Sinh viên được đăng ký học vượt vào

Sinh viên giỏi, xuất sắc học lại quá 5% tín chỉ sẽ bị hạ bằng

Tại khoản 3 Điều 14 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT quy định:

Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khoá được quy định tại khoản 5 Điều 10 của Quy chế này, trong đó, hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a] Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;

b] Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.

Theo quy định trên, việc hạ bằng của sinh viên đại học chỉ áp dụng đối với những sinh viên xếp loại giỏi hoặc xuất sắc khi học lại quá 5% tổng số tín chỉ hoặc đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên.

Còn lại, đối với những sinh viên có điểm trung bình tích lũy dưới mức giỏi, xuất sắc thì Bộ Giáo dục không có quy định khác. Vì vậy, nếu thi rớt, học lại nhiều lần nhưng xếp loại học lực tốt nghiệp loại trung bình hoặc khá thì sinh viên cũng không bị hạ bằng.

Sinh viên học lại có bị hạ bằng? [Ảnh minh họa]

Cách tính điểm, xếp hạng bằng tốt nghiệp đại học

Cách tính điểm, xếp loại học lực của sinh viên được quy định tại Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08 như sau:

Cách tính điểm học phần

Tại Điều 9 quy định, với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu 02 điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh giá. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10. Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần. 

Trong đó, điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ như dưới đây:

- Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:

A: từ 8,5 đến 10,0;

B: từ 7,0 đến 8,4;

C: từ 5,5 đến 6,9;

D: từ 4,0 đến 5,4.

- Với các môn không tính vào điểm trung bình, không phân mức, yêu cầu đạt P từ: 5,0 trở lên.

- Loại không đạt F: dưới 4,0.

- Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:

I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;

X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;

R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.

Cách quy đổi điểm trung bình học kỳ, năm học

Theo khoản 2 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học, để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây:

- A quy đổi thành 4;

- B quy đổi thành 3;

- C quy đổi thành 2;

- D quy đổi thành 1;

- F quy đổi thành 0.

Những điểm chữ không thuộc một trong các trường hợp trên thì không được tính vào các điểm trung bình học kỳ, năm học hoặc tích lũy. Những học phần không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo không được tính vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Ngoài ra, với các cơ sở đào tạo đang đào tạo theo niên chế và sử dụng thang điểm 10 thì tính các điểm trung bình dựa trên điểm học phần theo thang điểm 10, không quy đổi các điểm chữ về thang điểm.

Cách xếp loại học lực

Tại khoản 5 Điều 10 quy định, sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:

Theo thang điểm 4:

- Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;

- Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;

- Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;

- Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;

- Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;

- Dưới 1,0: Kém.

Theo thang điểm 10:

- Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;

- Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;

- Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;

- Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;

- Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;

- Dưới 4,0: Kém.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 03/5/2021, áp dụng đối với các khóa tuyển sinh sau ngày thông tư có hiệu lực thi hành 

Trên đây là quy định về: Sinh viên học lại có bị hạ bằng? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Sinh viên ĐH Bách khoa TP.HCM được đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Xung quanh việc hơn 1.000 sinh viên của ĐH Đà Nẵng sẽ bị buộc thôi học theo quy chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, Báo Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với bà Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học [Bộ GD-ĐT] về vấn đề này.

*Bà đánh giá thế nào về sự việc của ĐH Đà Nẵng mà Báo Thanh Niên đã phản ảnh. Những sinh viên được đánh giá là đủ năng lực nhưng có thể sẽ bị buộc thôi học, phải chăng do quy chế đào tạo tín chỉ còn bất cập?

- Theo tôi, sự việc diễn ra ở ĐH Đà Nẵng vừa qua là do cả nhà trường và sinh viên đều chưa hiểu rõ quy chế đào tạo tín chỉ mà Bộ GD-ĐT ban hành. Bản thân giáo viên khi cho điểm đánh giá sinh viên cũng chưa quan tâm đến thang điểm mà quy chế quy định nên đã cho điểm sinh viên vẫn theo tư duy cũ của quy chế đào tạo theo niên chế. 

Với quy chế mới thì điểm 5,5 trở lên của thang điểm 10 mới được đánh giá là mức điểm trung bình chứ không phải là điểm 5, vì thế mới dẫn đến một số SV đạt điểm 5 nhưng vẫn bị xếp điểm học phần vào thang điểm D [trung bình yếu]. Bên cạnh đó thì sinh viên cũng có một phần trách nhiệm trong việc chưa nắm chắc quy chế. Theo quy chế đào tạo tín chỉ, nếu sinh viên thấy các học phần bị điểm D thì được đăng ký học lại để cải thiện điểm trung bình chung tích lũy. Như vậy, sẽ không dẫn đến hậu quả là bị buộc thôi học.

*Nhưng thưa bà tại sao cứ phải sau một học kỳ lại đánh giá và buộc thôi học những sinh viên không đạt, mà người học không được học lại, thi lại?

Trần Thị Hà

- Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ phải thể hiện được bản chất của đào tạo theo hệ thống tín chỉ đó là: quá trình học tập là sự tích lũy kiến thức của người học theo từng học phần. Trong toàn bộ thời gian học tối đa cho phép, người học phải tích lũy được đủ số tín chỉ tối thiểu quy định cho từng văn bằng và đạt điểm trung bình chung tích lũy lớn hơn hoặc bằng 2. Sau từng học kỳ, người học phải tích lũy được một số tín chỉ tối thiểu và đạt được điểm trung bình chung tích lũy tối thiểu, đảm bảo sau thời gian học cho phép có thể tốt nghiệp. Vì vậy, việc xét tiến độ học tập của sinh viên phải tiến hành theo học kỳ... Việc thi kết thúc học phần lần 2 hay không Bộ cho phép các trường căn cứ vào tình hình cụ thể để quyết định. Tuy nhiên đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo tín chỉ là đánh giá quá trình cho phép điểm thi kết thúc học phần có thể có tỷ trọng đến 50%. Vì thế nếu học phần không đạt thì phải làm lại không chỉ điểm thi kết thúc học phần mà còn các điểm bộ phận còn lại chiếm tỷ trọng đến 50%. Việc cho thi lại lần 2 vì thế ít ý nghĩa trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo.

* Thưa bà, việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ, sinh viên sẽ phải tự đăng ký học theo các học phần quy định. Như vậy, có thể hiểu rằng, sinh viên đăng ký học mà không thực hiện được thì sẽ bị thôi học?

- Đúng thế. Theo quy chế, việc xét tiến độ học tập của sinh viên căn cứ vào điểm trung bình chung học kỳ trong đó tính cả điểm F [điểm dưới 4,0 và bị xếp là loại không đạt - PV]. Điều này làm cho sinh viên cảm thấy đào tạo theo hệ thống tín chỉ khó hơn so với đào tạo theo niên chế. Tuy nhiên, vấn đề có liên quan ở đây là chương trình đào tạo chưa mềm dẻo và hệ thống giáo viên chủ nhiệm hoạt động chưa đạt hiệu quả mong muốn. Một quyết định sai trong kinh doanh dẫn đến phá sản cả doanh nghiệp, một quyết định sai trong đăng ký học tập cũng dẫn sinh viên tới hậu quả tương tự. Sinh viên đăng ký không đúng [vượt quá xa] với năng lực học tập của mình có thể dẫn đến kết quả sẽ bị buộc thôi học. Tuy nhiên trách nhiệm đầu tiên là cố vấn học tập vì cố vấn học tập phải tư vấn và ký vào bản đăng ký học tập của sinh viên trước khi sinh viên đăng ký. Công tác tư vấn khối lượng học tập cho sinh viên trong mỗi học kỳ là hết sức quan trọng và là trách nhiệm của cả sinh viên và nhà trường.

* Vậy trong trường hợp họ chưa xác định được khả năng của mình thì có cách nào sửa sai không, thưa bà?

- Điều 10 của quy chế đã quy định rất cụ thể về đăng ký khối lượng học tập, trong đó có giới hạn cho từng đối tượng sinh viên. Bên cạnh quy định trên, quy chế còn cho phép sinh viên được rút bớt học phần đã đăng ký. Đó là những điều kiện giúp sinh viên không thể vì đăng ký học quá sức mà bị buộc thôi học. Tuy nhiên, tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng: đăng ký học tập là một công việc rất quan trọng trong việc tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Việc xây dựng kế hoạch học tập toàn khóa cũng như kế hoạch học tập của từng học kỳ yêu cầu giáo viên chủ nhiệm [cố vấn học tập] phải thực sự am hiểu chương trình và nắm vững khả năng học tập của sinh viên. Đây là một công việc không dễ chút nào, bởi vì chính nhiều giáo viên chủ nhiệm cũng không hiểu sâu về chương trình đào tạo và năng lực học tập của sinh viên. Đăng ký không đúng với năng lực và khả năng của sinh viên là một nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo.

Theo các điều 10 và 11 của Quy chế: Đăng ký học tập của sinh viên diễn ra trong 3 giai đoạn để sinh viên cân nhắc: đăng ký sớm, đăng ký bình thường và đăng ký muộn. Sinh viên có quyền rút các học phần đã đăng ký trong vòng 6 tuần đầu của học kỳ chính nếu cảm thấy không theo được. Điều đó có nghĩa là sinh viên hoàn toàn có cơ hội và có đủ thời gian để sửa sai.

Video liên quan

Chủ Đề