Sữa rã đông như thế nào là hư


Việc trữ đông và rã đông sữa là công việc thường xuyên của các mẹ đang có con nhỏ. Tuy nhiên trong quá trình các mẹ rã đông sữa chắc chắn sẽ gặp một số trường hợp sữa mẹ rã đông bị biến đổi, có thể là màu sắc, hoặc có thể là mùi khác. Dưới đây là tổng hợp những trường hợp rã đông sữa mà các mẹ sẽ gặp, cùng xem để biết trường nào sữa có thể dùng được và không dùng được nhé!

Sữa mẹ rã đông có mùi xà phòng và mùi tanh

Trong sữa mẹ tồn tại một loại anzyme đó là Lipase, loại enzyme này có chức năng bẻ gãy các axit béo nhằm giúp phá vỡ các chất béo trong sữa mẹ, điều này hỗ trợ bé hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ tốt hơn, các chất khác dễ hòa tan hơn, do đó sẽ giúp trẻ có đề kháng tốt và ít bị bệnh hơn.

Tuy nhiên, trường hợp khi lượng lipase này tăng cao hơn bình thường, nó sẽ gây ra một số mùi khó chịu như mùi xà phòng. Chính vì vậy, sữa mẹ để trong tủ lạnh thường có mùi, đây là trường hợp phổ biến và bình thường. Điều này sẽ không gây hại cho bé, nhưng sẽ khiến bé khó chịu khi tiếp xúc sữa mẹ và bé sẽ không chịu bú.

Sữa mẹ rã đông có mùi xà phòng

Do đó sau khi sữa mẹ rã đông, mẹ cần kết hợp lượng sữa rã đông có mùi với lượng sữa mới vắt ra với tỷ lệ 1:1 hoặc lượng sữa vắt ra chiếm nhiều hơn để giảm bớt mùi khó chịu của sữa.

Tuy nhiên, trong quá trình bảo quản sữa đông lạnh, nếu mẹ thực hiện không đúng cách, sữa mẹ có thể bị nhiễm khuẩn, gây ra mùi tanh khó chịu. Trường hợp này, bố mẹ cần phải vứt bỏ sữa ngay.

Sữa mẹ rã đông có váng dầu

Trong thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ, chất béo là hàm lượng chính chứa Omega-03, AA, DHA cần thiết cho sự phát triển ở trẻ. Đây cũng chính là hàm lượng đóng váng dầu khi các mẹ rã đông sữa.

Khi các mẹ tiến hành vắt sữa ra khỏi bầu ngực, để một thời gian, mẹ sẽ thấy hiện tượng lớp sữa mẹ rã đông có váng dầu, đây là hiện tượng sữa mẹ bị tách lớp, chất béo sẽ nổi lên trên còn phần nước sẽ chìm xuống dưới.

Sữa mẹ rã đông có váng dầu

Do đó trước khi cho bé bú, các mẹ nên lắc đều hoặc dùng muỗng khuấy đều để cho 2 lớp sữa hòa vào nhau. Không nên bỏ lớp váng trên vì phần này chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất cho trẻ.

Thêm vào đó, sữa trữ ngăn mát và ngăn đá sau một thời gian có thể tách làm 2-3 lớp, 1 lớp như nước trong bên dưới là lớp trắng đục bên trên như váng sữa, có cả 1 lớp váng dầu. Việc này là bình thường khi xuất hiện hiện tượng sữa mẹ rã đôn có cặn trắng vì sữa có nhiều chất béo khi giảm nhiệt độ phân tách ra từng lớp, mẹ hâm ấm lại và lắc đều nhẹ tay để sữa hòa lẫn vào nhau.

Tuy nhiên ở một số trường hợp sữa mẹ rã đông, sau khi bảo quản nhưng lại có mùi khó chịu [không phải mùi xà phòng nhé] và mẹ hãy nếm thử, nếu có vị chua và quan sát vẫn thấy sữa mẹ có váng dầu mỡ thì tức là sữa đã bị hỏng. Để đảm bảo chắc chắn an toàn cho trẻ mẹ nếm sữa của trẻ trước khi rã đông để phân biệt mùi và vị sữa, tránh trường hợp cho trẻ sử dụng sữa bị hỏng.

Sữa mẹ rã đông có màu vàng

Một số trường hợp sữa mẹ rã đông có màu vàng thì các mẹ đừng lo lắng, điều này đồng nghĩa với việc nó chứa nhiều hàm lượng chất béo và kháng thể hơn so với bình thường để giúp em bé chống lại các bệnh. Đồng thời theo các nhà khoa học, trường hợp này là do cơ thể của người mẹ trong giai đoạn nuôi con bằng sữa kỳ diệu đến mức có thể điều chỉnh được chất lượng sữa của mình để tăng đề kháng, bảo vệ đứa trẻ khi bé đang bệnh, cần đến nguồn sữa mẹ nhiều nhất.

Việc nắm bắt các trường hợp sữa mẹ rã đông chính xác sẽ giúp cho các mẹ biết được khi nào thì nên cho bé dùng, khi nào thì nên bỏ lượng sữa rã đông đó. Hy vọng thông qua bài viết các mẹ có thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức sức khỏe cho trẻ ngày càng tốt hơn.

Video liên quan

Chủ Đề