Tại sao gọi là Bác Hồ mà không gọi là Bác Minh

Cây ngô không mọc ở lục địa nào [Khác - Lớp 6]

2 trả lời

Tìm x [Khác - Lớp 7]

2 trả lời

Tính [Khác - Lớp 7]

2 trả lời

Rút gọn biểu thức [Khác - Lớp 8]

3 trả lời

Vì sao áo chống nắng, mang đi phơi nắng lại khô [Khác - Đại học]

2 trả lời

Cho các hình sau, chọn khẳng định đúng [Khác - Lớp 6]

3 trả lời

Dựa vào hình trên, chọn câu sai? [Khác - Lớp 6]

2 trả lời

Tính [Khác - Lớp 8]

2 trả lời

​[ĐSCVN] - Tìm hiểu về danh xưng “Hồ Chí Minh” càng làm cho chúng ta nhận thức sâu sắc thêm về tư tưởng, đạo đức, phong cách giản dị, trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã dành cả cuộc đời vì dân, vì nước, vì độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.

Bạn đang xem: Tại sao bác hồ lấy tên hồ chí minh


Bộ sưu tập chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945 – 1969 [Ảnh chụp từ tài liệu trưng bày tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III]

Danh xưng “Hồ Quang” hay “Hồ Chí Minh” ban đầu được Bác sử dụng như là một bí danh. Đó là thời điểm cuối năm 1938, từ Liên Xô trở lại Trung Quốc hoạt động, trong vai một Thiếu tá của Bát Lộ quân, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng cái tên “Hồ Quang” để công tác tại Phòng Cứu vong thuộc Văn phòng Bát Lộ quân ở Quế Lâm [Trung Quốc], nhiệm vụ cụ thể là Ủy viên y tế kiêm Ủy viên bích báo, tham gia lãnh đạo Phòng.

Xem thêm: Impressions Là Gì ? Phân Biệt Impression Trong Seo Và Quảng Cáo

Vì sao lúc này Nguyễn Ái Quốc lại dùng danh xưng là “Hồ Chí Minh”, trong đó “Hồ” là họ và “Chí Minh” là tên [người có họ là “Hồ”, tên là “Chí Minh”]. Đơn giản là bởi lẽ Bác rất am hiểu văn hóa Trung Quốc, thông thạo tiếng Trung Quốc. Trong ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, chữ “Hồ” còn có nghĩa là “râu” hàm ý chỉ những người lớn tuổi để râu; hoặc trong chữ “mơ hồ”. Người Trung Quốc nếu nói “già hồ” có nghĩa là nói về ông già có râu dài, giản dị, mơ hồ, có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trong cuộc sống. Do vậy, Bác dùng họ “Hồ” đã thể hiện được phong cách giản dị, dễ hòa đồng, hòa nhập với dân chúng, lại có thể tránh được sự theo dõi của mật thám. Người Trung Quốc không xưng hô bằng tên gọi mà xưng hô bằng họ. Trong trường hợp bị mật thám tìm hỏi về một ông lão Hồ thì người dân cũng sẽ rất khó xác định được đó là “ông già râu dài” nào. Về tên gọi “Chí Minh”, chữ “Chí” trong “ý chí”, còn “Minh” là “sáng” hay trong “con đường sáng”. Bác dùng danh xưng “Hồ Chí Minh” có hàm ý muốn nói rằng một người giản dị như bao người dân Việt Nam yêu nước khác, nhưng có đầy ý chí và lòng quyết tâm đi theo con đường sáng, con đường cách mạng vô sản chân chính đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam…

Chỉ một vài lần hiếm hoi vào các năm 1947, 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng chữ ký với duy nhất một chữ “H”, là chữ cái đầu tiên trong danh xưng “Hồ Chí Minh”.

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập với thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam, mãi mãi soi đường chosự nghiệp xây dựng và bảo vệđất nướccủa nhân dân Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,dân chủ,công bằng, văn minh./.

–––––––––––––––

, . Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử [Tập 2: 1930 – 1945]. Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2009

. Hồ Chí Minh - Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, Tập 4, Trang 1-3, năm 2011

. Hồ Chí Minh - Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, Tập 15, Trang 602-603, năm 2011

 Quốc Hiếu

Có một tình cờ thú vị là người đầu tiên viết tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh in thành sách là Jean Lacouture. Ông được người Pháp đánh giá là một trong những nhà văn chuyên viết tiểu sử nổi tiếng nhất nước Pháp đương đại… Lý do là ở trong nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh không đồng thuận cho viết tiểu sử mình. Nhà báo Phan Quang, nguyên Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhớ về Jean Lacouture như sau:

“…Trong một bữa ăn, tôi nói với Jean về cảm tưởng khi lần đầu đọc cuốn sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thời ấy, cả nước Việt Nam đang bừng bừng khí thế đánh Mỹ. Quân dân ta đã bắn rơi chiếc máy bay thứ 2.000... Thành thật mà nói, những tư liệu anh viết về Bác Hồ đối với chúng tôi không có gì mới. Nhưng sách của anh là cuốn tiểu sử hoàn chỉnh đầu tiên về Hồ Chí Minh. Trước anh, mới có cuốn sách mỏng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất bản ở Liên khu 5 từ thời kháng Pháp, bài báo của đồng chí Trường Chinh và một số hồi ký của các nhà cách mạng... Hơn nữa, tác phẩm được thực hiện và xuất bản khi Người còn khỏe [1967]. Chúng tôi rất biết ơn những lời tốt đẹp anh viết về Việt Nam. Có phải chính anh đã viết: Ai muốn học bài học về chủ nghĩa lạc quan, hãy đến Việt Nam?...”.

Jean Lacouture kể lại một kỷ niệm. Hôm ấy, tại Hà Nội, giữa hai đợt bom Mỹ, khi đang phỏng vấn Thủ tướng Phạm Văn Đồng thì cửa phòng hé mở và Bác Hồ nhẹ nhàng bước vào. Tiếng chân Người bước đi vẫn rất nhẹ, còn nhẹ hơn tiếng sột soạt của bộ áo quần kaki Bác mặc trên người. Bác Hồ mỉm cười, đưa tay ra hiệu bảo mọi người cứ ngồi yên và nói: “Thủ tướng nói về chính sách của Chính phủ hay hơn tôi. Tôi đến đây chỉ như một người bạn cũ để chuyện trò với nhau về những ngày đã qua thôi. Thế nào, Paris có gì mới nào, anh bạn?”.

Jean Lacouture nhận xét, Bác Hồ trông có khác đi nhiều. Tóc bạc nhiều hơn. Bộ râu dường như thưa thớt hơn lần anh được gặp trước. Dáng người của Bác vẫn dong dỏng trong bộ quần áo kaki, tuy khuôn mặt có đầy đặn hơn một chút so với hồi trước...

Và Jean Lacouture kết thúc cuốn tiểu sử bằng ý kiến riêng của mình với những dòng sau:

"Ai mà biết được? Bác Hồ bây giờ là một người cao tuổi. Đời Bác đã trải qua cả nửa thế kỷ đấu tranh cách mạng... Nhưng nếu cậu bé Cung trở thành Nguyễn Tất Thành, trở thành anh Ba, trở thành Nguyễn Ái Quốc, trở thành Vương, trở thành Line, rồi trở thành Hồ Chí Minh không được tự mắt nhìn thấy nước Việt Nam độc lập và thống nhất từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau, thì những người Việt Nam khác, những người được Bác Hồ đào tạo nên và cũng đều được tôi luyện trong chiến đấu, họ sẽ thay mặt Người mà chứng kiến điều ấy trở thành hiện thực...".

Vậy là Jean Lacouture là một trong những người nước ngoài sớm gọi “Bác Hồ”.

Một người nước ngoài khác, con trai nhà báo Wilfred Burchett là George Burchett được sinh ra tại Hà Nội năm 1955 luôn có cảm tình đặc biệt với Bác Hồ. Anh nói rằng, Wilfred Burchett ngưỡng mộ Hồ Chủ tịch nhiều hơn bất cứ nhân vật nào trong lịch sử - bởi nhân cách, cũng như sự thông tuệ đáng khâm phục, tư tưởng quốc tế và tài lãnh đạo của Người.

“Mỗi lần trở lại Việt Nam qua những chuyến thăm ngắn ngủi, Wilfred Burchett đều nói rằng, Bác Hồ gửi tới những đứa trẻ chúng tôi lời hỏi thăm ấm áp nhất - dành cho anh trai tôi, chị gái tôi và tôi. Bởi vậy, có thể nói rằng, Bác Hồ luôn hiện diện trong gia đình tôi như một hình ảnh vô cùng mạnh mẽ. Và bởi vì cha tôi đã luôn kiên định với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và thống nhất của Việt Nam, nên Việt Nam cũng luôn hiện diện trong gia đình tôi. Với tôi, Việt Nam - Bác Hồ thực sự là một điều gì đó sâu sắc và có thực.

Trong tâm trí tôi, Bác Hồ và cha tôi luôn có mối quan hệ mật thiết. Tôi yêu quý và trân trọng họ với tất cả trái tim mình…”.

Xưng hô chính thức và đầu tiên của Hồ Chủ tịch trước công luận là xưng… “tôi” trong câu hỏi nổi tiếng, khi Người đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945: “Đồng bào nghe tôi nói có rõ không?”. Đồng bào và tôi. Mỗi lần nói với toàn thể hay một tập hợp người Việt, Người đều dùng chữ đồng bào.

Trong nhiều trang hồi ký các nhân vật lịch sử cho thấy, Hồ Chủ tịch rất uyển chuyển khi trò chuyện với các đối tượng khác nhau. Những người như Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh thì Người gọi là tiên sinh, tướng Trần Tu Hòa là Trần tướng quân, giám mục Lê Hữu Từ là cụ, linh mục Lê Văn Yên là ngài, các ông Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn, Nguyễn Văn Tố… đều là cụ, đại diện các gia đình hảo tâm quyên góp cho Chính phủ là các bà và các ngài, hội hảo tâm là quý hội, Chủ tịch Quốc hội là cụ chủ tịch, một bộ trưởng là cụ bộ trưởng, đại diện các ủy ban nhân dân là các bạn… Trong một bức thư gửi các ngụy binh, Người gọi họ là anh em. Gửi những người đi lính cho Pháp và bù nhìn, Người viết: “Tôi thiết tha kêu gọi các người”.

Vậy “Bác Hồ” bắt đầu được gọi như vậy từ bao giờ, từ đâu ra? Thư tịch và tài liệu lưu trữ cho hay, tháng 9/1947, lần đầu tiên Người xưng bác và gọi cháu là trong “Trả lời thư chúc mừng của Hội Nhi đồng Công giáo khu Thượng Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Đông” ngày 10/5/1947: “Bác cảm ơn các cháu. Bác khuyên các cháu: Biết giữ kỷ luật, siêng học siêng làm, yêu Chúa yêu nước. Bác hôn các cháu”. Và Người vẫn ký Hồ Chí Minh, chứ không ký Bác Hồ. Ba tháng sau, trong “Thư gửi nhi đồng toàn quốc nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Tám” năm 1947, danh xưng Bác Hồ xuất hiện và từ đó được sử dụng.

Các nhà nghiên cứu lưu ý Hồ Chủ tịch chỉ xưng “Bác” trong hai trường hợp quan hệ. Thứ nhất, trường hợp bác - cháu, với nhi đồng. Điều này là bình thường. Ở tuổi 55, khi lên làm Chủ tịch nước, đối với người Việt thời đó, Người đã là một người cao tuổi. Bác gọi những người trạc tuổi mình là cụ. Trong bối cảnh ấy, xưng hô bác - cháu của Hồ Chủ tịch với nhi đồng là tự nhiên. Cuối thư gửi nhi đồng, Bác Hồ thường hôn các cháu. Trong một bức thư, Bác Hồ còn hôn các cháu rõ kêu, một kiểu biểu lộ tình cảm của người Âu - Mỹ lại được diễn đạt đậm đà bản sắc Việt Nam. Người cũng xưng trong quan hệ với những cộng sự, giúp việc kém tuổi mình. Bác ở đây là bác - cô/chú.

“Bác Hồ”, danh xưng thân thương này được dùng với mọi người, mọi nơi ở Việt Nam. Những người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không gọi Bác mà gọi Bok Hồ [Cha Hồ]. Nay trong nhiều gia đình “tam đại đồng đường”, thậm chí “tứ đại đồng đường”, cả nhà cùng gọi Bác Hồ vẫn tự nhiên như thường mà quên đi khái niệm tuổi tác. “Bác Hồ”, danh xưng này vượt qua tính chất gia đình mà là tấm lòng yêu quý, lòng kính trọng, biết ơn của mọi con dân nước Việt hôm nay và mai sau đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác Hồ sống mãi trong mỗi gia đình người Việt.

Q.H

Video liên quan

Chủ Đề