Tại sao có ngày giết sâu bọ

BNEWS Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?

Tìm hiểu về Tết Đoan Ngọ

Ý nghĩa, nguồn gốc ngày Tết Đoan Ngọ

Ở Việt Nam, ngày Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 khi kết thúc vụ lúa Chiêm, bước vào đầu vụ mùa. Đây là giai đoạn bà con nông dân làm lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên và ăn mừng mùa vụ.

Ngoài ra, người Việt cũng lưu truyền nhiều truyền thuyết về ngày Tết Đoan Ngọ. Theo đó, khi sâu bọ phát triển nhiều, người dân không biết làm cách nào để có thể giải được nạn, thì bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh gio [bánh tro], trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo, chỉ một lúc sau đó, sâu bọ đã đi mất. Để tưởng nhớ sự việc, dân chúng đặt cho ngày này là Tết diệt sâu bọ, có người gọi là Tết Đoan Ngọ.

Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan Ngọ. Vì vậy, Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được "Việt hóa" thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.

Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ "Tết giết sâu bọ" là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân... vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.

Vào thời điểm này, trái cây, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.

Vào ngày này, cả làng nhộn nhịp hẳn lên, nhà nào cũng dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên và hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.

Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ" sâu bọ", xua đuổi hết bệnh tật...

Thứ Ba, 23/06/2020 10:54 [GMT+07]

"Tháng Tư đong đậu nấu chè. Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm". Câu ca dao văng vẳng giữa ngày hè nhắc nhở đã sắp tới ngày Tết Đoan Ngọ [5/5 Âm lịch]. Nhà nhà đón, người người vui nhưng mấy ai hiểu được vì sao có lệ giết sâu bọ?


Đôi nét về nguồn gốc Tết Đoan Ngọ

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ như nhiều ngày Tết khác của Việt Nam, có  từ Trung Quốc. Theo sách “Phong thổ ký” thì Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa [Đoan : mở đầu, Ngọ : giữa trưa]. Còn Dương là mặt trời, là khí dương, Đoan Dương có nghĩa bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Theo học thuyết âm dương ngũ hành, Ngọ được xếp vào quẻ Ly, thuộc hành Hỏa. Trong một ngày, dương khí cao nhất là giờ Ngọ. Trong một tháng, dương khí cao nhất vào những ngày Ngọ, nhất là ngày Ngọ thượng tuần [đầu tháng]. Trong năm, dương khí cao nhất vào tháng Ngọ [tháng 5]. Như vậy, dương khí đạt cực điểm vào giờ Ngọ của ngày Ngọ đầu tiên trong tháng Ngọ. Bởi thế Tết vào thời gian này gọi là Tết Đoan Ngọ, chọn 5/5 cho dễ nhớ. Để tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa và nguồn gốc Tết Đoan Ngọ, mời bạn xem:

Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ
Những câu hỏi Tết Đoan Ngọ là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ với người dân Việt Nam ta như thế nào?... là những thắc mắc nhiều người quan

 

Vì sao có ngày giết sâu bọ dịp tết Đoan ngọ?

- Diệt sâu bọ để được mùa màng bội thu, khai mở cửu khiếu

Theo lịch cổ thì ngày này đánh dấu sự chuyển giao thực sự giữa mùa xuân và mùa hạ, xuân vận đã hết, hạ vận đã sang.Sự chuyển tiết giữa hai tạo điều kiện cho sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển, gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối. Bởi vậy vào tiết này, người ta làm lễ dâng hương cầu cho sâu bọ có hại bị tuyệt diệt, người tai qua nạn khỏi, được mùa. Nên Tết này còn được gọi là “ngày giết sâu bọ” hay "diệt sâu bọ".

5/5 là ngày cực dương hoặc gần với cực dương, con người cũng như mọi vật cần dự trữ năng lượng để chống lại dương khí quá cao của trời đất.Họ cần ăn một số hoa quả hay thực phẩm giàu năng lượng như trứng luộc, cái rượu, cháo chè kê, bánh đa, uống rượu xương bồ,… để khai mở cửu khiếu [9 cái lỗ tự nhiên trên cơ thể], thông dương khí hòa cùng trời đất. Nhiều người còn ăn những hoa quả có vị chua như mận với hàm ý giảm sự mãnh liệt của Can [gan], hạn chế những tác động xấu tới tạng Tâm [tim] và hệ thống mạch máu.

Người ta cho rằng vào Tết Đoan Ngọ, cây cối sẽ tích trữ nhiều dược chất để chống lại dương khí khắc nghiệt. Do đó nhiều lương y tổ chức hái thuốc vào trưa 5/5 để mong có hiệu quả cao hơn. Nên đây còn là ngày thờ tổ của ngành y, học trò theo nghề đến lễ Tết nhà thầy.

Ngày 5/5 âm lịch cũng là ngày các con cháu chuẩn bị mâm cơm thắp hương để bày tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên đồng thời mong muốn có một mùa màng bội thu.

Tùy vào từng vùng miền và dân tộc sẽ có những vật phẩm cho mâm cỗ cúng khác nhau.

Quan niệm “diệt trừ sâu bọ” của người Việt liên quan đến nhiều truyền thuyết khác nhau về ngày tết Đoan ngọ.

Một trong những truyền thuyết kể rằng, đầu tháng 5 là kết thúc vụ lúa Chiêm, bước vào đầu vụ Mùa. Thời điểm này, sâu bọ phát triển nhiều.

Người dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.

Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh gio, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục.

Nhân dân làm theo, chỉ một lúc sau đó, sâu bọ đàn lũ té ngã rồi đi mất. Lão ông nói: 'Sâu bọ vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng'. Dân làng biết ơn, định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất.

Để tưởng nhớ sự việc, dân chúng đặt cho ngày này là ‘Tết diệt sâu bọ’, có người gọi là tết Đoan ngọ, vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Hiện, ở một số làng quê Việt Nam vẫn rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên đán, có lẽ ‘Tết diệt sâu bọ’ là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân…

Tết Đoan ngọ hay còn gọi là Tết Diệt sâu bọ là một ngày lễ tết quan trọng trong truyền thống của người Việt Nam, thường diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch.

Theo cuốn sách Hội hè lễ Tết của người Việt, tác giả Nguyễn Văn Huyên cho biết người Việt Nam còn gọi Tết Đoan ngọ là Tết Diệt sâu bọ, được cúng vào ngày mùng 5 tháng 5 [âm lịch]. Đây là dịp quan trọng thứ 2 trong năm, sau Tết Nguyên đán.

“Đoan” có nghĩa là bắt đầu, “Ngọ” chỉ giờ ngọ, tức là khoảng thời gian nóng nhất trong ngày [từ 11 giờ đến 1 giờ chiều]. Đoan Ngọ có thể hiểu là “ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm”.

Trong cuốn sách đề cập Tết Đoan ngọ bắt nguồn với vùng đất Bách Việt ở Nam Trung Hoa và Bắc Đông Dương. Đây vốn là vùng nông nghiệp lúa nước, hoa màu phát triển.

Sản vật theo mùa dùng cúng trong Tết Đoan ngọ. Ảnh: Quỳnh Trang.

Theo quan niệm dân gian, người Việt Nam gọi Tết Đoan ngọ là Tết Diệt sâu bọ bởi đây là giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết nên dịch bệnh, sâu bọ dễ phát sinh. Nếu không diệt trừ sâu bọ sâu bọ sẽ làm hỏng mùa màng nên phải cúng Tết Đoan ngọ.

Không những thế, cứ vào tháng 5, thời tiết oi bức là con người hay ốm đau. Do đó, cúng Tết Đoan ngọ có 2 nhiệm vụ: Bảo vệ sức khỏe khỏi ốm đau và ăn hoa quả như thụ lộc, thụ hưởng thành quả lao động. Từ đó những loại như rượu nếp, mận, vải có chức năng diệt các loại sâu bọ.

Trong tiềm thức của người Việt, trong hệ tiêu hóa thường có sâu bọ, nếu không giết đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, việc tiêu diệt sâu bọ không phải thời gian nào cũng có thể làm được. Chỉ có ngày mùng 5/5 chúng mới ngoi lên, là cơ hội để trừ khử.

Do đó, để diệt sâu bọ hiệu quả thì sau khi ngủ dậy ăn một bát rượu nếp để sâu bọ say, rồi ăn vải, mận, đào… cho sâu bọ chết. Ở các địa phương ven sông, biển thì tục tắm trong dịp này được duy trì. Trong ngày này, mọi người sẽ canh đúng giờ ngọ để đi tắm sông, biển bởi người ta quan niệm đó là hình thức giúp tẩy rửa bệnh tật.

Bên cạnh đó, cũng theo quan niệm dân gian, trong ngày Tết Đoan ngọ mọi người không nên dừng chân ở nơi âm u, nhiều tà khí vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Và tránh mua đồ lưu niệm trong ngày Tết Đoan ngọ bởi người xưa quan niệm mọi vật đều chứa linh khí nếu tốt sẽ mang lại may mắn tài lộc còn nếu không tốt sẽ mang những điều xui xẻo.

Những loại như rượu nếp, mận, vải có chức năng diệt các loại sâu bọ. Ảnh: Quỳnh Trang.


Video liên quan

Chủ Đề