So sánh sấy và cô đặc năm 2024

Hiện nay, trên thị trường công nghệ sấy đang ngày càng được mở rộng và phát triển, trong đó phổ biến ba phương pháp là sấy thăng hoa, sấy chân không và sấy lạnh. Mỗi phương pháp sấy đều có những đặc điểm riêng và dựa vào những đặc điểm đó để chúng ta có thể phân biệt giữa ba phương pháp sấy.

TÌM HIỂU VỀ SẤY THĂNG HOA

Sấy thăng hoa Là quá trình tách nước ra khỏi sản phẩm, ở quy trình này nước được chuyển từ thể rắn sang thể khí trong điều kiện môi trường chân không. Khi gia nhiệt thì nước sẽ thăng hoa trực tiếp từ dạng rắn [băng] sang dạng khí, điều này giúp cho sản phẩm sau khi tách ẩm vẫn giữ nguyên hình dạng, màu sắc, mùi vị, dưỡng chất.

Ở điều kiện nhiệt độ bình thường, lượng nước trong thực phẩm ở thể lỏng. Để thăng hoa, chúng cần được chuyển sang thể rắn bằng cách đông lạnh. Chính vì thế, sấy thăng hoa còn được gọi là sấy khô đông lạnh.

1. Cơ chế hoạt động

Phương pháp sấy thăng hoa được hoạt động dựa trên nguyên lý thăng hoa của nước.

Thăng hoa của nước là quá trình mà nước chuyển trực tiếp từ dạng rắn sang dạng khí và bỏ qua giai đoạn trung gian là dạng lỏng.

Phương pháp sấy thăng hoa đã ứng dụng quá trình này để sấy khô thực phẩm. Đầu tiên, thực phẩm sẽ được đông lạnh ở mức nhiệt từ -10oC đến -40oC, phần nước và độ ẩm trong nguyên liệu sau khi được đông lạnh sẽ được làm thăng hoa sang dạng hơi nước ở điều kiện môi trường chân không. Phần hơi nước này sẽ được ngưng tụ ở hệ thống làm lạnh và thoát ra bên ngoài. Quá trình này diễn ra liên tục cho đến khi sản phẩm đạt yêu cầu. Kết thúc quá trình sấy, thành phẩm được phủ một lớp khí nitơ, khí nitơ có tác dụng lấp đầy các khoảng trống do thực phẩm bị mất nước. Chính điều này sẽ giúp thực phẩm sau khi sấy không bị teo tóp, biến dạng.

2. Quy trình sấy thăng hoa

Sấy thăng hoa được tóm gọn qua 2 bước chính:

Bước 1 – CẤP ĐÔNG Bộ phận cấp đông sẽ đông lạnh sản phẩm, cấp đông nhanh ở nhiệt độ thấp từ -30oC đến – 50oC, khi thực phẩm đông đá hoàn toàn sẽ được chuyển qua buồng hút chân không.

Bước 2 – GIAI ĐOẠN THĂNG HOA Bơm chân không sẽ tiến hành rút hết không khí bên trong buồng sấy thăng hoa, tạo môi trường chân không. Điện trở sẽ gia nhiệt để thực hiện quá trình thăng hoa, chuyển hóa nước đá có trong thực phẩm thành dạng khí [hơi nước]. Trong môi trường sấy chân không, các tinh thể nước đá trong nguyên liệu sẽ thăng hoa mà không qua giai đoạn hóa lỏng. Khoảng 90% ẩm trong nguyên liệu được lấy đi. Hơi ẩm thoát ra ngoài sẽ được hấp thụ và động tụ lại thành băng Sau đó, thực phẩm được chuyển qua làm khô lần nữa, để loại bỏ triệt để phần nước còn sót lại. Kết thúc giai đoạn này, nhiệt độ trong buồng sấy thăng hoa sẽ được điều chỉnh tăng dần và độ ẩm trong nguyên liệu vào khoản từ 1% đến 4%.

Lưu ý: Khi chế biến sản phẩm sấy bằng phương pháp sấy thăng hoa, bạn chỉ cần ngâm với nước là chúng sẽ trở về trạng thái như ban đầu, từ hình dáng, màu sắc và cả hàm lượng dinh dưỡng, hương vị.

TÌM HIỂU VỀ SẤY CHÂN KHÔNG

Sấy chân không là quá trình làm khô sản phẩm sấy trong điều kiện áp suất thấp, gần như là chân không. Ở môi trường này, nước sẽ sôi ở nhiệt độ thấp hơn bình thường. Nhờ vậy, quá trình bay hơi diễn ra nhanh chóng, giúp sấy khô sản phẩm trong thời gian ngắn.

[ Máy sấy chân không và sơ đồ máy sấy chân không ]

1. Cơ chế hoạt động

Sấy chân không hoạt động dựa trên nguyên lý chênh lệch áp suất giữa bề mặt sản phẩm và môi trường xung quanh.

Áp suất trong buồng sấy giảm đến giá trị cần thiết nhờ hệ thống bơm hút chân không. Cùng lúc đó, bộ phận gia nhiệt tiến hành cấp nhiệt cho buồng sấy, làm nước sôi ở khoảng 30-40 độ C. Nhiệt độ sôi thấp, kéo theo sự bay hơi nhanh và nước dễ dàng được khuếch tán ra ngoài.

2. Quy trình sấy chân không

Sản phẩm được sơ chế rồi đưa thẳng vào buồng sấy mà không thông qua giai đoạn cấp đông. Các giai đoạn còn lại được thực hiện tương tự như quy trình sấy thăng hoa.

TÌM HIỂU VỀ SẤY LẠNH

Sấy lạnh là phương pháp sấy khô thực phẩm ở nhiệt độ thấp,
sử dụng không khí khô kết hợp với độ ẩm từ 10% đến 30%. Quá trình sấy được thực hiện trong điều kiện ở nhiệt độ thấp dao động từ 35oC đến 60oC.
Nói một cách khác,
quá trình sấy lạnh được tiến hành trong điều kiện áp suất khí quyển. Chính vì thực phẩm được sấy ở nhiệt độ thấp,
nên giữ được màu sắc và giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm như: nông sản, hải sản hoặc các loại dược liệu gần như tuyệt đối, mang lại giá trị kinh tế cao.

1. Cơ chế hoạt động

Cơ chế hoạt động : Diễn ra liên tục và tuần hoàn khép kín

Không khí có độ ẩm cao [từ buồng sấy] sẽ được hút qua ống của dàn lạnh ngưng tụ. Tại đây, không khí sẽ được làm lạnh đến nhiệt độ ngưng tụ để tách hơi nước từ trong không khí, trở thành luồng không khí khô lạnh.

Sau đó, luồng không khí khô lạnh này sẽ được dẫn qua buồng nóng với nhiệt độ trong khoảng 35 - 60oC để đốt nóng. Chúng tiếp tục dẫn vào buồng sấy chứa sản phẩm để tiến hành sấy lạnh sản phẩm theo yêu cầu.

Chính vì thế, luồng không khí khô lạnh này sẽ trở thành luồng khí nóng ẩm [sau khi sấy] và được lưu thông qua các khay của sản phẩm cần sấy để tiếp tục tuần hoàn.

2. Quy trình sấy lạnh

Quy trình sấy lạnh sản phẩm thông qua hai giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Quy trình tạo ra dòng không khí sấy khô và lạnh.

Không khí được hút qua các ống của hệ thống dàn lạnh. Tại đây, không khí sẽ được làm lạnh đến nhiệt độ ngưng tụ để tách ẩm, hơi nước trong không khí. Sau đó, chúng ta sẽ thu được 1 dòng không khí sấy khô và lạnh hoàn hảo.

Giai đoạn 2: Quy trình sấy. Luồng không khí khô và lạnh, thu được ở giai đoạn 1 sẽ được đốt nóng ở thanh nhiệt điện trở đảm bảo nhiệt độ sấy giao động từ 30 đến 50oC, độ ẩm không khí sấy vào khoảng 10-30%.

Sau đó, chúng sẽ được đưa vào buồng sấy. Điều tiết, phân phối theo từng dòng, chuyển động tuần hoàn trong buồng sấy. Thanh nhiệt điện trở có vai trò cung cấp nhiệt lượng giúp buồng sấy đạt được nhiệt độ theo đúng cài đặt của người dùng.

Các dòng khí khô nóng này xuyên qua sản phẩm, có tác dụng tách nước làm thực phẩm khô nhanh hơn. Không khí đưa vào buồng sấy đã được làm khô hoàn toàn nên hơi nước trong sản phẩm có thể khuếch tán ra ngoài liên tục, Hơi nước được ngưng tụ ở hệ thống làm lạnh, sau đó sẽ thoát ra ngoài. Đồng thời không khí lại được hút vào trong, được tách ẩm, được gia tăng nhiệt độ, tiếp tục xuyên qua thực phẩm, làm khô thực phẩm. Quá trình này diễn ra tuần hoàn, liên tục, cho đến khi sản phẩm đạt yêu cầu.

TÓM LẠI, SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SẤY CHÂN KHÔNG, SẤY LẠNH VÀ SẤY THĂNG HOA CÓ THỂ ĐƠN GIẢN HÓA NHƯ SAU:

LOẠI SẤY SẤY THĂNG HOA SẤY CHÂN KHÔNG SẤY LẠNH ĐIỂM KHÁC BIỆT Công nghệ sấy Công nghệ hiện đại, phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao Sản phẩm được làm đông lạnh trước khi tiến hành gia nhiệt và thăng hoa Công nghệ ít phức tạp và không cần cấp đông sản phẩm trước khi sấy Sấy lạnh Chất lượng thành phẩm Hầu như không có sự thay đổi về cấu trúc, hương vị đồng thời giữ lại đến 99% hàm lượng dinh dưỡng Độ ẩm sản phẩm sau sấy dưới 2%. Khi ngâm nước có thể trở lại hình dạng ban đầu Nhờ quy trình khép kín nên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Chất lượng thành phẩm tốt, có sự thay đổi về cấu trúc, hương vị tuy nhiên không đáng kể Do sấy ở nhiệt độ thấp nên sản phẩm không bị Oxy hóa và giữ lại tối đa hàm lượng dinh dưỡng Độ ẩm sản phẩm sau sấy rất thấp , chỉ khoảng 1-3% Chất lượng sản phẩm tốt có thể khống chế được màu sắc, mùi vị, độ ẩm Công suất Công suất sấy tương đối thấp [ dưới 100kg ] Công suất sấy lớn hơn sấy thăng hoa, hiện nay đã có dòng máy với công suất lên đến 500kg/mẻ Nhỏ và vừa Thời gian sấy Thời gian sấy lâu, kéo dài do sấy ở nhiệt độ thấp và cần cấp đông sản phẩm trước khi sấy Nhanh hơn sấy thăng hoa vì không cần trải qua bước cấp đông sản phẩm Rút ngắn thời gian sấy Ảnh hưởng đến môi trường Thân thiện với môi trường vì không thải khí và nhiệt ra ngoài Hiện nay, đã có các loại máy bơm chân không khô, không dùng dầu, nhờ tích hợp các Mo-đun tiết kiệm năng lượng nên thân thiện với môi trường Ít ảnh hưởng [thân thiện với môi trường] Nhiệt độ sấy 30-40oC - 40oC đến 30oC Từ 3 – 80oC Chi phí bảo trì Cấu tạo phức tạp nên chi phí bảo trì và sửa chữa rất cao Linh kiện không có sẵn tại Việt Nam mà cần nhập ngoại nên gây khó khăn và tốn nhiều thời gian nếu máy bị trục trặc Tuy nhiên hiện nay đã có một số đơn vị sản xuất máy sấy thăng hoa tại Việt Nam nên vấn đề giải quyết linh kiện không còn khó khăn như trước. Cấu trúc cồng kềnh, phức tạp nên chi phí bảo trì cao Tuổi thọ máy cao do ít bị ăn mòn nên chi phí bảo trì được rút ngắn

Như vậy, sấy thăng hoa, sấy lạnh và sấy chân không đều là những phương pháp ưu việt trong sản xuất và chế biến nông sản, thực phẩm,... Dựa trên những đặc điểm và hoạt động của ba phương pháp này, có thể rút ra một số nhận xét sau:

Ưu điểm của sấy thăng hoa chủ yếu tập trung vào các khía cạnh vi lượng, vitamin, màu sắc và mùi vị. Chúng đem lại chất lượng sản phẩm tốt hơn nhiều so với sấy chân không, nhưng chi phí sấy cũng cao hơn. Đồng thời công nghệ này chỉ sấy được một số sản phẩm nhất định , nhạy cảm với nhiệt, dễ bị biến đổi cấu trúc như bơ, sầu riêng,… Trong khi đó, sấy chân không thích hợp hơn với các nguyên liệu ít nhạy cảm với nhiệt như thịt, cá,…cho thời gian sấy nhanh, chất lượng tốt không kém sấy thăng hoa. Còn sấy lạnh năng suất sấy lạnh sẽ giảm khi trời trở lạnh, khi trời càng lạnh thì bộ phận bơm nhiệt càng hoạt động nhiều hơn, dẫn đến việc năng lượng sẽ được tiêu hao nhiều hơn và thời gian sấy cũng sẽ lâu hơn. Sấy lạnh có phạm vi nhiệt độ sấy thấp nên chỉ phù hợp với các sản phẩm cần sấy khô ở nhiệt độ thấp để bảo toàn tính chất sản phẩm, cụ thể là các sản phẩm rau củ quả, thực phẩm, dược liệu, đông trùng hạ thảo

.

\=> Phía trên, chính là thông tin về sự khác nhau giữa phương pháp sấy thăng hoa, sấy lạnh và sấy chân không

Để biết thêm thông tin chi tiết , quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline bên dưới để được tư vấn chuyên sâu hơn nhé:

Chủ Đề