Tại sao mỹ bỏ rơi việt nam cộng hòa

  Biên khảo Kích thước font chữ: Ý kiến của độc giảVui lòng login để gởi bài thảo luận, hoặc ghi danh nếu chưa có account

Disclaimer & Rules: Ý kiến đóng góp của độc giả không phải là, và cũng không nhất thíêt phải phù hợp với, quan điểm của Việt Nam Nhật Báo. Chúng tôi tôn trọng những ý kiến dị biệt và hoàn toàn không chịu trách nhiệm, dưới bất cứ hình thức nào, về nội dung của những ý kíên đóng góp. Ý kíên đóng góp nên được giới hạn không quá 300 chữ, trong phạm vi đề tài, bản tin, hay vấn đề liên hệ, và với ngôn ngữ thích hợp. Tòa soạn không bảo đảm mọi ý kiến đóng góp đều được đăng tải và cũng giành quyền xóa bỏ hay trích đăng khi cần thíêt.

Để đánh đuổi đế quốc Mỹ và tay sai, giành lại độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, Bắc-Nam sum họp, dân tộc Việt Nam đã phải hy sinh biết bao xương máu. Thế nhưng, hiện nay vẫn có một số phần tử người Việt phản động, chống đối, và không ít người do thiếu hiểu biết đã phủ nhận thành quả to lớn đó của dân tộc ta.
Đâu đó, chúng ta vẫn được nghe những câu chuyện về thời kỳ huy hoàng của miền Nam Việt Nam trước năm 1975, đại loại như: Nam Việt Nam phát triển hơn xa cả Thái Lan, Malaixia, Singapo, Hàn Quốc…; kinh tế Nam Việt Nam lúc bấy giờ đứng thứ nhì Châu Á, chỉ sau Nhật Bản; nếu Việt Nam Cộng hòa “thắng trận” thì bây giờ kinh tế miền Nam Việt Nam phải đứng top đầu Châu Á, những Hàn Quốc, Malaixia, Singapo, Thái Lan không thể sánh bằng...
Nếu quả thực Nam Việt Nam đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ như vậy thì quả thật đáng mừng cho dân tộc Việt Nam dù chỉ là một nửa đất nước. … Tuy nhiên, thực hư thế nào chúng ta cần phải tìm câu trả lời bằng những bằng chứng số liệu cụ thể, chứ không thể dựa vào những lời đồn thiếu căn cứ, thiếu khách quan. Những con số thống kê của Ngân hàng thế giới lúc bấy giờ lại phủ nhận hoàn toàn những thông tin trên. Theo đó, thống kê so sánh GDP đầu người của Việt Nam Cộng hòa với các nước Philipin, Indonesia, Thái Lan, Singapo, Hàn Quốc, Nhật Bản, Prunei, Hồng Kông và Malaisia như sau: Năm 1960, GDP đầu người của Việt Nam Cộng hòa chỉ nhỉnh hơn chút ít so với Hàn Quốc và Thái Lan và thua kém các nước còn lại; năm 1965, GDP đầu người của Việt Nam Cộng hòa chỉ cao hơn Indonesia và thua kém các nước còn lại; năm 1970, GDP đầu người của Việt Nam Cộng hòa thua kém tất cả các nước còn lại; từ năm 1973 đến 1975, GDP đầu người của Việt Nam Cộng hòa bị tụt rất xa so với tất cả các nước còn lại. Trong khi đó, GDP Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975 không phải hoàn toàn do chính họ tạo ra, mà trong đó còn có 10 tỷ USD viện trợ kinh tế từ Mỹ, 16 tỷ USD viện trợ quân sự từ Mỹ, 10 tỷ USD của lính nước ngoài chi tiêu tại Nam Việt Nam. Giai đoạn từ 1955-1973, GDP đầu người của Việt Nam Cộng hòa có cao hơn so với Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Nguyên nhân chính là do nguồn viện trợ khổng lồ từ Mỹ. Tuy nhiên, năm 1974, khoảng cách GDP đầu người giữa hai miền Bắc-Nam là ngang nhau. Điều này là do Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ từ năm 1973 và kinh tế Việt Nam Cộng hòa đi vào suy thoái. Một thống kê cho rằng, 65% thu nhập quốc dân và hầu hết chi tiêu của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa là lấy từ viện trợ kinh tế Mỹ. Sự phồn vinh của đô thị ở miền Nam không phải do nội tại của nền kinh tế mà do nguồn viện trợ của Mỹ và chi tiêu của quân viễn chinh Mỹ. Từ năm 1971-1975, lượng viện trợ kinh tế từ Mỹ còn lớn hơn cả tổng số của cải do Việt Nam Cộng hòa làm ra.
Nói chế độ Việt Nam Cộng hòa giàu thì không sai, nhưng nói miền Nam dưới thời Việt Nam Cộng hòa giàu là không đúng. Chế độ Việt Nam Cộng hòa với bản chất là chế độ bù nhìn của Mỹ. Quân sự - chính trị - kinh tế phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Mỹ. Sài Gòn và các khu vực xung quanh dưới thời Pháp và Mỹ đều được bơm tiền để đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí của quan chức, quân đội Pháp, Mỹ, chư hầu và Ngụy… Người miền Nam giàu thì phải nói chính xác là người miền Nam gốc Hoa, vì dưới thời Việt Nam Cộng hòa, họ nắm phần lớn về kinh tế quốc nội và có ảnh hưởng lớn đến chính trị miền Nam. Đại bộ phận nhân dân miền Nam đều sống ở vùng quê nghèo khổ, lại phải hứng chịu các trận càn của quân quốc gia và quân đội Mỹ, quân đội chư hầu. Phần lớn người dân miền Nam đã chiến đấu, hi sinh, không chấp nhận làm tay sai cho ngoại bang Pháp, Mỹ; người miền Nam bao đời chống Pháp, chống Mỹ và chống cả tay sai.
Như vậy, sự phồn vinh của Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975, vượt xa cả Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan, Malaixia… đó chỉ nằm trong trí tưởng tượng của một số người mà thôi. Ai đó muốn gom tất cả người miền Nam vào quan điểm mang tính chủ quan và quy chụp như: ''người dân miền Nam không cần giải phóng'', ''miền Nam dưới thời Việt Nam Cộng hòa giàu mạnh'', ''nếu không giải phóng thì miền Nam giờ đây......''… thì đó là một sự xúc phạm đến đại bộ phận Nhân dân miền Nam.
Không ai có thể biết chắc chắn điều gì xảy ra nếu tình trạng chia cắt vẫn còn tồn tại trên đất nước ta, và hai miền Bắc-Nam sẽ phát triển như thế nào trong hoàn cảnh ấy, nhưng chắc rằng điều đó phần lớn người dân Việt Nam không mong muốn nó xảy ra. Thật may là ông cha ta đã mang lại một đất nước độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, và nhiệm vụ của chúng ta là giúp đất nước hùng cường về mọi mặt trong tương lai.

Bài, ảnh: Ngô Đức Hải