Sổ sách sử dụng trong kế toán bán hàng năm 2024

Trong bài viết này, tư vấn Blue sẽ liệt kê tất cả các loại sổ sách kế toán cần phải có để các chủ doanh nghiệp biết và qua đó, có thể kiểm tra hoạt động của bộ máy kế toán công ty của mình.

Sổ sách sử dụng trong kế toán bán hàng năm 2024
Các loại sổ sách kế toán cần có của công ty thương mại vừa và nhỏ

Sau đây là bảng liệt kê tất cả các loại sổ sách kế toán cần phải có trong công ty thương mại vừa và nhỏ, mời các doanh chủ tham tham khảo

  • Sổ nhật ký chung
  • Sổ cái tài khoản
  • Sổ chi tiết tài khoản
  • Bảng tổng hợp nhập xuất tồn hàng hóa
  • Sổ chi tiết hàng hóa
  • Sổ quỹ tiền mặt
  • Sổ tiền gởi ngân hàng
  • Bảng phân bổ chi phí trả trước dài hạn
  • Bảng khấu hao tài sản cố định
  • Phiếu thu – chi
  • Phiếu nhập – xuất kho

Diễn giải cơ bản về các loại sổ sách kế toán cần có trong công ty thương mại vừa và nhỏ + Sổ nhật ký chung: đây được xem như 1 cuốn sổ tổng, ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp bạn. + Sổ cái tài khoản, sổ chi tiết tài khoản: mỗi một nghiệp vụ phát sinh như: mua – bán hàng hóa, mua công cụ dụng cụ, mua tài sản cố định,chi lương…đều phát sinh từ 2-3 sổ cái, sổ chi tiết tài khoản. + Bảng tổng hợp nhập xuất tồn hàng hóa: đây có thể coi như loại sổ quan trọng bậc nhất trong công ty thương mại vừa và nhỏ. Vì nó phản ánh tất cả các nghiệp vụ nhập – xuất – tồn của tất cả các mã hàng hóa trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và đây cũng là loại sổ sách kế toán mà đoàn thanh/kiểm tra của chi cục thuế sẽ kiểm tra kỹ nhất khi tiến hành thanh/kiểm tra các doanh nghiệp thương mại. Các loại sổ sách kế toán cần có trong công ty thương mại vừa và nhỏ + Sổ chi tiết hàng hóa: Mức độ quan trọng của sổ chi tiết hàng hóa cũng tương tự như bảng tổng hợp nhập xuất tồn hàng hóa. Chỉ khác nhau ở điểm, bảng tổng hợp nhập xuất tồn hàng hóa phản ánh tất cả các mã hàng mà công ty bạn đang kinh doanh. Thì ở sổ chi tiết hàng hóa, sẽ chỉ thể hiện 1 mặt hàng, và chi tiết ra mặt hàng này nhập – xuất khi nào với số lượng bao nhiêu, còn tồn trong kho bao nhiêu,…mỗi khi có nghiệp vụ nhập – xuất hàng hóa + Sổ quỹ tiền mặt: thể hiện tất cả các nghiệp vụ thu – chi tiền mặt liên quan đến hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp bạn. + Sổ tiền gởi ngân hàng: thể hiện tất cả các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản ngân hàng của công ty bạn. Ví dụ như: chuyển khoản thanh toán cho nhà cung cấp, nhận tiền từ khách hàng, nhận tiền từ các sàn thương mại điện tử, các khoản chi phí khi giao dịch với ngân hàng như: phí kiểm đếm, phí duy trì tài khoản, phí báo số dư qua SMS,… + Bảng phân bổ chi phí trả trước dài hạn: thể hiện việc bạn mua các loại máy móc, thiết bị có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, đã trả tiền, thì cần phải có bảng theo dõi này để ghi nhận chi phí được phân bổ hợp lý qua các thời kỳ. Ví dụ như: laptop, máy vi tính, điện thoại, bàn ghế,… + Bảng khấu hao tài sản cố định: đối với các loại tài sản phục vụ cho việc kinh doanh có giá trị từ 30tr trở lên thì được xem là tài sản cố định và cần được khấu hao theo thời gian đúng luật định. Thì đây là bảng theo dõi việc khấu hao này. + Phiếu nhập – xuất kho hàng hóa: mỗi khi có nghiệp vụ phát sinh đến mua – bán hàng hóa sẽ phát sinh một phiếu nhập – xuất kho tương ứng + Phiếu thu – chi: mỗi khi có nghiệp vụ thu – chi tiền mặt sẽ phát sinh một phiếu thu – chi tương ứng.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí

Danh mục sổ sách kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, đây là Mẫu hệ thống sổ sách kế toán doanh nghiệp áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và thay thế hệ thống sổ sách kế toán theo Quyết định 48 trước đây. (Áp dụng từ năm 2017 trở đi).

- Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán (kể cả các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký) đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc). Doanh nghiệp phải tuân thủ quy định của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán. - Doanh nghiệp được tự thiết kế, xây dựng biểu mẫu sổ, thẻ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát. Trường hợp không tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán, doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ kế toán theo hướng dẫn tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 133 (cụ thể bên dưới)

(Theo điều 10 và 88 Thông tư 133/2016/TT-BTC)

- Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán. Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

(Theo điều 88 Thông tư 133/2016/TT-BTC)

Chi tiết xem thêm: Quy định về sổ sách kế toán

1. Các loại sổ kế toán:

- Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

+) Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái. +) Sổ kế toán chi tiết, gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết.

  1. Sổ kế toán tổng hợp - Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở doanh nghiệp. Sổ Nhật ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau: - Ngày, tháng ghi sổ; - Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; - Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; - Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

- Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:

- Ngày, tháng ghi sổ; - Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; - Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; - Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của từng tài khoản.

  1. Sổ, thẻ kế toán chi tiết

- Sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ, thẻ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được chi tiết trên sổ Nhật ký và Sổ Cái. Số lượng, kết cấu các sổ, thẻ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc. - Các doanh nghiệp căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn tại Chế độ kế toán về sổ, thẻ kế toán chi tiết và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở các sổ, thẻ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp.

  1. Các hình thức sổ kế toán

- Hình thức kế toán Nhật ký chung; - Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái; - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. - Hình thức kế toán trên máy vi tính.

Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp

được tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình trên cơ sở đảm bảo thông tin về các giao dịch phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.

Xem thêm: Các hình thức ghi sổ kế toán

  1. Hệ thống sổ sách kế toán theo Thông tư 133 (Áp dụng cho DN nhỏ và vừa)

DANH MỤC MẪU SỔ KẾ TOÁN (Ban hành kèm theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

Số TT Tên sổ Ký hiệu Hình thức kế toán Nhật ký chung Nhật ký - Sổ Cái Chứng từ ghi sổ 1 2 3 4 5 6 01 Nhật ký - Sổ Cái S01-DNN - x - 02 Chứng từ ghi sổ S02a-DNN - - x 03 Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ S02b-DNN - - x 04 Sổ Cái (dùng cho hình thức Chứng từ ghi sổ) S02c1-DNN S02c2-DNN - - x x 05 Sổ Nhật ký chung S03a-DNN x - - 06 Sổ Nhật ký thu tiền S03a1-DNN x - - 07 Sổ Nhật ký chi tiền S03a2-DNN x - - 08 Sổ Nhật ký mua hàng S03a3-DNN x - - 09 Sổ Nhật ký bán hàng S03a4-DNN x - - 10 Sổ Cái (dùng cho hình thức Nhật ký chung) S03b-DNN x - - 11 Sổ quỹ tiền mặt S04a-DNN x x x 12 Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt S04b-DNN x x x 13 Sổ tiền gửi ngân hàng S05-DNN x x x 14 Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa S06-DNN x x x 15 Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa S07-DNN x x x 16 Thẻ kho (Sổ kho) S08-DNN x x x 17 Sổ tài sản cố định S09-DNN x x x 18 Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng S10-DNN x x x 19 Thẻ Tài sản cố định S11-DNN x x x 20 Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) S12-DNN x x x 21 Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) bằng ngoại tệ S13-DNN x x x 22 Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ S14-DNN x x x 23 Sổ chi tiết tiền vay S15-DNN x x x 24 Sổ chi tiết bán hàng S16-DNN x x x 25 Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh S17-DNN x x x 26 Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ S18-DNN x x x 27 Sổ chi tiết các tài khoản S19-DNN x x x 28 Sổ chi tiết phát hành cổ phiếu S20-DNN x x x 29 Sổ chi tiết cổ phiếu quỹ S21-DNN x x x 30 Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán S22-DNN x x x 31 Sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu S23-DNN x x x 32 Sổ chi phí đầu tư xây dựng S24-DNN x x x 33 Sổ theo dõi thuế GTGT S25-DNN x x x 34 Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại S26-DNN x x x 35 Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm S27-DNN x x x 36 Các sổ chi tiết khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

Chú ý: Trong mỗi hình thức ghi sổ kế toán sẽ có những mẫu sổ khác nhau. VD: Nếu DN bạn lựa chọn hình thức ghi sổ Nhật ký chung (Khi nhìn vào Danh mục mẫu sổ bên trên) thì các bán sẽ thấy: Chỉ có Sổ Nhật ký chung (Đánh dấu X) Như vậy không có các sổ: Nhật ký sổ cái, chứng từ ghi sổ, sổ cái ...

Để thuận tiện trong công việc kế toán và giúp các bạn có thể làm tốt công việc kế toán của mình, công ty kế toán Thiên Ưng đã thiết kế 1 mẫu sổ sách kế toán trên Excel theo thông tư 133, chi tiết các bạn có thể tải về tại đây:

Bán hàng thì cần những chứng từ gì?

Các chứng từ mà kế toán bán hàng cần quan tâm?.

Hóa đơn VAT..

Hóa đơn bán hàng..

Báo cáo bán hàng, bảng kê bán hàng hóa lẻ, dịch vụ.

Phiếu xuất kho/ phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.

Phiếu xuất kho hàng gửi bán cho đại lý.

Giấy nộp tiền, thẻ quầy hàng, bảng kê nhận hàng và thanh toán mỗi ngày..

Hộ kinh doanh cá thể cân nhưng sổ sách gì?

Mẫu sổ kế toán của hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh mới nhất.

In sổ sách kế toán cuối năm gồm những gì?

Sổ sách kế toán cần in cuối năm: hồ sơ pháp lý.

Giấy phép đăng ký kinh doanh đã được cấp trước đó;.

Thông báo mã số thuế doanh nghiệp;.

Tờ khai thuế môn bài của doanh nghiệp;.

Mẫu số 08 về việc đăng ký tài khoản ngân hàng;.

Mẫu số 06 về việc đăng ký áp dụng phương pháp kê khai tính thuế GTGT..

Sổ sách kế toán dùng để làm gì?

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán. Theo đó, sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.