Tại sao khi vay ngân hàng phải mua bảo hiểm

Xử phạt ngân hàng ép khách mua bảo hiểm khi vay vốn

[ĐCSV] - Hiện tình trạng khách hàng vay vốn bị ép mua bảo hiểm nhân thọ ngày càng nhiều. Mặc cho vấn đề này đã được rất nhiều khách hàng phàn nàn cũng như các ngân hàng cũng đã có nhiều biện pháp, quy định chấn chỉnh nhưng tình trạng giải ngân khoản vay đồng nghĩa giải ngân bảo hiểm vẫn tiếp tục diễn ra.

Nhiều khách hàng bị "ép" mua bảo hiểm nhân thọ khi vay vốn. Ảnh: CTV.

Theo đó, tại Khoản 4, Điều 10 Luật Kinh doanh bảo hiểm đã nghiêm cấm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. Đồng thời, Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định không tổ chức, cá nhân nào được phép can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài của bên mua bảo hiểm. Khoản 3, Điều 38, Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.

Theo Luật sư An Bình – chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hiện không có quy định nào bắt buộc người vay phải mua bảo hiểm. Tuy nhiên lợi nhuận từ việc bán bảo hiểm là nguồn thu nhập rất lớn của ngân hàng. Hơn nữa, việc bán bảo hiểm cũng tạo thêm nguồn thu nhập cho nhân viên ngân hàng. Bởi vậy khi khách vay hoặc gửi tiết kiệm mặc nhiên nhân viên ngân hàng sẽ chào mời khách mua bảo hiểm. Doanh số bán bảo hiểm cũng là 1 phần chỉ tiêu áp cho nhân viên ngân hàng.

Mặc dù không có điều khoản nào trong hợp đồng giữa ngân hàng và khách vay liên quan đến việc bắt buộc mua bảo hiểm song thực tế ở nhiều ngân hàng, việc tự nguyện mua bảo hiểm chỉ mang tính hình thức. Đơn giản, nếu không mua gói bảo hiểm khả năng được giải ngân sẽ khó khăn hơn nhiều. Để được vay, khách hàng đành phải ngậm ngùi tham gia gói bảo hiểm một cách không vui vẻ.

Ngay sau khi nhận được thông tin về tình trạng một số ngân hàng có biểu hiện ép khách mua bảo hiểm khi vay vốn, Bộ Tài chính đã có công văn gửi đến các doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu rà soát lại hợp đồng liên kết đã ký với ngân hàng để đảm bảo tuân thủ đúng quy định. Trong trường hợp khi phát hiện các ngân hàng đối tác đang thực hiện sai các quy định trong hợp đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm cần có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

Theo báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm, trong hợp đồng liên kết hoàn toàn không có điều khoản hợp đồng bảo hiểm phải được bán kèm theo gói sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã tiến hành làm việc và lưu ý lại các vấn đề liên quan với phía ngân hàng liên kết để đảm bảo thực hiện đúng theo quy định.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp, ngân hàng thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm rà soát và xử lý nghiêm các trường hợp ép buộc khách hàng mua bảo hiểm khi cấp tín dụng.

Bộ Tài chính cũng nêu rõ các ngân hàng có nghĩa vụ cần phải giải thích cho khách hàng hiểu rằng các sản phẩm bảo hiểm không phải là sản phẩm do ngân hàng phân phối và không mang tính bắt buộc.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục cùng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách và tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động phân phối bảo hiểm qua ngân hàng để đảm bảo hoạt động này tuân thủ nghiêm túc quyền tự do lựa chọn của khách hàng./.

HC

Phóng viên - 05/05/2021 | 21:09 [GTM + 7]

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Thông tin trong nước và quốc tế

Tổng thu ngân sách Nhà nước do Tổng Cục thuế quản lý đã đạt hơn 468.000 tỷ đồng [Ảnh minh họa]

# Đến hết tháng 4, tổng thu ngân sách Nhà nước do Tổng Cục thuế quản lý đã đạt hơn 468.000 tỷ đồng, bằng 42% so với dự toán và tăng gần 69% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hầu hết khoản thu ngân sách do cơ quan thuế quản lý đều tăng so với cùng kỳ. Trong đó, thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh tăng tới 37,2%. 

# Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 ước tính đạt 409,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,3% so với tháng trước và tăng mạnh 30,92% so với cùng kỳ năm trước.

# Bộ Công thương đánh giá, tốc độ tăng trưởng hoạt động thương mại 4 tháng đầu năm đã phản ánh quá trình phục hồi đang diễn ra trong nền kinh tế, tuy nhiên chưa đồng đều trong các lĩnh vực. 

# Còn theo Bộ Tài Chính, kể từ ngày 17/5 đến hết 31/12/2021, sẽ áp dụng mức thu bằng 50% mức thu phí tại biểu thu phí trong chăn nuôi.

# Liên quan đến xuất khẩu, những ngày qua, tình trạng xe hàng ùn ứ chờ thông quan tại cửa khẩu Hữu Nghị [Lạng Sơn] lại xảy ra. Nguyên nhân là do sau nghỉ lễ, phía Trung Quốc nhận ít hàng hơn thường lệ. 

# Chuẩn bị cho vụ thu hoạch vải thiều đang đến gần, Cục Quản lý xuất nhập cảnh vừa đồng ý cho 164 thương nhân Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam, đến Bắc Giang mua vải thiều.

Năm nay vải thiều của tỉnh tiếp tục được mùa, sản lượng ước đạt khoảng 185.000 tấn, riêng huyện Lục Ngạn ước đạt khoảng 120.000 tấn [tăng gần 30.000 tấn so với năm ngoái].

# Thị trường văn phòng cho thuê đang được đánh giá là điểm sáng của ngành bất động sản, khi tỷ lệ hấp thụ vẫn đạt ở mức cao trên 90%. 

# Ở phía Nam, bất động sản Bình Dương là thị trường được quan tâm nhất. Tính đến hết tháng 4, mức độ quan tâm của nhà đầu tư đến Bình Dương đã gấp đôi Long An và vượt Đồng Nai. 

# Sáng nay, Sở TN&MT TPHCM tổ chức công bố quyết định số 08 ngày 29/4/2021 của chủ tịch UBND TPHCM về việc chấp thuận triển khai thực hiện việc ủy quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với 22 Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn thành phố.

Ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài Nguyên Môi trường TPHCM cho rằng: "Bước này là một bước thể hiện sự tin tưởng của lãnh đạo thành phố cho phép ngành tài nguyên môi trường ủy quyền thay vì trong thẩm quyền của mình và ủy quyền cho bên dưới thực hiện. Tuy vậy, cần phải kiểm tra giám sát thường xuyên. Tôi ủy quyền với mong muốn người dân được giải quyết hồ sơ nhanh hơn, đúng hẹn hơn và công việc phục vụ phải tốt hơn".

Công nhân lắp ráp xe tại nhà máy Knaus-Tabbert AG ở Jandelsbrunn gần Passau, Đức, ngày 16/3/2021. Ảnh: REUTERS

# Theo thống kê, các doanh nghiệp ngành sản xuất và dịch vụ tại Đức phải trả trung bình 36,7 EUR chi phí lao động cho một giờ làm việc, cao hơn gần 1/3 so với chi phí lao động bình quân của EU. 

# Australia cho biết, sẽ tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục là 0,1% và sẽ không tăng lãi suất trong 3 năm tới nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang trên đà hồi phục. 

# Ngân hàng Phát triển Châu Phi cùng các đối tác vừa cam kết tài trợ 17 tỷ USD để giải quyết nạn đói ngày càng tăng ở châu Phi và cải thiện an ninh lương thực. 

# Còn tại Mỹ, nhiều công ty đang lên kế hoạch trở lại môi trường làm việc trực tiếp sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, bởi tình trạng làm việc trực tuyến liên tục đã khiến năng suất lao động giảm bình quân từ 10-50%. 

# Giá dầu thế giới tăng gần 2% [lên mức gần 70 USD/thùng] sau khi nhiều bang tại Mỹ nới lỏng các hạn chế ứng phó với Covid-19 và EU nỗ lực thu hút khách du lịch. 

# Ngược lại, thị trường tiền ảo đồng loạt lao dốc trong phiên hôm nay 5/5, riêng Bitcoin rơi thẳng đứng về sát mốc 54.000 USD. 

Thông tin thị trường chứng khoán

# VN-Index kết phiên hôm nay tăng 1.15%, đạt mức 1,256.43 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 621 mã tăng và 255 mã giảm.

# Đáng chú ý, hàng loạt cổ phiếu lớn [nổi bật là nhóm ngân hàng] đã bứt phá trong phiên hôm nay như: TCB, VCB, GAS, HDB, VPB, BID… HPG đảo ngược xu hướng trong phiên chiều và là mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số.

# Theo SSI Reseach, khối lượng giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận đạt hơn 744 triệu cổ phiếu với giá trị giao dịch trên 21,200 tỷ đồng.

Vì sao ngân hàng “ép” khách hàng mua bảo hiểm khi vay tiền?

Thời gian qua, nhiều người đi vay tiền ngân hàng, khi hoàn tất các thủ tục cần thiết thì được thông báo, phải mua bảo hiểm khoản vay thì mới được giải ngân.

Ảnh minh họa

Là người thường xuyên đến ngân hàng để giao dịch, chị H. và chị T. [ở Quận Ba Đình, Hà Nội] chia sẻ, khách hàng đến vay tiền đều nhận được những lời mời chào của người bán bảo hiểm với những mức chiết khấu cao, có quà tặng. Có trường hợp, khách hàng được tư vấn mua bảo hiểm còn “lãi” hơn gửi tiết kiệm:

"Bây giờ hầu như đến ngân hàng nào cũng thấy người ta chào mua bảo hiểm. Các bạn ý bảo là khi có rủi ra xảy ra thì bên bảo hiểm họ chi trả cho minh".

"Khi mà mua, vay tiền thì bắt buộc các bạn ý phải chào mời, giống như vào ngân hàng hay nghe các bạn ý mời mở thẻ thì đấy cũng là chỉ tiêu ngân hàng đề ra, yêu cầu các bạn ý phải làm".

Theo tìm hiểu, việc quy định phải mua bảo hiểm tiền vay không phải ngân hàng nào cũng áp dụng, số tiền khách hàng phải chi để mua bảo hiểm cũng khác nhau. Với tài sản thế chấp là cơ sở kinh doanh, nhà xưởng, dãy nhà trọ cho thuê… thì ngân hàng mới yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản thế chấp khoản vay. Nếu tài sản thế chấp là căn hộ, nhà phố hoặc khoản vay quá nhỏ so với giá trị tài sản thế chấp thì thường ngân hàng không yêu cầu mua bảo hiểm, trừ trường hợp khi thẩm định thấy tính rủi ro cao.

Nói về vấn đề này, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu phân tích: "Rất nhiều ngân hàng họ giao chỉ tiêu kinh doanh kèm theo hợp đồng bảo hiểm, tức là 1 năm cán bộ phải đem vào bao nhiều tài khoản, sổ tài khoản, bao nhiêu hợp đồng bảo hiểm. Điều này tạo ra áp lực cho cán bộ. Và khi bị áp lực thì các cán bộ có thể tìm mọi cách để có thể bán được bảo hiểm".

Còn theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên học viện Tài chính, không có điều kiện bắt buộc cho khách hàng mà chỉ là khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm căn hộ, bảo hiểm xe cộ. Trong tín dụng thương mại, cho vay thương mại thì cần phải mua bảo hiểm đối với tài sản thế chấp đó. Bảo đảm khi có sự cố xảy ra sẽ có công ty bảo hiểm thay khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Thực tế đã có một số trường hợp đang có khoản vay tại ngân hàng thì người vay gặp phải sự việc ngoài ý muốn, nhưng do có bảo hiểm trả thay nên họ đã thoát khỏi giai đoạn khó khăn:

"Chúng ta đang ở trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh doanh đều phải theo nền kinh tế thị trường, không thể bán hàng theo kiểu “bán bia kèm lạc”. Tuy rằng chúng ta nói là mời chào nhưng nó gần như mang tính chất kèm theo, mang tính bắt buộc để khách hàng buộc phải mua các gói bảo hiểm này. Rõ ràng, đây là hình thức kinh doanh rất không thị trường", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết.

Vậy việc ngân hàng 'ép' người vay vốn mua bảo hiểm được nhìn nhận ra sao dưới góc độ pháp lý; và cần giải quyết vấn đề này như thế nào? Nội dung này sẽ được VOV Giao thông đề cập trong bài viết sau.

Video liên quan

Chủ Đề