Tại sao không được nặn máu khi bị thương

Đứt tay chảy máu là chuyện thường gặp trong đời sống hằng ngày, khi chúng ta sơ ý trong việc nấu nướng hay sử dụng vật sắc nhọn. Vì vậy tìm hiểu cách cầm máu khi bị đứt tay sâu sâu để cầm máu nhanh và tránh bị nhiễm trùng là điều cần thiết.

1. Cách cầm máu khi bị đứt tay sâu

Đối với người bị đứt tay vết thương lớn, chảy máu nhiều do cắt phải tĩnh mạch hay động mạch, bạn cần chú ý xem máu có thể phun thành tia từ vết thương không, nếu có cho thấy đã cắt trúng động mạch, cần gọi cấp cứu.

Trường hợp vết cắt trúng tĩnh mạch để ngăn chặn nguy cơ chảy máu nhiều hoặc nhiễm trùng trước khi bạn cần lưu ý những điều sau:

– Đè trực tiếp lên vết thương bằng một miếng vải sạch cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu không có vải sạch, bạn có thể dùng ngón tay đè cho đến khi có băng gạc thay thế.

– Nâng tay bị thương cao hơn tim để làm chậm dòng máu chảy.

Đè gạc sạch lên vết thương giúp cầm máu [ảnh minh họa]

– Cần chú ý lau rửa vùng xung quanh vết thương trước khi đè ép để tránh nhiễm trùng và trong lúc đè giữ vải, gạc không nên mở lên kiểm tra vì có thể sẽ làm cho vết thương chảy máu trở lại. Trường hợp chảy máu nhiều khiến khăn hoặc vải đã đầy máu, đừng lấy chúng ra mà hãy đè thêm miếng vải sạch khác lên và tiếp tục giữ lực đè vết thương.

– Nếu vết thương sau 10 phút mà vẫn không cầm máu được cần đến bệnh viện để làm các biện pháp sơ cứu cầm máu để tránh mất máu quá nhiều gây choáng và ngất.

Thay băng y tế ngày 1 lần và đảm bảo giữ vệ sinh khu vực bị đứt tay này sạch sẽ, an toàn nhất [ảnh minh họa]

Trên đây là cách cầm máu khi bị đứt tay sâu giúp bạn có thể thực hiện dễ dàng, hiệu quả nếu không may gặp nạn. Ngoài ra, đối với những vết thương nhỏ, chúng ta nên xử trí như thế nào? Cùng tiếp tục tìm hiểu ngay dưới đây.

2. Sơ cứu cầm máu đối với vết đứt tay chỉ là vết cắt nhỏ

Những vết đứt tay nhỏ, thường do vỡ các mao mạch, bạn có thể sơ cứu bằng các biện pháp sau:

2.1. Vệ sinh vết thương

Rửa tay sạch bằng xà phòng để loại bỏ vi trùng đang ở trong hoặc bám xung quanh vết thương.

Rửa lại vết thương bằng oxy già để sát khuẩn một lần nữa, sau bước rửa, bạn nhỏ một vài giọt oxy già lên trực tiếp vết thương để loại trừ vi trùng, vi khuẩn một lần nữa. Oxy già có thể làm cho bạn có cảm giác bị xót nhưng nó có tác dụng sát khuẩn rất tốt.

2.2. Lau khô vết thương

Lau khô khu vực xung quanh vết thương, tránh lau trực tiếp lên vết thương vì nó có thể gây ra đau đớn.

2.3. Sử dụng thuốc mỡ

Sử dụng một ít thuốc mỡ có tác dụng sát trùng và làm dịu và làm lành vết thương nhanh hơn theo tư vấn của bác sĩ.

2.4. Dùng băng y tế băng lại vết thương

Đặt băng cẩn thận trên vết thương và phải chắc chắn rằng phần đệm của băng dán nằm bao trọn vết thương để vi trùng không có cơ hội xâm nhập, sau đó dán băng lại cho kín.

Vết thương sẽ lành nhanh chóng trong 1-2 ngày, với vết thương nặng, dài ngày, bạn cần thay băng dán ngày 1 lần và đảm bảo giữ vệ sinh khu vực này sạch sẽ, an toàn nhất.

Đứt tay chảy máu là chuyện thường gặp trong cuộc sống thường ngày do những sơ ý trong việc nấu nướng hoặc sử dụng đồ sắc nhọn [ảnh minh họa]

Cách cầm máu khi bị đứt tay sâu là bước sơ cứu ban đầu rất quan trọng để ngăn ngừa mất máu nhiều, hạn chế di chứng và biến chứng sau này. Vì vậy, việc trang bị kiến thức này sẽ giúp chúng ta xử lý khi gặp những trường hợp không may cho bản thân và những người xung quanh.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu hay còn gọi là xét nghiệm công thức máu là một xét nghiệm thường quy tại các phòng xét nghiệm. Gần như tất cả các phòng xét nghiệm đều thực hiện được xét nghiệm này. Xét nghiệm có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng máy. Tuy nhiên dù làm bằng tay hay bằng máy thì việc lấy máu đều được thực hiện thủ công. Cách lấy và bảo quản bệnh phẩm ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả xét nghiệm. Dù hệ thống máy của bạn có hiện đại đến đâu nhưng lấy bệnh phẩm không tốt thì kết quả cũng sẽ không chính xác. Vậy làm sao để lấy và bảo quản bệnh phẩm cho đúng. Trong bài viết này mình sẽ đi sâu vào 8 điểm cần lưu ý khi lấy máu để xét nghiệm công thức máu. Rất mong bạn đọc quan tâm và lưu ý những chia sẻ của mình để lấy và bảo quản đúng giúp kết quả xét nghiệm được chính xác hơn.

1. Dụng cụ lấy máu phải sạch.
Phải dùng ống xét nghiệm sạch vì nếu có lẫn bẩn trong ống máu sẽ làm sai lệch kết quả xét nghiệm. Hiện nay gần như hoàn toàn chúng ta dùng bơm kim tiêm 1 lần và ống nghiệm chuyên dụng 1 lần bằng nhựa nên vấn đề này không đáng ngại. Nếu nơi nào đó còn dùng ống nghiệm thủy tinh tái sử dụng thì cần lưu ý chọn các ống nghiệm sạch.

2. Lấy máu từ mao mạch hoặc tĩnh mạch
Đây là nơi máu ngoại vi lưu hành. Có thể dùng máu động mạch nhưng hạn chế vì khó lấy. Máu mao mạch chỉ lấy khi làm ít xét nghiệm hoặc không lấy được máu tĩnh mạch [như trẻ nhỏ chẳng hạn]. Chủ yếu nhất là dùng máu tĩnh mạch. Dễ lấy, dễ cầm máu sau lấy. Không lấy máu chảy ra từ vết thương để làm xét nghiệm.

3. Sử dụng đúng chất chống đông.
Với các xét nghiệm công thức máu chúng ta thường sử dụng chất chống đông là EDTA [Etylen diamin tetra acetic acid]. EDTA ngoài tác dụng chống đông máu bằng việc tạo phức với ion Canxi trong máu còn có tác dụng giữ nguyên được hình dạng tế bào máu. Các ống chống đông EDTA thường có 3 dạng là dạng nước, dạng phun sương, dạng đông khô. Nên sử dụng loại phun sương vì dễ chống đông, gần như không làm thay đổi thể tích. Loại EDTA nước thì dễ chống đông nhưng lại làm thay đổi thể tích dẫn đến máu bị pha loãng. Loại EDTA đông khô thì không làm thay đổi thể tích nhưng khó chống đông [phải lắc kỹ sau khi bơm máu vào]. Mình đã gặp trường hợp là khi đi lấy máu khám sức khỏe, do phải lấy nhiều và nhanh nên không kịp lắc kỹ, sau khi lấy xong về chạy máy thì bị đông rất nhiều mẫu. Do vậy cũng không nên dùng loại này. Không sử dụng chống đông Natri citrat vì loại này lượng dung dịch chống đông rất nhiều nên sẽ làm sai kết quả. Chống đông heparin thì tuyệt đối không dùng vì nó sẽ làm vón tiểu cầu nên khi xét nghiệm tiểu cầu bị giảm rất nhiều.

4. Lấy đủ lượng máu
Như mình đã nói ở trên nếu bạn lấy không đủ máu thì máu sẽ bị pha loãng và kế quả các tế bào máu sẽ bị giảm. Do vậy bạn phải lấy đủ lượng máu. Theo quy định là 2 ml. Nhưng nếu bạn không lấy được đủ thì tối thiểu cũng phải được 1ml. Còn trong trường hợp lấy được quá ít thì hoặc bạn phải dùng chống đông EDTA khô hoặc phải đổ bớt chống đông ướt đi nhưng lượng máu cũng phải được ít nhất 0,5ml. Tuyệt đối không lấy quá lượng máu theo quy định vì như vậy lượng chống đông không đủ nên máu sẽ bị đông dây hoặc đông hoàn toàn. 

5. Máu không bị vỡ hồng cầu.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc vỡ hồng cầu đầu tiên là do áp lực dòng máu lớn có thể do lấy máu quá nhanh bằng kim nhỏ hoặc một số nơi không tháo kim trước khi bơm máu vào ống nghiệm cũng làm vỡ hồng cầu. Nguyên nhân thứ 2 là có thể do chính hồng cầu của bệnh nhân có màng kém bền vững dẫn đến vỡ hồng cầu. Khi vỡ hồng cầu như vậy sẽ làm giảm số lượng hồng cầu và tăng số lượng tiểu cầu [mảnh vỡ hồng cầu máy sẽ đếm nhầm thành tiểu cầu]. Do vậy kinh nghiệm của mình là dùng đầu kim to [23G] và rút máu chậm, tháo đốc kim khi bơm máu vào ống nghiệm và bơm máu nhẹ nhàng vào thành ống nghiệm để giảm tối đa nguy cơ bị vỡ hồng cầu.

6. Máu không bị đông dây.
Đây là lỗi hay gặp nhất. Nguyên nhân làm đông dây có thể do lấy máu quá chậm, chọc ven quá lâu mà không lấy được máu. Ngoài ra nguyên nhân lớn nữa là do không lắc kỹ chống đông, hoặc lượng máu nhiều hơn so với quy định. Khi máu bị đông dây thì các chỉ số tế bào máu đều giảm đặc biệt là tiểu cầu. Vì vậy khi lấy máu cần nhanh và chính xác, lấy đủ và lắc kỹ ống máu.

7. Máu không bị pha loãng. Như đã nói ở phần trên. Nếu bạn lấy lượng máu quá ít trong khi lượng chống đông nhiều sẽ làm pha loãng máu. Kết quả là số lượng cả 3 dòng tế bào máu đều giảm. Mình nhắc lại là với chống đông EDTA tối thiểu tránh sai số bạn phải lấy được 1ml máu, được 2ml là tốt nhất. 

Một lưu ý nữa là không được lấy máu qua kim truyền dịch, máu tự do trong ổ bụng do vỡ tạng. Không bóp nặn để cố lấy máu mao mạch. Không dồn máu từ các ống chống đông lại cho đủ. Tất cả những trường hợp trên đều làm pha loãng máu.

Video liên quan

Chủ Đề