cho một thể thống nhất của toàn bộ công trình. Vậy nên, loại thép cột nhà mà người ta sử dụng phải làloại vật liệu thép xây dựng đạt chuẩn và chất lượng

Bởi công trình của bạn có an toàn và chắc chắc hay không? Là phụ thuộc khá lớn vào phần thép cột nhà xây dựng. Và hiện nay, đại đa số các loại thép cột nhà, thường được các chuyên gia khuyên dùng sản phẩm thép vằn Pomina. Sản phẩm thép của Pomina là một trong số thương hiệu chất lượng nhất cho việc sử dụng làm thép cột nhà hiện nay

2/ Kích thước cột nhà 2 tầng

Cột nhà 2 tầng là cấu kiện chịu nén vô cùng lớn cho cả công trình. Trên tiết diện có tác dụng của momen Mx trong mặt phẳng của khung. Muốn chọn được tiết, ngoài việc xác định được nội lực tính toán. Còn phải xác định được chiều dài tính toán của cột trong và ngoài mặt phẳng Lx, Ly. Chiều dài tính toán của cột phụ thuộc vào liên kết hai đầu thanh trong sơ đồ khung thép

Trong khung nhà, cột liên kết với móng ở chân cột và liên kết với xà ngang ở đầu cột. Các liên kết này có thể là ngàm hoặc khớp. Có thể khác nhau theo các phương làm việc của tiết diện.

Cần đảm bảo kích thước thép cột hợp lý

Sau đây sẽ là một số kích thước cơ bản, được phác họa theo một số kích thước như sau:

+ Bố trí lưới cột 2 nhịp module 3.3m

+ Khung ngang 2 nhịp 4m

+ Kích thước cột 20x20cm hoặc 21x21cm. Thép chịu lực 4 phi 18, thép đai phi 8 @100/200mm

+ Kích thước dầm ngang khung ngang 20x35cm. Thép gối 2 phi 16. Thép nhịp 2 phi 16. Thép đai phi 6 @100/200mm

+ Kích thước dầm dọc nhà 20x35cm. Thép gối 2 phi 16. Thép nhịp 2 phi 14. Thép đai phi 6 @100/200mm

+ Đà kiềng móng 20×35, 4 phi 18 chạy suốt đai phi 8@150

Các thông số sơ bộ giúp bảo đảm an toàn cho kết cấu nhà 2 tầng của bạn. Đồng thời cũng là số liệu để căn cứ vào thực tế thi công. Nhằm tiến hành nhanh chóng và tiết kiệm thời gian

3/ Kết cấu cột nhà 2 tầng

Với các kích thước như trên thì kết cấu cột nhà 2 tầng sẽ được thiết kế như thế nào? Để đảm bảo cho cho sự cân xứng tốt nhất cả về thẩm mỹ và độ an toàn cho công trình.

Cột tiết diện đặc

Thường sử dụng ở dạng cột tổ hợp hàn. Với cột tiết diện không đổi, phần trên của của cột bậc thang dùng dạng chữ I đối xứng. Cột dướu dùng tiết diện không đối xứng

Tính toán cột nén lệch tâm cần phải kiểm tra khả năng làm việc theo các điều kiện: Bền, ổn định tổng thể trong và ngoài mặt phẳng uốn. Ổn định cục bộ của các bản thép nếu là cột tổ hợp từ thép bản

Kết cấu dạng tiết diện đặc

Cột tiết diện rỗng

Thường sử dụng đối với nhà có chiều cao lớn. Hoặc cần mở rộng phù hợp cho cầu trục. Cột dưới của nhà thường dùng cột 2 nhánh

Cột biên có tiết diện không đối xứng. Bao gồm 2 nhánh: nhanh mái và nhánh cầu trục. Cột giữa có tiết diện đối xứng. Được cấu tạo như nhánh cầu trục của cột biên

Chiều cao h của tiết diện cột đã chọn trước khi chọn kích thước khung. Bề rộng b chọn theo điều kiện độ cứng lấy vào khoảng 1/20 đến 1/30

Cột tiết diện dạng rỗng

Khi chiều cao tiết diện cột dưới nhỏ hơn 1m dùng cột bàn giằng, lớn hơn thì dùng cột thanh giằng. Do cột nhà 2 tầng có lực cắt lớn. Thường dùng cột thanh giằng, với dóc nghiêng từ 30 đến 60 độ. Và hợp lý nhất là 45 độ

Tại sao cần đặt ra tiêu chuẩn chọn sắt làm móng nhà?

Móng của ngôi nhà được ví như bộ xương của cơ thể con người. Một bộ xương chắc khỏe sẽ giúp cơ thể cân đối và khỏe mạnh hơn. Đối với móng nhà cũng vậy, một nền móng chắc khỏe sẽ giúp ngôi nhà trở nên kiên cố hơn.

Là kết cấu chịu tải trọng của cả công trình, nền móng trong thi công xây dựng được thực hiện cẩn thận và vô cùng chi tiết. Phần bê tông bao gồm xi măng, cát, đá được trộn lại với nhau theo một tỷ lệ nhất định. Đảm bảo được dầm móng cẩn thận làm nền cho công trình được xây dựng ổn định ở phía trên. Thế nhưng phần bê tông chỉ có thể chịu được một phần nhỏ tải trọng của cả công trình mà thôi, đặc biệt là đối với các tòa nhà đồ sộ.

Vậy nên để có được một nền móng hoàn hảo, người ta còn đòi hỏi hệ thống sắt thép nữa. Hệ thống này được sắp xếp, thiết kế và xây dựng như một chiếc khung đỡ nối phần bê tông được chắc chắn và cố định hơn. Tránh xảy ra các hiện tượng nứt, lún sụt nhà ở, mất an toàn cho người ở.

Vì thế, việc chọn chất liệu sắt thép phục vụ cho thiết kế và thi công móng nền lại càng quan trọng hơn. Để biết thế nào là chất liệu sắt đạt yêu cầu, người ta đề ra các tiêu chí, các tiêu chuẩn riêng. Từ đó phản ánh chất lượng loại sắt thép bạn chọn có phù hợp với công trình hay không. Vậy những tiêu chuẩn đó là gì?

Lựa chọn chất liệu sắt thép chất lượng sẽ đảm bảo chất lượng toàn công trình

thép cột nhà dân

thép cột nhà dân , khi chạy băng etab minh thấy thép cột nhà dân nếu nhà khoang 5 tâng nhip khoang 4x4m thi cot 22x22 da ko du suc chiu tai, nhg sao o tren cty minh lam kieu boc thuoc , cac a ay lam, 6,7 tang dung cot 22x22cm, thep 6d22, giup minh cho nay voi

Có 38 câu trả lời!!

Có thể bạn chưa biết:

Các thành phần kết cấu cơ bản của ngôi nhà.

Nếu thiết kế kiến trúc tạo ra không gian, hình dàng của ngôi nhàthì việc tính toán, bố trí kết cấu đảm bảo cho ngôi nhà bền vững, chắc chắn. Đây là yếu tố tiên quyết, ưu tiên hàng đầu khi thiết kế nhà ở.

Trước khi đi vào tính toán chi tiết các kết cấu, trước hếtbạn phải biết kết cấu nhà ở bao gồm những gì, nguyên lý làm việc của từng loại ra sao, cách lựa chọn các cấu kiện như thế nào…Kết cấu nhà ở có các thành phần cơ bản sau:

Ngoài ra nếu bạn quan tâm đến các vấn đề về thiết kế điện nước, hệ thống kỹ thuậttrong ngôi nhà, bạn có thể tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY. Không phải ngẩu nhiên mà tôi đề cấp đến vấn đề thiết kế điện nước trong bài này, vìthật sự thiết kế kết cấu và điện nước có liên quan mật thiết với nhau.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề khác liên quan đến thiết kế nhà, bạn có thể xem thêm bài viết về Thiết kế nhà

Nền, móng

- Móng là bộ phận kết cấu quan trọng bậc nhất của ngôi nhà, có chức năng tiếp nhận toàn bộ tác động công trình bên trên và truyền xuống nền đất.

- Nền đất có tác dụng tiếp nhận toàn bộ tải trọng, giữ cho ngôi nhà ổn định, không bị nghiêng, lún. Khả năng chịu lực của nền [sức chịu tải nền đất] phải lớn hơn tác động của tải trọng của công trình phía trên.

Trong trường hợp sức chịu tải của nền bé hơn tải trọng của công trình phải có biện pháp nâng cao sức chịu tải của nền, các phương án có thể kể đến như: thay thế nền cũ bằng nền đất mới [cát, sỏi, cuội...], ép cọc tre, cừ, tràm, sử dụng cọc bê tông cốt thép đúc sẵn hoặc khoan nhồi, cọc cát, cọc xi măng đất, bấc thấm... Bên cạnh đó, có thể kết hợp các phương án nhằm giảm tải trọng công trình lên nền đất: thay đổi kết cấu móng, tăng diện tích đế móng [chuyển từ móng cốc sang móng băng, móng băng sang móng bè]...

Một thực trạng đáng buồn hiện nay là một số kỹ sư, đội thi công và đa số chủ nhà không phân biệt rõ vai trò của nền và móng, nguyên lý làm việc, các biện pháp xử lý nền... dẫn đến mất an toàn cho công trình và thiếu hiệu quả trong trong thiết kế, thi công.

Vì vậy bạn cần nắm rõnên sử dụng loại móng nào để phù hợp cho từng trường hợp cụ thể, có cần thiết phải thay đổi phương án móng hay chỉ cần các biện pháp cải tạo nền để đạt hiệu quả Kinh tế - Kỹ thuật cao nhất. Việc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, người đưa ra phương án móng cần phải có kiến thức sâu sắc về nền móng và kinh nghiệm thi công thực tế.

Cụ thể cách làm như thế nào, các bạn có thể tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết.

Việc lựa chọn phương án và thiết kế móng quyết định rất lớn đến chất lượng, sự an toàn của ngôi nhà, hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, đồng thời thể hiện trình độ và kỹ năng của người thiết kế.

Kết cấu khung nhà

Kết cấu khung nhà bao gồm:

+ Cột [trừ trường hợp nhà xây tường chịu lực]:

Cột có tác dụng tiếp nhận toàn bộ tải trọng của ngôi nhà trong phạm vi chịu tải và truyền xuống móng. Khi bất kỳ vị trí cột nào không đảm bảo khả năng chịu lực đều ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình, thậm chí toàn bộ công trình có thể sập đổ. Vì vậy khi tính toán, thiết kế cột phải đặc biệt lưu ý.

Bản thân tôi khi thiết kế kế cấu công trình thì nền, móng, cột là những kết cấu quan trọng hàng đầu, bất di bất dịch phải tuyệt đối an toàn.

+ Dầm, giằng

Dầm, giằng [dầm móng] là cấu kiện kết cấu có tác dụng tiếp thu tải trọng sàn và truyền lên các đầu cột. Thực tế hiện nay, khi tính toán và thiết kế kết cấu nhà ở, người ta sử dụng một mô hình duy nhất chứ không tính toàn các cấu kiện riêng biệt. Tuy nhiện, ở đây để giúp các bạn nằm rõ hơn bản chất vấn đề tôi vẫn phân chia thành các trường hợp cụ thể để giúp bạn dễ nhận biết và hiểu vấn đề sâu sắc hơn.

Việc lựa chọn kích thước dầm ra sao, bố trí cốt thép như thế nào có ngay ở các phần tiếp của bài viết.

+ Sàn, mái bê tông cốt thép

Sàn, mái bê tông cốt thép có tác dụng nâng đỡ toàn bộ các hoạt động của con người, vật liệu, thiết bị trong công trình. Thông thường, sàn mái được liên kết cứng với hệ dầm, từ đó truyền tải trọng lên đầu cột và móng.

Khi thi công sàn, thương gặp các sự cố: nứt, võng. Nguyên nhân chủ yếu là do các nguyên nhân sau: đặt thép sai miền, đặt thép quá nhiều hoặc quá ít, thi công sàn không đúng kỹ thuật, bảo dưỡng bê tông sau đỗ sai cách...

Vậy phải lựa chọn và bố trí thép sàn như thế nào cho đúng, bạn theo dõi phần bài viết tiếp theo.

+ Trong một số trường hợp có thể có vách bê tông cốt thép [ít gặp]

Video liên quan

Chủ Đề