Tại sao khi truyền máu cần xét nghiệm

Truyền máu là nhận máu hoặc nhận các chế phẩm máu được hiến từ người khác, bao gồm hồng cầu lắng, tiểu cầu hoặc huyết tương. Máu được lưu trữ trong một túi nhựa và máu được truyền qua dây truyền có kim tiêm gắn vào tĩnh mạch cánh tay. Việc truyền máu không gây đau nhưng bệnh nhân có thể hơi khó chịu vì kim được gắn vào tĩnh mạch cánh tay. Mỗi đơn vị máu thường được truyền hơn 2 đến 4 giờ.

Tại sao bệnh nhân cần truyền máu?

Máu và các chế phẩm máu được dùng để thay thế cho lượng máu đã mất và điều chỉnh những bất thường trong máu mà không giải pháp nào khác có thể thay thế được.

Những lý do thông thường để truyền máu gồm:

  • Mất máu trầm trọng do tai nạn hoặc phẫu thuật
  • Bệnh thiếu máu
  • Chảy máu hay các rối loạn đông máu.
  • Há»— trợ Ä‘iều trị má»™t số bệnh và các rối loạn máu.

Bác sĩ sẽ thảo luận với bệnh nhân nguyên nhân tại sao cần truyền máu. Tuy nhiên sự lựa chọn của bạn có thể bị hạn chế vì việc từ chối truyền máu có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm đến tính mạng.

Những bước cần thực hiện để đảm bảo máu được an toàn?

Tất cả những đơn vị máu được cung cấp bởi Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM. Máu được hiến bởi những người tự nguyện. Trước khi hiến máu, những người cho máu phải trả lời những câu hỏi chi tiết để đảm bảo người hiến máu có sức khỏe tốt và loại trừ các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Nếu người hiến máu có bất cứ yếu tố nguy cơ gây bệnh nào thì không được phép hiến máu.

Mỗi đơn vị máu đều được kiểm tra các bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền qua máu, ví dụ:

  • Viêm gan siêu vi B
  • Viêm gan siêu vi C
  • HIV 1 & 2
  • Bệnh giang mai
  • HTLV 1&2

Lợi ích và nguy cơ của việc truyền máu như thế nào?

Điều quan trọng là những nguy cơ khi không truyền đủ máu sẽ cao hơn nguy cơ rất thấp khi truyền máu và máu chỉ được truyền khi những lợi ích lớn hơn nguy cơ.

Những nguy cơ nghiêm trọng của việc truyền máu, mặc dù hiếm, bao gồm phản ứng truyền máu hoặc lây những bệnh truyền nhiễm. Những nguy cơ này được giảm thiểu khi có sự sàng lọc cẩn thận người hiến máu, xét nghiệm máu và xử lý máu.

Máu phù hợp là như thế nào?

Để truyền máu, máu của người cho phải phù hợp với máu của người nhận do mỗi người đều có nhóm máu khác nhau. Ngoài ra, trước khi truyền máu, tại giường bệnh, nhân viên y tế sẽ kiểm tra chéo thông tin bệnh nhân và thông tin đơn vị máu để xác định đúng bệnh nhân và nhóm máu trước khi thực hiện. Đó là lý do vì sao điều dưỡng, bác sĩ yêu cầu bệnh nhân nêu tên và ngày tháng năm sinh trước khi lấy mẫu máu và trước khi truyền máu.

Phản ứng truyền máu là gì?

Phản ứng truyền máu là một biến chứng hiếm gặp của truyền máu khi bệnh nhân phản ứng lại với máu được truyền.

Điều dưỡng sẽ quan sát bệnh nhân cẩn thận trong suốt quá trình truyền máu, đặc biệt tại thời điểm bắt đầu truyền. Hãy báo ngay với điều dưỡng nếu bệnh nhân cảm thấy sốt hoặc lạnh run trong khi truyền hoặc sau khi truyền. Ngay cả khi bệnh nhân có phản ứng với máu thì đó không phải là lý do khiến bệnh nhân lo lắng. Để đề phòng, điều dưỡng sẽ ngưng truyền và gọi bác sĩ. Các triệu chứng của bệnh nhân sẽ được điều trị, nguyên nhân gây phản ứng sẽ được kiểm tra. Tất cả các phản ứng và sự cố liên quan đến truyền máu đều được báo cáo cho Hội đồng Sử dụng Máu.

Nếu tôi có phản ứng, tôi sẽ được truyền máu tiếp hay không?

Nếu bệnh nhân có hiện tượng phản ứng với truyền máu, bệnh nhân sẽ được kê toa thuốc trước lần truyền tiếp theo hoặc sẽ được truyền một sản phẩm máu khác, việc này có thể giúp ngăn ngừa phản ứng.

Vài tháng sau khi truyền máu, rất hiếm trường hợp bệnh nhân có thể xuất hiện những kháng thể chống lại hồng cầu được truyền. Những kháng thể này thường sẽ không làm cho bệnh nhân bị bệnh, nhưng nhận biết những kháng thể này sẽ rất quan trọng cho những lần truyền tiếp theo hoặc khi mang thai. Những kháng thể này sẽ được phát hiện khi xét nghiệm trước lần truyền máu tiếp theo.

Có giải pháp nào thay thế cho việc truyền máu không?

Truyền máu tự thân là quá trình mà trong đó một người sẽ nhận máu của chính mình khi được truyền máu, thay vì nhận máu từ ngân hàng máu [từ người khác hiến máu]. Có 2 loại truyền máu tự thân chính:

– Bệnh nhân có thể “tá»± hiến máu” trÆ°á»›c khi phẫu thuật, hoặc

– Lấy máu trong và sau khi phẫu thuật bằng cách sá»­ dụng thiết bị hoàn hồi tế bào máu trong khi phẫu thuật – gọi là Cell-saver. Khi máy cell-saver hoạt Ä‘á»™ng, máu bị mất trong quá trình phẫu thuật sẽ được hút vào máy. Máy lọc và rá»­a máu để loại bỏ mọi chất nhiá»…m. Khi đó máu có thể được truyền trở lại cho bệnh nhân trong khi phẫu thuật hoặc sau đó. Máy cell-saver cÅ©ng là má»™t giải pháp hữu hiệu cho những bệnh nhân có sá»± phản đối của tôn giáo khi nhận truyền máu. PhÆ°Æ¡ng pháp này không thể sá»­ dụng cho tất cả bệnh nhân, và trong trường hợp bệnh nhân chảy máu quá nhiều trong khi phẫu thuật thì bệnh nhân vẫn phải Ä‘Æ°Æ¡Ì£c yêu cầu truyền máu bổ sung.

  • Thuốc kích thích tạo hồng cầu Erythropoietin [EPO]: Erythropoietin là má»™t ná»™i tiết tố tá»± nhiên do thận sản sinh. Chất này kích thích cÆ¡ thể tạo ra nhiều tế bào hồng cầu và được sá»­ dụng để Ä‘iều trị bệnh thiếu máu. Thuốc này được sá»­ dụng rá»™ng rãi để thay thế cho phÆ°Æ¡ng pháp truyền máu. Thuốc thường được tiêm từ má»™t đến ba lần má»—i tuần trÆ°á»›c khi tiến hành phẫu thuật.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Nếu cÆ¡ thể bạn bị thiếu má»™t số vitamin hoặc khoáng chất, nhÆ° sắt, vitamin B12 hoặc axit folic, việc bổ sung chất dinh dưỡng có thể giúp tăng huyết sắc tố và hạn chế nhu cầu truyền máu. Các chất dinh dưỡng này được bổ sung hằng ngày qua chế Ä‘á»™ ăn uống hoặc uống theo toa thuốc trÆ°á»›c cuá»™c mổ theo chÆ°Æ¡ng trình.

Nếu bệnh nhân cần biết thêm thông tin, vui lòng trao đổi với bác sĩ của mình.

HÃY KHUYẾN KHÍCH NGƯỜI THÂN VÀ BẠN BÈ KHỎE MẠNH CỦA BẠN THAM GIA HIẾN MÁU.

Hàng năm ở Hoa Kỳ có hơn 21 triệu đơn vị thành phần máu được truyền, lấy từ khoảng 7 triệu người hiến tình nguyện [1 Tài liệu tham khảo chung Hàng năm ở Hoa Kỳ có hơn 21 triệu đơn vị thành phần máu được truyền, lấy từ khoảng 7 triệu người hiến tình nguyện [1]. Mặc dù hiên nay truyền máu có thể an toàn hơn, nhưng vì nguy cơ và nhận... đọc thêm ]. Mặc dù hiên nay truyền máu có thể an toàn hơn, nhưng vì nguy cơ và nhận thức của người dân về nguy cơ] nên cần có sự chấp thuận trong thực hành truyền máu.

Tại Hoa Kỳ, việc thu gom, bảo quản và vận chuyển máu và các chế phẩm máu ó được FDA, AABB [trước đây gọi là Hiệp hội Ngân hàng Máu Hoa Kỳ] chuẩn hóa và điều chỉnh và đôi khi là các cơ quan y tế nhà nước hoặc địa phương. Sàng lọc người cho máu bao gồm bảng câu hỏi và phỏng vấn sức khoẻ; đo nhiệt độ, nhịp tim, và huyết áp; và xác định Hb. Một số người cho máu hoãn lại tạm thời hoặc vĩnh viễn [xem bảng Một số lý do cho việc trì hoãn hoặc từ bỏ việc hiến máu Một số lý do để hoãn hiến máu hoặc bị từ chối ]. Các tiêu chuẩn trì hoãn nhằm bảo vệ người cho không bị ảnh hưởng xấu của viêc hiến máu và người nhận không bị nhiễm bệnh.

Hiến máu toàn phần được giới hạn trong 56 ngày một lần, trong khi hiến tặng hồng cầu [RBC] không hấp thụ [hiến gấp đôi lượng RBC thông thường trong một lần, với huyết tương đã tách được trả lại cho người hiến] được giới hạn 112 ngày một lần. Việc hiến tặng tiểu cầu apheresis được giới hạn trong 72 giờ một lần với tối đa là 24 lần/năm. Loại trừ trường hợp ngoại lệ, người hiến máu không được trả tiền. [Xem thêm American Red Cross để biết thông tin về lựa chọn người cho.]

Trong tiêu chuẩn hiến máu, khoảng 450 mL máu toàn phần được thu gom trong túi nhựa chứa chất bảo quản chống đông máu. Máu toàn phần hoặc khối hồng cầu được bảo quản bằng citrat-phosphate-dextrose-adenine có thể được lưu trữ trong 35 ngày. Khối hồng cầu có thể được lưu trữ trong 42 ngày nếu có adenine-dextrose-saline được thêm vào.

Truyền máu tự thân, là sử dụng máu của bệnh nhân, ít được ưa chuộng. Trước khi giải phẫu, 3 hoặc 4 đơn vị máu toàn phần hoặc khối hồng cầu được thu gom trong vòng 2 đến 3 tuần trước phẫu thuật. Bệnh nhân sau đó được bổ sung chất sắt. Có thể xem xét truyền máu tự thân khi gặp khó khăn về chon máu phù hợp vì bệnh nhân đã tạo kháng thể chống lại các kháng nguyên hồng cầu hoặc có nhóm máu hiếm. Cũng có thể lấy lại máu chảy ra trong phẫu thuật để truyền lại theo quy trình đặc biệt.

Tài liệu tham khảo chung

  • 1. Ellingson KD, Sapiano MRP, Haass KA, et al: Tiếp tục giảm thu thập và truyền máu ở Hoa Kỳ – 2015. Transfusion 57: [ngụ 2]: 1588–1598, 2017.

Xét nghiệm trước khi truyền

Các xét nghiệm máu người cho bao gồm

  • Kháng nguyên ABO và Rh0[D]

  • Kiểm tra kháng thể

  • Xét nghiệm các marker nhiễm trùng [xem bảng Infectious Disease Transmission Testing Xét nghiệm bệnh truyền nhiễm ]

Xét nghiệm hòa hợp kháng nguyên A, B và Rho[D] giữa người cho và nhận; sàng lọc huyết tương của người nhận có các kháng thể chống lại các kháng nguyên khác của hồng cầu; và bao gồm phản ứng chéo để đảm bảo huyết tương của người nhận hòa hợp với kháng nguyên trên các hồng cầu của người cho máu. Xét nghiệm hòa hợp được thực hiện trước khi truyền máu; tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, xét nghiệm được thực hiện sau khi lấy máu từ ngân hàng máu. Nó cũng có thể giúp chẩn đoán phản ứng truyền máu.

Xét nghiệm phản ứng chéo nhóm ABO/Rh và sàng lọc kháng thể làm tăng khả năng phát hiện không hòa hợp chỉ 0,01%. Do đó, nhiều bệnh viện thực hiện chéo điện tử trên máy tính chứ mà không thực những phản ứng chéo trong một ống nghiệm ở những bệnh nhân có sàng lọc kháng thể âm tính. Nếu người nhận có kháng thể chống hồng cầu có ý nghĩa lâm sàng, chỉ sử dụng máu của người cho âm tính đối với kháng nguyên tương ứng; làm thêm xét nghiệm hòa hợp bằng kết hợp huyết tương người nhận, các hồng cầu của người cho, và globulin chống người. Ở những bệnh nhân không có kháng thể chống hồng cầu đáng kể về mặt lâm sàng, sẽ không có ngưng kết, khẳng định khả năng hòa hợp của ABO.

Truyền máu khẩn cấp được thực hiện khi không đủ thời gian [thường

Chủ Đề