Tại sao cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Linh Chi - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh, Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Bên cạnh những lưu ý tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách, vấn đề nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ cũng được nhiều phụ huynh quan tâm. Theo đó, trước 9h sáng và sau 4h chiều được xem là thời điểm thích hợp để phơi nắng.

Khoảng 1-2 tuần sau khi sinh, trẻ đã có thể được cho tắm nắng nhằm giúp cơ thể tổng hợp vitamin D từ sữa mẹ. Từ 6 giờ đến trước 9 giờ sáng là khoảng thời gian ánh nắng dịu nhẹ, tia hồng ngoại và tia cực tím từ mặt trời khá yếu, thích hợp để thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, không khí buổi sáng còn rất trong lành, cũng như ánh nắng lúc này cũng không đủ mạnh để gây tổn thương cho làn da mỏng manh của em bé. Do đó cho trẻ sơ sinh ra ngoài phơi nắng từ 20-30 phút mỗi buổi sáng hàng ngày được rất nhiều bác sĩ khuyến khích thực hiện. Với những trẻ lần đầu tắm nắng thì chỉ nên kéo dài khoảng 10 phút và tăng dần thời lượng khi đã quen.

Thời gian cụ thể còn tùy thuộc vào vị trí địa lý và các mùa trong năm, chẳng hạn như:

  • Mùa hè: Nắng sẽ lên sớm hơn và gay gắt hơn, tốt nhất phụ huynh nên tranh thủ cho bé tắm nắng trước 7h sáng để tránh tác hại của tia cực tím lên làn da non nớt của trẻ. Khoảng 6-7h sáng là thời gian lý tưởng khi mặt trời vừa mọc lên những tia nắng đầu tiên, sau đó không nên bế bé ra ngoài nữa.
  • Mùa thu: Trời se lạnh nên có thể tắm nắng muộn hơn thời gian trên, nhưng vẫn không nên trễ hơn 9h sáng.

Mùa đông: Điều kiện thời tiết lúc này thường nhiều mây, khí hậu lạnh, mặt trời lên muộn và ánh nắng yếu. Do đó, bố mẹ nên đợi đến khi thời tiết ấm hơn mới bế bé ra tắm nắng.

Có nhiều trường hợp bố mẹ bận đi làm hoặc vì một lý do nào đó không thể tắm nắng cho con vào buổi sáng. Do đó thắc mắc nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ chiều cũng được nhiều người quan tâm. Phụ huynh vẫn có thể cho bé tắm nắng vào buổi chiều sau 16 giờ, khi ánh nắng đã yếu và dịu đi.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không nên tiếp xúc lâu dưới ánh nắng gay gắt, nhất là khi đi biển

Bố mẹ nên ghi nhớ một số lưu ý về thời gian để tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách mà không gây tổn thương da cũng như khiến bé dễ mắc bệnh, bao gồm:

  • Khoảng thời gian sau 9h sáng đến khi ánh nắng chiều còn mạnh: Lúc này tia cực tím từ mặt trời xuất hiện nhiều nhất, tuyệt đối không cho bé phơi nắng hay thậm chí là tiếp xúc với ánh nắng.
  • Tắm biển dưới ánh nắng gắt: Không chỉ với những em bé sơ sinh mà cả trẻ nhỏ dưới 8-9 tuổi cũng không nên chơi đùa dưới ánh nắng quá gay gắt, đặc biệt khi đi biển để phòng tránh một số căn bệnh nguy hại.
  • Những ngày nắng nóng quá oi bức: Phụ huynh nên hạn chế cho con tắm nắng vào lúc này để hạn chế nguy cơ mất nước do bé sẽ bị đổ nhiều mồ hôi hoặc các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa nắng nóng.
  • Những ngày thời tiết quá lạnh: Ngược lại, khi nhiệt độ hạ thấp hay khi trời nhiều gió, em bé sơ sinh cũng không cần thiết tắm nắng nhằm ưu tiên đảm bảo sức khỏe.
  • Khi thời tiết giao mùa: Vào thời điểm này, khí hậu biến đổi thất thường dễ khiến bé bị bệnh, vì thế cha mẹ không nên bế bé ra ngoài tắm nắng.

Ánh nắng xuyên qua lớp vải quần áo hoặc cửa kính sẽ không còn tác dụng

Ngoài quan tâm đến thời gian nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ trong ngày, phụ huynh cũng có thể tham khảo một số hướng dẫn tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách sau đây:

  • Em bé sau sinh 1 đến 2 tuần đã có thể bắt đầu tắm nắng mỗi ngày.
  • Ban đầu chỉ nên cho trẻ phơi nắng khoảng 10 phút, sau đó tăng dần lên. Tuy nhiên, cả trẻ sơ sinh lẫn trẻ nhỏ đều không được tắm nắng quá 20 phút một lần.
  • Nơi tắm nắng cho trẻ cần yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, trong lành, tránh gió lùa và khói bụi.
  • Hạn chế để ánh nắng chiếu thẳng trước mặt, vào mắt hoặc đầu của bé vì có nguy cơ ảnh hưởng đến não.
  • Tia nắng mặt trời phải chiếu trực tiếp lên da của bé thì mới phát huy tác dụng, do đó nên cởi bỏ quần áo cho bé khi tắm và không phơi nắng qua cửa kính.
  • Để nắng chiếu lên hai chân, sau đó từ từ cho bé nhận ánh nắng từ phía sau lưng.
  • Khi bé bị ốm hoặc khi trời lạnh nên ngừng tắm nắng, nếu vẫn muốn tiếp tục cần phải cho bé mặc kín, chỉ để lộ phần bắp chân, đùi và cánh tay.
  • Lau khô mồ hôi và cho bé uống một chút nước bổ sung sau khi tắm nắng.

Tắm nắng mang lại nhiều lợi ích cho em bé sơ sinh, đặc biệt là trong việc phòng tránh bệnh còi xương và biến dạng xương. Quá trình bế bé phơi nắng trông có vẻ đơn giản nhưng để tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách đòi hỏi các ông bố bà mẹ phải nắm rõ một vài nguyên tắc tối thiểu. Trong đó, lựa chọn khoảng thời gian tắm nắng cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ trong ngày giữ vai trò rất quan trọng nhằm giúp bé tổng hợp tối đa tiền tố vitamin D và tránh được những rủi ro từ các loại tia có hại từ mặt trời.

Ngoài lưu ý về việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách giúp tổng hợp vitamin D, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Hướng dẫn tắm nắng đúng cách để bổ sung vitamin D cho trẻ

Vitamin D và khả năng đề kháng bệnh nhiễm trùng

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Tắm nắng cho trẻ lúc mấy giờ là tốt nhất?

Thời gian tắm nắng cho bé mỗi lần bao lâu là đủ?

XEM THÊM:

Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối [khi ánh sáng yếu] sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?


A.

Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hoá natri, hình thành xương, qua đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển.

B.

Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hoá canxi, hình thành xương, qua đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển.

C.

Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hoá kali, hình thành xương, qua đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển.

D.

Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hoá oxi, hình thành xương, qua đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển.

Câu hỏi: Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm?

Trả lời:

- Tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu [giàu tia tử ngoại] giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò trong chuyên hoá canxi đê hình thành xương, qua đó ảnh hưởng lên quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ.

- Không nên tắm cho trẻ khi ánh sáng mạnh vì nhiều tia cực tím sẽ có hại cho sự phát triển của của trẻ.

Cùng Top tài liệu tìm hiểu thêm về vitamin D nhé:

1. Vitamin D là gì?

+ Vitamin D [Calciferol] không phải là một vitamin mà là một hormon. Nó được cơ thể sản xuất ra dưới tác động trực tiếp của tia UVB [có bước sóng 290 -920 mm] trên da, chịu trách nhiệm tăng trưởng và bảo vệ cơ thể.

+ Vitamin D là vitamin thuộc nhóm tan trong dầu, thường được tổng hợp từ một số loại động vật, thực vật, nấm men. Ta thường bắt gặp 2 loại vitamin D là D2 và D3. Trong cơ thể con người, vitamin D có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn cần phát triển về thể chất và xương khớp hoặc đối với người lớn tuổi có nguy cơ loãng xương. Do vitamin D là một trong những thành phần giúp chuyển hóa calci nên việc bổ sung vitamin D giúp xương chắc khỏe hơn.

2. Mặt trời cung cấp cho bạn vitamin D như thế nào?

+ Hầu hết mọi người nhận được vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Khi mặt trời chiếu lên da, cơ thể bạn sẽ tự tạo ra vitamin D nhưng khả năng tạo ra vitamin D được bao nhiêu lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Những người da trắng có thể có đủ trong 5-10 phút vào một vài ngày nắng trong một tuần.

+ Nhưng những ngày nhiều mây, ánh sáng yếu của mùa đông và sử dụng kem chống nắng [quan trọng để tránh ung thư da và lão hóa da] đều gây trở ngại cho cơ thể sản xuất vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Người già và những người có tông màu da tối hơn thì khả năng sản xuất vitamin D ít hơn so với người da trắng. Các chuyên gia khuyên rằng việc bổ sung vitamin D tốt nhất hãy dựa vào nguồn thực phẩm và thuốc, thực phẩm chức năng.

*Cần lưu ý khi tắm nắng:

- Không tắm nắng cho trẻ em dưới 1 tuổi

- Không tắm nắng vào sáng sớm và chiều muộn. Tắm nắng khi bóng nắng ngắn hơn chiều cao cơ thể, khoảng từ 9 giờ đến 15 giờ.

- Không để ánh nắng chiều vào vùng mặt

- Thời gian tắm nắng khoảng từ 5-15 phút tùy theo mùa, da hồng, ấm lên…

+ Một lượng nhỏ tia cực tím rất cần thiết cho việc sản xuất Vitamin D ở người. Nhưng việc tiếp xúc quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cấp và mạn tính đối với da, mắt và hệ miễn dịch.

+ Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng bổ sung Vitamin D3 như dạng nhỏ giọt cho trẻ em, dạng viên cho người trưởng thành. Thay vì tắm nắng, chúng ta có thể bổ sung qua đường uống, vừa tiện lợi, phù hợp cho nhiều đối tượng, giảm thiểu được các tác hại do tia cực tím gây ra.

3. Hậu quả của thiếu Vitamin D?

- Bệnh còi xương

- Loãng xương

- Các vấn đề về răng

- Bệnh nhiễm khuẩn

- Bệnh ung thư: Vú, đại tràng, tiền liệt tuyến, tụy…

- Bệnh đái tháo đường

- Tâm thần và tự kỷ

- Các ảnh hưởng đến phụ nữ có thai: Trẻ có thể bị còi xương từ trong bụng mẹ, tăng tỷ lệ sinh non, sinh nhẹ cân, các rối loạn bẩm sinh…

Video liên quan

Chủ Đề