Sinh lão bệnh tử trong xây dựng

Bảo mật & Cookie

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

var _wau = _wau || []; _wau.push[[classic, 0zcgbg82si7x, zsw]];

[function[] {var s=document.createElement[script]; s.async=true;

s.src=//widgets.amung.us/classic.js;

document.getElementsByTagName[head][0].appendChild[s];

}][];

Sài Gòn, mùa Giáng sinh 2016

[14/12/2016 16/11 Bính thân]

Phan Bá Lương [2/16]

Nói đến tam cấp, cầu thang và quan niệm sinh, lão, bệnh, tử, tìm trên các trang mạng có thể thấy có những ý kiến tóm tắt như dưới đây:

1-Bậc tam cấp không áp dụng cách tính sinh lão bệnh tử mà cách tính này chỉ được áp dụng cho cầu thang.

2-Số bậc đẹp nhất khi làm nhà là 5 bậc, thể hiện đầy đủ các yếu tố thuận lợi như theo thuyết ngũ hành, có đủ cả năm: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.

3-Nhiều người có tâm lý sợ làm bậc tam cấpvì lo ba bậc sẽ bị rơi vào chữ bệnh trong quan niệm về sinh, lão, bệnh tử.

4-Cách tính bậc được tính theo số bước chân lên xuống từ điểm đầu tới điểm cuối của cầu thang trong nhà. Nếu cầu thang có chiếu nghỉ chỗ này cũng được tính là một bậc.Số bậc thang trong nhà nênrơi vào cung sinh trong sinh, lão, bệnh, tửlà tốt nhất. Bậc đầu tiên là Sinh. Bậc thứ hai là Lão. Bậc thứ ba là Bệnh. Bậc thứ tư là Tử. Bậc thứ năm lại là Sinh. Và cứ thế tiếp tục lại là các bậc Lão, Bệnh, Tử,Như vậy, số bậc thang đẹp trong nhà theo công thức: 4n+1, trong đó n là số lần chu kì lặp lại.

Bài viết này muốn góp thêm một ý kiến bàn về việc tam cấp; cầu thang; và sinh, lão, bệnh tử đó.

Trước hết, nói về tam cấp thì tam là ba; cấp là đơn vị dùng cho bậc thềm; vậy tam cấp là ba bậc thềm.Nói như vậy là để phân biệt với nhị cấp [2 bậc thềm], tứ cấp [4 bậc thềm], ngũ cấp [5 bậc thềm], lục cấp, thất cấp, bát cấp, cửu cấp, hay n cấp v.v, hay nói ngược lại thì không đúng là ba bậc thềm thì không phải và không được gọi là tam cấp.

Không phải ngẫu nhiên mà người xưa, khi xây nhà, từ ngoài sân bước vào nhà thường sử dụng tam cấp; về thẩm mỹ trông ngôi nhà trở nên uy nghi, bề thế; về tâm linh, tam cấp đạt được ước muốn sinh theo cách tính sinh, lão, bệnh, tử.

Còn cầu thang thì ngày nay người ta xây dựng cầu thang theo số lẻ và thường là 17 hoặc 21 bậc do cách tính sinh, lão, bệnh, tử mà ra, hoặc theo toán học một chút là 4n+1, với n là số lần đếm tròn sinh, lão, bệnh tử.

1.Một số hình ảnh về tam cấp và cầu thang:

Các hình ảnh này được tải về từ các trang mạng, xin cám ơn các tác giả:

Hình 1: Tam cấpHình 2: Tam cấpHình 3: Tam cấp nối liền giữa sân và nhà [hoặc nền nhà]Hình 4: Tam cấp nối liền giữa sân và nhà [hoặc nên nhà]

Hình 5: Tam cấp nối liền giữa sân và lăng [hoặc nền lăng]

Hình 6: Cầu thang

Hình 7: Cầu thang

Để thuận tiện, trong bài viết này, tôi dùng từ cấp để chỉ các loại như nhị cấp, tam cấp, tứ cấp, ngũ cấp ; và từ bậc để chỉ chung cho việc lên xuống mỗi một nấc tam cấp và nấc cầu thang.

Có thể hình dung [tưởng tượng] như sau: làm một tam cấp, dĩ nhiên là đúng ba bậc, rồi mang tam cấp ấy đặt vào sân chỗ lên [vào] nhà, ta có các trường hợp sau:

a-Đặt sân và bậc 1 của tam cấp [tam cấp 1] ngang nhau [có nghĩa là phải đào sân lõm xuống để đặt tam cấp vào, có lẽ không ai làm chuyện điên rồ này], như vậy tam cấp bây giờ chỉ còn là nhị cấp [vì bậc 1 bây giờ đã là sân, mà đã là nhị cấp thì không phải và không được gọi là tam cấp].

b-Đặt nhà và bậc 3 [tam cấp 3] ngang nhau [tạo thành một mặt phẳng], như vậy tam cấp cũng chỉ còn là nhị cấp [vì bậc 3 bây giờ đã là nhà].

c-Như vậy, chỉ có một cách duy nhất giữ cho đủ 3 bậc của tam cấp là phải đặt tam cấp 1 cao hơn sân và tam cấp 3 thấp hơn nhà [xin xem hình vẻ bên dưới].

Hình 8: Sân, Tam cấp, Nhà [hoặc nền nhà]

Vậy, là tam cấp nhưng khi dùng nối liền giữa sân và nhà thì có tất cả là 5 bậc.

2.Cách tính sinh, lão, bệnh, tử cho tam cấp:

Chúng ta dễ dàng chấp nhận tam cấp như các hình bên trên, nhưng đem cách tính sinh, lão, bệnh, tử vào trong tam cấp này thì có nhiều ý kiến không đồng thuận. Vấn đề ở đây là chúng ta bắt đầu tính sinh ở đâu mà thôi, nếu đặt sinh đúng chỗ thì bài toán hoàn toàn dễ giải quyết.

Nhiều người cho rằng, phải tính sinh vào tam cấp 1, tức là cấp đầu tiên của tam cấp, từ đó sẽ có tam cấp 2 là lão, tam cấp 3 là bệnh, nhà là tử; đồng thời nếu đi ngược lại thì cũng sẽ có sân là tử theo cách tính tuần tự như trên.

Theo tôi, sân là nơi mà mọi người trong nhà đi lại, vui chơi, ăn uống, họp hành, trẻ em vui chơi trong sân, hàng xóm qua lại với nhau cũng phải đi qua sân trước rồi mới vào đến nhà , một nơi sống động và đầy sinh khí như vậy, sao lại là tử cho được. Chính xác, sân phải là sinh mới đúng. Và một khi sân là sinh thì mọi chuyện được giải quyết dễ dàng, từ sân = bậc 1 = sinh, ta có tiếp tam cấp 1 = bậc 2 = lão, tam cấp 2 = bậc 3 = bệnh, tam cấp 3 = bậc 4 = tử, và nhà = bậc 5 = sinh

Tương tự, chúng ta biết rằng ngày xưa, thời ông cha ta sống, thì đường đi và sân ngang nhau về cao độ, mà đường là nơi mọi người và xe cộ đi lại thường xuyên, vua chúa, quan quyền, bá tánh cũng đi lại trên con đường này, sống động và đầy sinh khí nên đường phải ở vào sinh là điều hiển nhiên, mà đường và sân ngang nhau, vậy thì sân cũng ở vào sinh là đúng. Từ đó mà tính tiếp thì nhà cũng ở vào sinh là lẽ tất nhiên.

Tóm lại, sân và nhà, theo tính chất và sự thật của nó, đều là sinh, là điều mà mọi người mong đợi[1].

3.Cách tính sinh, lão, bệnh, tử cho cầu thang:

Cầu thang được tính theo số lẻ và thường là 17 hoặc 21 bậc, hoặc theo toán học một chút là 4n+1, với n là số lần đếm tròn sinh, lão, bệnh tử.

Nhiều người cho là đặt sinh vào bậc 1 của cầu thang, và từ đó mà tính tới. Và đó cũng là chỗ mâu thuẩn trong cách tính như dẫn chứng dưới đây.

-Nếu bậc 1 cầu thang là sinh thì bậc 2 là lão, bậc 3 là bệnh, bậc 4 là tử, bậc 5 là sinh, bậc 6 là lão, bậc 7 là bệnh, bậc 8 là tử, tuần tự ta sẽ có các bậc 9, 13, 17 là sinh. Ngược lại, ta cũng có nền nhà là tử theo cách tính tuần tự. Ở phần tính cho tam cấp bên trên ta vừa có nhà [hoặc nền nhà] là sinh, nhưng bây giờ khi tính cho cầu thang thì nhà [hoặc nền nhà] lại là tử, đây là mâu thuẩn thứ nhất.

-Như ghi nhận bên trên, có nhiều người không dám xây tam cấp vì sợ rơi vào chữ bệnh, có nghĩa là theo họ bệnh ở đây là nhà [hoặc nền nhà]. Cách tính bậc 1 cầu thang là sinh tạo thêm một mâu thuẩn thứ hai, đó là từ bệnh qua thẳng sinh mà không qua tử theo đúng với bệnh -> tử -> sinh -> lão -> bệnh.

-Hoặc với quan niệm rằng nhà [hoặc nền nhà] là bệnh, thì bậc 1 cầu thang phải là tử, và sinh sẽ rơi vào bậc 2 cầu thang, rồi tuần tự sẽ có bậc 6, 10, 14, 18 cầu thang là sinh; và như vậy cầu thang không còn số lẻ [4n + 1] nữa mà đã trở thành là số chẵn [4n]. Đây cũng là mâu thuẩn thứ ba.

3.Kết luận:

Nói tóm lại, muốn tính cho đúng thì cần phải có kết hợp từ sân, qua tam cấp, vào nhà [hoặc nền nhà], rồi lên cầu thang, tất cả tuân theo một thứ tự tuần tự, luân phiên, không ngắt quảng tại bất cứ đâu: sinh -> lão -> bệnh -> tử -> sinh -> , với sân được tính là sinh. Một khi đã tính đúng như vậy thì sẽ thấy việc dùng tam cấp và cầu thang 4n + 1 là chính xác trong việc tính toán sinh, lão, bệnh, tử.

Ngày nay, đường giao thông của chúng ta được xây dựng thành hai bậc là lòng đường và lề đường, dù vậy lòng đường [dành cho xe cộ], và lề đường [dành cho người đi bộ] đều là nơi qua lại của rất nhiều người, là nơi biểu hiện sinh khí, nên cả hai vẫn được tính vào chữ sinh trong sinh, lão, bệnh, tử. Từ đó, khi xây dựng nhà, để tính được theo sinh, lão, bệnh, tử thì:

-Lề đường = sân [tức là phải ngang bằng với nhau về cao độ], nếu có xây tam cấp nối liền sân và nhà.

-Lề đường = sân = nhà [hoặc nền nhà], nếu không xây tam cấp, và có sân.

-Lề đường = nhà [hoặc nền nhà], nếu không xây tam cấp, và không có sân.

Chú thích:

[1] Mong rằng điều này sẽ hóa giải nỗi lo của nhiều người đã không dám làm tam cấp khi xây nhà vì sợ rơi vào bệnh.

Video liên quan

Chủ Đề