Tại sao mỗi lần tắm xong lại bị ngứa

Phải căn cứ vào các tác nhân gây ra tình trạng ngứa thì mới có thể xác định được tắm xong bị ngứa là bệnh gì. Có người sau khi tắm xong bị ngứa đỏ, cảm giác nóng rát. Có người lại bị nổi mề đay sau khi tắm, những nốt to rộp lên gây khó chịu. Có người lại có cảm giác ngứa râm ran, nổi mẩn đỏ… Mỗi người lại có mỗi triệu chứng khác nhau.

Nhiều người gặp tình trạng cứ tắm xong là thấy ngứa - Ảnh minh họa: Internet

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa sau khi tắm xong, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:

Khi bị chứng khô da, bạn có thể cảm thấy ngứa ngáy khi tắm xong, nhất là tắm gội với nước nóng. Khi tắm với nước nóng, kết hợp với sữa tắm hay xà bông tắm làm mất đi lớp dầu tự nhiên – là một hàng rào bảo vệ da. Một khi lớp dầu này bị phá vỡ thì độ ẩm trên da nhanh chóng giảm xuống, khiến da khô ráp, khiến da không giữ được lượng nước cần thiết do đó khiến da căng và ngứa. Tình trạng mẩn ngứa sẽ càng khó chịu hơn ở những người vốn có làn da khô sẵn. Thông thường, triệu chứng mẩn ngứa sẽ biến mất một vài giờ sau khi tắm.

Chứng khô da khiến bạn bị ngứa mỗi lần tắm xong do da bị thiếu độ ẩm - Ảnh minh họa: Internet

2. Viêm da tiếp xúc

Tắm xong bị ngứa cũng có thể do viêm da tiếp xúc. Chứng viêm da tiếp xúc này thường liên quan đến việc bạn sử dụng các sản phẩm như: dầu gội đầu, sữa tắm, xà phòng, sữa rửa mặt, khăn tắm… Da là cơ quan nhạy cảm và rất dễ phản ứng lại khi gặp các yếu tố gây kích ứng. Vì thế, khi da gặp bất kỳ thành phần nào gây kích ứng có trong các sản phẩm trên, hệ miễn dịch sẽ giải phóng một số chất trung gian gây viêm, hình thành phản ứng quá mẩn như mẩn ngứa trên da. Ngoài ra, nước tắm không sạch, tắm gội không kĩ, chưa sạch cặn xà phòng nên còn vương lại trên da cũng là nguyên nhân gây ngứa ngáy, khó chịu sau khi tắm.

Có một số người có thói quen tắm sai cách cũng khiến gây ra tình trạng tắm xong bị ngứa. Việc mẩn ngứa này không do yếu tố bên ngoài mà cũng không do yếu tố bên trong cơ thể phát ra mà chính là do chính bản thân bạn đã tắm sai cách.

Có một số người kỳ cọ quá mạnh, dùng những vật liệu cứng để chà xát da. Có người lại tắm nước quá nóng khiến da khô, mất độ ẩm và gây ngứa. Có người lại không lau người đúng cách sau khi tắm… Với những ai đang có các thói quen này, tốt nhất bạn nên thay đổi để không làm tổn hại tới da.


Chà xát quá mạnh khi tắm cũng có thể gây ngứa - Ảnh minh họa: Internet

4. Dị ứng nước không rõ nguyên nhân

Đây là hội chứng khá hiếm gặp nhưng những ai gặp phải thì sẽ cảm thấy vô cùng phiền toái bởi chỉ cần bạn tiếp xúc với nước thì cơ chế phòng vệ của cơ thể sẽ được kích hoạt gây nên các triệu chứng ngứa ngáy… rất khó chịu. Người bị dị ứng với nước cũng có thể cảm thấy ngứa ngáy vào những ngày thời tiết ẩm ướt hoặc khi tập thể dục ra nhiều mồ hôi.

Ngoài các nguyên nhân trên thì còn một số các lý do khác khiến khi tắm xong bị ngứa như: bệnh mề đay, do nguồn nước chứa nhiều canxi, magie,… Để biết được tắm xong bị ngứa là bệnh gì thì bạn nên theo dõi, loại bỏ dần các nguyên nhân như sữa tắm, xà phòng, nước quá nóng… để xem mình có còn bị ngứa nữa hay không.

5. Do thời tiết

Thời tiết vào mùa đông thường lạnh nên ai cũng cần phải tắm nước ấm, nóng. Nếu như mùa hè, việc tắm nước lạnh sẽ không ảnh hưởng gì đến da nên không phát hiện ra. Tuy nhiên, đến khi trời lạnh thì da vốn đã bị mất ẩm, khô, nứt nẻ, lại chịu tác động của nước nóng nữa sẽ khiến gây ra tình trạng thiếu ẩm quá nhiều, gây nên ngứa, đặc biệt là sau khi tắm.

Những giải pháp nào giúp hết bị ngứa?

Khi chưa biết tắm xong bị ngứa là bệnh gì bạn cũng chưa cần phải lo lắng quá mức hay suy nghĩ nhiều. Thông thường thì triệu chứng ngứa sẽ biến mất sau một vài giờ đồng hồ. Nếu tích cực áp dụng các biện pháp khắc phục thì các triệu chứng da mẩn ngứa sau khi tắm sẽ được thuyên giảm đáng kể. Khi bạn thường xuyên thấy ngứa ngáy, khó chịu sau khi tắm thì bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:

1. Bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm xong

Bạn chọn một loại kem dưỡng ẩm lành tính, tốt nhất là không màu, không mùi, không có các chất kích ứng có thể gây dị ứng cho da. Sau khi tắm xong, lau khô người thì bạn dùng kem dưỡng ẩm để bôi lên da. Xoa nhẹ nhàng nhằm cấp thêm độ ẩm cho da và theo dõi các dấu hiệu tiếp theo.

Ban nên bôi kem dưỡng ẩm khi tắm xong - Ảnh minh họa: Internet

2.Tạm dừng dùng xà phòng, sữa tắm hay chất tẩy rửa có thể gây kích ứng

Có thể nguyên nhân từ chính xà phòng, sữa tắm bạn đang sử dụng có chứa chất kích ứng hoặc chất làm khô da. Vì vậy, bạn nên tạm dừng loại sữa tắm, xà phòng mình đang dùng, chỉ nên tắm bằng nước sạch. Tiếp tục theo dõi trong khoảng 1 tuần sau khi dừng sữa tắm xem có còn các phản ứng ngứa hay không.

3.Chườm lạnh những vùng bị ngứa

Nhiệt độ cao, nước nóng có thể khiến bạn ngứa hơn, vì vậy sau khi bạn tắm xong, hãy chuẩn bị sẵn một chiếc khăn bông sạch, thấm nước lạnh để đắp lên vùng mẩn ngứa sẽ giúp làm dịu các vùng mẩn ngứa.

Dùng khăn lạnh lau những vùng bị ngứa - Ảnh minh họa: Internet

4.Không tắm nước quá nóng

Bạn lưu ý khi tắm hãy pha nước vừa đủ ấm, không tắm nước quá nóng, cũng không nên ngâm mình quá lâu trong bồn nước nóng sẽ khiến da bị khô, mất nước nhiều. Nhiều người có thói quen tắm quá lâu, cũng khiến cho da bị mất nước, vì thế thời gian tắm chỉ nên trong khoảng thời gian từ 7-10 phút.

5.Không kỳ cọ, chà xát da quá mạnh khi tắm

Khi bạn tắm, bạn cần lưu ý không nên kỳ cọ quá mạnh, chà xát nhiều dẫn đến làm tổn thương da và khiến trôi hết mất lớp dầu trên da. Nên sử dụng các loại bông tắm từ vật liệu mềm, không dùng các loại đá, sỏi, xơ mướp, bông lưới cứng khiến da bị trầy xước, khô ráp và mẩn ngứa.

6.Sử dụng một số tinh dầu thiên nhiên

Khi pha nước tắm, bạn có thể thêm một chú tinh dầu thiên như dầu tràm, dầu hoa cúc, dầu bạc hà… vào trong bồn tắm để giúp giảm ngứa, tăng cường độ ẩm cho da.

Dùng tinh dầu thiên nhiên và các loại xà bông an toàn để tắm - Ảnh minh họa: Internet

7.Uống nhiều nước hơn

Uống ít nước, nhất là trong mùa đông thường khiến da bị khô. Vì thế, bạn hãy uống nhiều nước hơn nhé. Đảm bảo 2 lít mỗi ngày để đủ độ ẩm cho da. 

>>> Xem thêm:

- Phải làm gì khi da mặt bị khô sần và ngứa?

- Nóng gan gây ngứa, căn bệnh không của riêng ai vào mùa hè này

Khi nào cần đến bác sĩ da liễu?

Khi thực hiện tất cả các biện pháp khắc phục như trên mà tình trạng ngứa, nổi mẩn đỏ của bạn không thuyên giảm thì bạn cần phải tới gặp bác sĩ để xác định rõ tình trạng tắm xong bị ngứa là bệnh gì. Bác sĩ sẽ kiểm tra trực tiếp và cho thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình trạng mà bạn đang gặp phải do nguyên nhân gì và đưa ra phương án giải quyết.

Như vậy, các bạn đã đã có câu trả lời cho câu hỏi tắm xong bị ngứa là bệnh gì rồi phải không nào? Những thói quen thường ngày có thể chính là thủ phạm. Vì thế, bạn hãy tắm đúng cách, sử dụng những đồ dùng an toàn cho da, để tránh các vấn đề dị ứng, mẩn ngứa xảy ra với da của mình nhé!

//phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/tam-xong-bi-ngua-la-benh-gi-giai-phap-nao-de-het-ngua-347967.html

Tắm giúp không chỉ giúp cơ thể rửa trôi bụi bẩn vi khuẩn mà còn giúp thư giãn. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp cơ thể bị nổi mẩn ngứa sau khi tắm khiến nhiều người có cảm giác khó chịu. Không ít người hoang mang rằng nguyên nhân gây hiện tượng trên là gì, bị nổi mẩn ngứa sau khi tắm có sau không?

Căn cứ vào tác nhân gây nổi mẩn ngứa sau khi tắm, ta sẽ có đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề mắc phải, ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe cũng như đề xuất biện pháp khắc phục phù hợp.

Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp cơ thể bị nổi mẩn ngứa sau khi tắm, gây cảm giác khó chịu.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nổi mẩn ngứa sau khi tắm:

Tắm gội với nước nóng làm mất đi lớp lipid – một lớp dầu tự nhiên trong hàng rào bảo vệ da. Một khi lipid bị phá vỡ, độ ẩm trên da dễ dàng bị bốc hơi. Sự suy giảm nhân tố giữ ẩm khiến cho da không thể giữ đường lượng nước cần thiết, da có xu hướng khô, căng và ngứa. Tình trạng mẩn ngứa sẽ càng khó chịu hơn ở những người có làn da khô. Thông thường, triệu chứng trên biến mất một vài giờ sau khi tắm.

Viêm da tiếp xúc thường liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm gội đầu, dầu xả, sữa tắm, xà phòng, sữa rửa mặt, khăn tắm.. Khi cơ thể bị dị ứng hoặc kích ứng với bất kỳ thành phần nào có trong các sản phẩm trên, hệ miễn dịch sẽ giải phóng một số chất trung gian gây viêm, hình thành phản ứng quá mẩn như mẩn ngứa trên da.

Ngoài ra, nước tắm không sạch, không tắm gội kĩ, cặn xà phòng còn vương lại trên cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân gây ngứa, khó chịu sau khi tắm.

Mẩn ngứa sau khi tắm có thể không liên quan đến bất kỳ yếu tố bên ngoài và bên trong mà chỉ đơn thuần xuất phát từ thói quen tắm và chải chuốt không đúng cách. Chẳng hạn:

  • Không làm khô da đúng cách sau khi tắm.
  • Chà xát da bằng xơ mướp hay bông tắm thường xuyên dưới nhiệt độ nước tắm cao.

Dị ứng với nước [Aquagenic pruritus] đặc trưng bởi triệu chứng phát ban, ngứa ngáy sâu trong da khi tiếp xúc với nước. Đây là hội chứng hiếm gặp nhưng đặc biệt gây phiền toái bởi chỉ cần tiếp xúc với nước [nước rửa mặt, nước hồ bơi…], cơ chế phòng vệ của cơ thể được kích hoạt gây nên triệu chứng khó chịu.

Người bị dị ứng với nước cũng có thể cảm thấy ngứa vào ngày ẩm ướt hoặc khi tập thể dục ra nhiều mồ hôi. Tuy nhiên khác với bệnh mề đay cholinergic, dị ứng nước không làm xuất hiện triệu chứng đỏ da hay mụn nước.

Đây là một dạng phát ban được hình thành do sự tăng nhiệt đột ngột của cơ thể hoặc khi bắt đầu đổ mồ hôi. Bên cạnh việc tập thể dục, ăn nhiều đồ cay nóng, sốt, stress, thời tiết nóng bức thì tắm và xông hơi trong bồn nước nóng cũng là một trong những tác nhân kích hoạt bệnh. Người bị mề đay cholinergic sẽ cảm thấy ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, nóng rát tại một số vị trí trên cơ thể.

Tắm dưới nước cứng [nước chứa nhiều ion kim loại Ca và Mg hòa tan ở mức mg/lít] là một trong những nguyên nhân gây ngứa da sau khi tắm. Các chất Ca hòa tan có thể tiếp xúc với da, gây tình trạng mẩn ngứa, khô da, ngứa ngáy.

Mặc dù gây phiền toái nhưng nổi mẩn ngứa sau khi tắm thường không nguy hiểm có thể tự biến mất sau vài giờ hoặc biến mất do tích cực áp dụng các biện pháp khắc phục. Để cải thiện, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:

Đối với trường hợp mẩn ngứa sau khi tắm do khô da, cần sử dụng kem dưỡng ẩm hằng ngày hoặc một số tinh chất làm mát da [tinh dầu bạc hà, calamine] để làm dịu da và giảm ngứa.

Sử dụng kem dưỡng ẩm hằng ngày sau khi tắm giúp bổ sung độ ẩm cho da, làm dịu da và giảm ngứa.

Sản phẩm dưỡng ẩm có nhiều dạng: kem, lotion, gel cream. Tùy vào đặc tính của da, bạn chọn cho mình dạng dưỡng ẩm phù hợp. Nên chọn sản phẩm được chiết xuất từ thành phần thiên nhiên an toàn, lành tính như dầu dừa, yến mạch… Tránh kem dưỡng chứa hương liệu, màu tổng hợp hay một số thành phần hóa chất gây kích ứng.

Thoa kem dưỡng ẩm ít nhất hai lần trong ngày. Tốt nhất là bôi sau khi tắm để khóa ẩm tự nhiên cho da.

Bạn có thể dùng kem chống ngứa chứa axit lactic, Pramoxine hydrochloride để làm dịu cơn ngứa và tăng cường độ ẩm cho da.

Kiểm tra thành phần của các sản phẩm dầu gội, sữa tắm, xà phòng, dầu xả, các sản phẩm dùng trong tắm gội khác. Lập tức ngưng dùng và thay đổi sản phẩm phù hợp nếu xác định được tác nhân gây kích ứng. Để đảm bảo an toàn, bạn nên chuyển sang sử dụng sản phẩm ít hóa chất, hương liệu, chất hóa học có khả năng gây kích ứng mạnh.

Thường xuyên kiểm tra tình trạng vòi sen, bồn tắm. Cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ trên nếu nhận thấy có biểu hiện đóng rêu, bụi bẩn.

Ngoài ra, chất lượng nguồn nước cũng là một trong những yếu tố kích hoạt mẩn ngứa trên da. Hãy đảm bảo tắm ở nguồn nước sạch. Khi tắm ở ao hồ, sông, suối, hồ bơi, cần tắm lại bằng nước sạch để tránh ký sinh trùng, bụi bấn bám lên da gây kích ứng và gây bệnh.

Tắm nước nóng thường xuyên có thể làm mất độ ẩm tự nhiên trên da, gây khô da hoặc kích hoạt bệnh mề đay cholinergic bùng phát ở một số đối tượng. Do đó, nên giảm nhiệt độ khi tắm, không tắm nước nóng quá thường xuyên. Đồng thời bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm để bù đắp độ ẩm bị hao hụt.

Thay đổi một số thói quen tắm hằng ngày có thể cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa trên da, chẳng hạn:

  • Không tắm lâu.
  • Không dùng sản phẩm tắm có tính tẩy rửa mạnh.
  • Không tắm nước quá nóng.
  • Không kì cọ, chà xát da quá mạnh khi tắm.
  • Sử dụng thêm một số tinh dầu như dầu hạnh nhân, jojoba, tinh dầu hoa cúc, tinh dầu bạc hà..vào bồn tắm để ngăn ngừa và giảm ngứa.

Uống không đủ nước có thể khiến da bị khô. Do đó, hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cấp đủ nước cho da.

Ngứa sau khi tắm không phải là vấn đề hiếm gặp. Những thay đổi đơn giản trong quá trình tắm có thể giúp cải thiện triệu chứng trên. Tuy nhiên, nếu nhận thấy mẩn ngứa không thuyên giảm trong vòng một hoặc hai giờ sau khi tắm, hoặc bạn cảm thấy ngứa liên tục ngay cả sau khi thử các biện pháp khắc phục tại nhà, hãy liên hệ với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và giải pháp. Ở một số trường hợp hiếm gặp, mẩn ngứa có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh gan hoặc bệnh Hodgkin.

Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc chữa mề đay mẩn ngứa nổi tiếng được nghiên cứu và hoàn thiện bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc được các chuyên gia đánh giá cao, bệnh nhân tin tưởng là liệu pháp vàng điều trị dứt điểm tình trạng nổi mẩn ngứa do mề đay.

Tiêu ban Giải độc thang mang hiệu quả TOÀN DIỆN khi cùng lúc kết hợp 2 nhóm thuốc gồm: GIẢI ĐỘC HOÀN: Thanh nhiệt, giải độc, tống tiễn căn nguyên gây bệnh giúp tiêu viêm, giảm mẩn ngứa – BÌNH CAN HOÀN: Bồi bổ và phục hồi ngũ tạng, ổn định cơ địa, cân bằng âm dương, ngăn bệnh tái phát. 

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang hòa quyện hơn 30 thảo dược theo TỶ LỆ VÀNG phát huy hiệu quả ĐIỀU TRỊ – BỒI BỔ, gia giảm liều lượng tùy theo tình trạng mề đay. Chủ vị nổi bật của bài thuốc có thể kể đến như Bồ công anh, Kim ngân cành, Ké đầu ngựa, Hồng hoa,….

Nguồn dược liệu sử dụng trong Tiêu ban Giải độc thang sạch 100% đạt tiêu chuẩn GACP – WHO của vườn thuốc Nam Thuốc dân tộc, an toàn cho mọi đối tượng.

VTV2 Chất lượng cuộc sống lựa chọn bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang giới thiệu tới đông đảo khán giả là liệu pháp hoàn chỉnh điều trị dứt điểm mẩn ngứa, nổi mề đay. [Xem chi tiết TẠI ĐÂY]

Đông đảo người bệnh khỏi hẳn mề đay nhờ bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang

Phóng sự VTV2 đưa ra tỷ lệ có 95% bệnh nhân điều trị dứt điểm mề đay sau 1-3 tháng. Diễn viên Khánh Linh [Vai Linh – Về nhà đi con] chia sẻ hành trình điều trị mề đay, mẩn ngứa sau 3 tháng sử dụng Tiêu ban Giải độc thang đã khỏi bệnh hoàn toàn, không tái phát.

Đọc ngay: Chuyên gia và người bệnh đánh giá về bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang

Trên đây là lý giải nổi mẩn ngứa sau khi tắm có sau không và một số biện pháp khắc phục. Thông tin trong bài viết mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán, điêu trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

CHIA SẺ TÌNH TRẠNG MẨN NGỨA, MỀ ĐAY GẶP PHẢI ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ TƯ VẤN CHI TIẾT

Tin bài nên đọc:

  • Bài thuốc ĐẶC TRỊ mề đay, mẩn ngứa, dị ứng, chống tái phát

Video liên quan

Chủ Đề